Phần mềm quản lý khách sạn, Phần mềm quản lý resort | skyhotel.vn

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

8 khu nghỉ dưỡng tuyệt đẹp ‘cấm’ trẻ em

Theo Huffington Post, những khách sạn này đều riêng tư và biệt lập, chính sách không nhận khách là trẻ em khiến chúng trở thành nơi hoàn hảo để các cặp đôi tận hưởng sự lãng mạn.





1. Gaia Hotel And Reserve, Costa Rica: Khách sạn sang trọng 29 phòng này nằm trên sườn đồi của một khu bảo tồn thiên nhiên rộng gần 57.000 m2. Gaia đem lại cho du khách cảm giác riêng tư cùng với dịch vụ tuyệt hảo. Các phòng ở đây đều rộng rãi, thoáng mát, với ban công hướng ra khu rừng xanh tươi.
1. Gaia Hotel And Reserve, Costa Rica: Khách sạn sang trọng 29 phòng này nằm trên sườn đồi của một khu bảo tồn thiên nhiên rộng gần 57.000 m2. Gaia đem lại cho du khách cảm giác riêng tư cùng với dịch vụ tuyệt hảo. Các phòng ở đây đều rộng rãi, thoáng mát, với ban công hướng ra khu rừng xanh tươi.


2. Secrets St. James, vịnh Montego, Jamaica: Khu nghỉ dưỡng sang trọng nằm trên bán đảo biệt lập này là một trong những lựa chọn chỉ dành riêng cho người lớn ở vịnh Montego. Secrets St. James có 7 nhà hàng, 7 quán bar, một khu spa rộng và những khu giải trí khác như rạp chiếu phim, trung tâm lặn biển, khu mua sắm, sòng bạc…
2. Secrets St. James, vịnh Montego, Jamaica: Khu nghỉ dưỡng sang trọng nằm trên bán đảo biệt lập này là một trong những lựa chọn chỉ dành riêng cho người lớn ở vịnh Montego. Secrets St. James có 7 nhà hàng, 7 quán bar, một khu spa rộng và những khu giải trí khác như rạp chiếu phim, trung tâm lặn biển, khu mua sắm, sòng bạc…


3. The Standard, Miami: Nằm trên đảo Belle cách bãi biển phía Nam Miami chưa đầy 2 km, khách sạn The Standard ở vị trí vô cùng biệt lập. Các phòng của khách sạn chỉ dành cho người lớn này khá nhỏ, nhưng tạo ra không khí cổ điển với kiểu bài trí xưa. Ngoài ra, The Standard còn có bồn tắm ngoài trời, bể bơi mở cửa 24/7, phóng tập yoga và khu spa nổi tiếng thế giới.
3. The Standard, Miami: Nằm trên đảo Belle cách bãi biển phía Nam Miami chưa đầy 2 km, khách sạn The Standard ở vị trí vô cùng biệt lập. Các phòng của khách sạn chỉ dành cho người lớn này khá nhỏ, nhưng tạo ra không khí cổ điển với kiểu bài trí xưa. Ngoài ra, The Standard còn có bồn tắm ngoài trời, bể bơi mở cửa 24/7, phóng tập yoga và khu spa nổi tiếng thế giới.

Tạp chí điện tử nổi tiếng thế giới về kiến trúc và thiết kế Designboom mới bầu chọn Flamingo Đại Lải Resort của Việt Nam vào top 10 công trình khách sạn và nghỉ dưỡng đẹp nhất.





4. Club Med Turkoise, quần đảo Turks and Caicos: Khách sạn có khuôn viên rộng lớn này hút khách nhờ bãi biển nguyên thủy tuyệt đẹp ở ngay phía sau, những trò giải trí sống động hàng đêm và các hoạt động dưới nước và trên cạn phong phú . Dù có vẻ khá sôi động, nơi đây vẫn đem lại cảm giác riêng tư, biệt lập do nằm trên bãi biển tư và chỉ có một cổng vào duy nhất.
4. Club Med Turkoise, quần đảo Turks and Caicos: Khách sạn có khuôn viên rộng lớn này hút khách nhờ bãi biển nguyên thủy tuyệt đẹp ở ngay phía sau, những trò giải trí sống động hàng đêm và các hoạt động dưới nước và trên cạn phong phú . Dù có vẻ khá sôi động, nơi đây vẫn đem lại cảm giác riêng tư, biệt lập do nằm trên bãi biển tư và chỉ có một cổng vào duy nhất.


5. The Royal Suites Punta Mita by Palladium, Riviera Nayarit: Khách sạn này nằm cách Puerto Vallarta khoảng 1 tiếng đồng hồ chạy xe, trải dài giữa rừng xanh tươi nhìn ra một bãi biển tư tuyệt đẹp. Khu nghỉ dưỡng chỉ dành cho người lớn này là nơi lý tưởng cho các cặp đôi.
5. The Royal Suites Punta Mita by Palladium, Riviera Nayarit: Khách sạn này nằm cách Puerto Vallarta khoảng 1 tiếng đồng hồ chạy xe, trải dài giữa rừng xanh tươi nhìn ra một bãi biển tư tuyệt đẹp. Khu nghỉ dưỡng chỉ dành cho người lớn này là nơi lý tưởng cho các cặp đôi.


6. Jade Mountain Resort, St. Lucia: Lãng mạn, độc đáo và sang trọng, 29 căn phòng rộng lớn của khu nghỉ dưỡng Jade Mountain đều có ban công hướng biển với bể bơi vô cực riêng. Du khách phải mất khá nhiều thời gian để tới khu nghỉ dưỡng này, nhưng đồ ăn hảo hạng, dịch vụ tuyệt vời, sự yên tĩnh tuyệt đối (không tivi, đài hay trẻ con) và thiết kế tuyệt đẹp khiến Jade Mountain vẫn đông khách như thường.
6. Jade Mountain Resort, St. Lucia: Lãng mạn, độc đáo và sang trọng, 29 căn phòng rộng lớn của khu nghỉ dưỡng Jade Mountain đều có ban công hướng biển với bể bơi vô cực riêng. Du khách phải mất khá nhiều thời gian để tới khu nghỉ dưỡng này, nhưng đồ ăn hảo hạng, dịch vụ tuyệt vời, sự yên tĩnh tuyệt đối (không tivi, đài hay trẻ con) và thiết kế tuyệt đẹp khiến Jade Mountain vẫn đông khách như thường.


7. The Wauwinet, Nantucket: Khu nghỉ dưỡng tuyệt đẹp này nằm giữa vịnh biển tuyệt đẹp với một trong những nhà hàng được yêu thích nhất trên đảo. The Wauwinet đem lại cho du khách cảm giác hoàn toàn riêng tư, yên tĩnh và thư thái.
7. The Wauwinet, Nantucket: Khu nghỉ dưỡng tuyệt đẹp này nằm giữa vịnh biển tuyệt đẹp với một trong những nhà hàng được yêu thích nhất trên đảo. The Wauwinet đem lại cho du khách cảm giác hoàn toàn riêng tư, yên tĩnh và thư thái.


8. Secrets Capri Riviera Cancun, Riviera Maya: Khu nghỉ dưỡng hạng sang 291 phòng này nằm giữa Cancun và Playa del Carmen. Các phòng ở đây hầu hết đều ở cỡ trung, với nội thất trang nhã, ban công tuyệt đẹp và bồn tắm độc đáo. Kiến trúc của khu nghỉ dưỡng mô phỏng một biệt thự Địa Trung Hải, với vườn cây, sắt uốn và đá hoa cương. Spa của Secrets Capri Riviera Cancun có rất nhiều dịch vụ thú vị, trong đó có massage bằng cá. Ngoài ra, tại đây còn có các hoạt động như thể thao dưới nước, học ngôn ngữ địa phương và nếm bia.
8. Secrets Capri Riviera Cancun, Riviera Maya: Khu nghỉ dưỡng hạng sang 291 phòng này nằm giữa Cancun và Playa del Carmen. Các phòng ở đây hầu hết đều ở cỡ trung, với nội thất trang nhã, ban công tuyệt đẹp và bồn tắm độc đáo. Kiến trúc của khu nghỉ dưỡng mô phỏng một biệt thự Địa Trung Hải, với vườn cây, sắt uốn và đá hoa cương. Spa của Secrets Capri Riviera Cancun có rất nhiều dịch vụ thú vị, trong đó có massage bằng cá. Ngoài ra, tại đây còn có các hoạt động như thể thao dưới nước, học ngôn ngữ địa phương và nếm bia.

-ST-


Tăng doanh thu với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


8 khu nghỉ dưỡng tuyệt đẹp ‘cấm’ trẻ em

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh Khách sạn

I.  KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH DU LỊCH HIỆN NAY


Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng


                  Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, những năm gần đây ngành Du lịch Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng cũng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho nền kinh tế quốc dân, mặc dù vậy còn nhiều khó khăn trong việc khai thác cụ thế l à hoạt động kinh doanh nhà hàng khách sạn 


Tính đến nay, trên địa bàn cả nước có 10.400 cơ sở lưu trú du lịch với 207.014 buồng, trong đó: Hạng 5 sao: 31 cơ sở lưu trú du lịch với 8.196 buồng; Hạng 4 sao: 90 cơ sở lưu trú du lịch với 10.950 buồng; Hạng 3 sao: 175 cơ sở lưu trú du lịch với 12.524 buồng; Hạng 2 sao: 710 cơ sở lưu trú du lịch với 27.300 buồng; Hạng 1 sao: 850 cơ sở lưu trú du lịch với 19.000 buồng; Hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch : 3.000 cơ sở lưu trú du lịch với 44.030 buồng.


Tình hình kinh doanh lưu trú du lịch, chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch ngày càng được nâng cao, nhiều cơ sở lưu trú du lịch đã chủ động trong việc đào tạo nhân lực du lịch theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế và chủ động ứng dụng công nghệ mới trong thanh toán, đặt phòng qua mạng, tạo thuận lợi cho khách và mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, giá dịch vụ lưu trú du lịch ở Việt Nam đặc biệt là các khách sạn từ 3-5 sao vẫn cao hơn một số nước trong khu vực và giá cả thường không ổn định. Vào nửa đầu năm 2008, công suất buồng phòng khách sạn cao sao vẫn đạt tỷ lệ cao.


     Tuy nhiên vào thời điểm gần đây do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tăng cao, lượng khách giảm…  nên công suất buồng phòng của các khách sạn có xu hướng giảm.


Theo kết quả khảo sát về thị trường khách sạn Việt Nam do công ty CBRE thực hiện, sự giảm sút của ngành du lịch thể hiện rõ ở cả tỉ lệ đặt phòng lẫn giá cho thuê. Trong nửa đầu năm 2009, tỷ lệ đặt phòng giảm 30% và giá thuê phòng hạ từ 25-38%.


Tính chung 8 tháng năm 2009, theo số liệu của Tổng cục Du lịch, lượng khách quốc tế đến Việt Nam, ước đạt 2.479.939 lượt, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2008.


Tại Tp.HCM, nhóm khách sạn 4 sao trở xuống, trung bình giá cho thuê phòng chỉ còn mức 50 USD/phòng một đêm. Trong khi đó, vào tháng 1/2009 vẫn còn được giá 80 USD/phòng/một đêm. Nhóm khách sạn 5 sao giá cũng giảm mạnh từ 130 USD giảm xuống còn khoảng 80 USD/phòng một đêm.


Nhóm khách sạn hạng sang nếu thời điểm đầu năm nay có giá thuê 240 USD/phòng một đêm, đến tháng 6/2009  đã tụt xuống chỉ còn 180 USD. Như tính toán, giá thuê phòng tại Tp.HCM ở tất cả hạng khách sạn đã giảm trung bình từ 25-38% trong vòng 6 tháng qua.


Kết quả của cuộc khảo sát cũng cho thấy, năng suất khách sạn 4 sao và 5 sao vẫn đang trong tình trạng giảm nhanh. Rất nhiều khách sạn còn hoạt động với công suất trên 70% ở quý 2 năm ngoái thì năm nay công suất phòng chỉ còn khoảng 55%. Nhóm khách sạn nhỏ được đánh giá là có kết quả hoạt động tốt hơn


II. NHỮNG THUẬN LỢI TRONG KINH  DOANH NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 


1.      ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN


ØVị trí địa lý


                  Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộđồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.


Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế rất thuận lợi có nguồn nguyên liệu đa dạng dồi dào cho việc chế biến ẩm thực trong việc kinh doanh du lịch, nhà hàng khách sạn.


ØKhí hậu


             Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, Thành phố Hồ Chí Mình có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa mưa – khô rõ rệt. Trung bình, Thành phố Hồ Chí Minh có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt đó trung bình 27 °C.


Hàng năm, thành phố có 330 ngày nhiệt độ trung bình 25 tới 28°C. Khí hậu thành phố dễ chịu, nắng không quá nóng và mưa không kéo dài nên mùa nào cũng có thể là mùa du lịch


Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nhất là ngành du lịch.


2.      KIỀU KIỆN XÃ HỘI


                  Lợi thế của du lịch Việt Nam là điểm đến an toàn, thân thiện trong một môi trường nhiều biến động của thế giới. Chúng ta lại có và sẽ có những sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa, lễ hội, làng nghề đặc sắc được tạo dựng từ nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn vô cùng phong phú.


Dân cư và thu nhập


Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông (7.123.340 người) là diều kiện cần thiết cho việc phát triển nguồn nhân lực trong du lịch.


Thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả nước


 Người dân thành phố, thân thiện và phóng khoáng, luôn mong được tiếp đón du khách từ khắp mọi phương trên thế giới


Các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch của nhà nước


Ngày 12 tháng 6 năm 2002 Thủ tướng chính phủ dã ký quyết định về việc phê chuẩn “chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. Theo đó mục tiêu phát triển du lịch thành 1 ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả về điều kiện tự nhiên sinh thái ,truyền thống văn   hóa huy động tối đa nguồn lực trong nước tranh thủ sự hợp tác hỗ trợ quốc tế .


Chính phủ đã đề ra mục tiêu cụ thể phấn đấu tốc độ tăng trương GDP của ngành du lịch bình quân của ngành từ năm 2001 đến 2010 đạt 11 đến 11.5%/năm


Về thị trường chú trọng khai thác thị trường nội địa phát huy tốt lợi thế phát triển du lịch của từng địa phương


Đầu tư phát triển du lịch chính phủ đã đầu tư hàng nghìn tỷ , riêng trong năm qua là 2,146 tỷ hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ở cá khu du lịch trọng điểm và thu hút được 190 dự án đầu tư vốn của nước ngoài với tổng số vốn là 4,64 tỷ USD việc kết hợp tốt với việc sử dụng tốt nguồn ngân sách nhà nước với việc khai thác và sử dụng vốn nước ngoài đã phát triển các cơ sở vật chất như việc xây dựng khách sạn , nhà hàng với tiêu chuẩn quốc tế .


Chính phủ còn có những chính sách thúc đẩy đầu tư phát triển du lịch ở các thành phố lớn như : Hà Nội , tp. Hồ Chí Minh ,…


Hoàn thành và khai triển Luật du lịch vào hoạt động kinh doanh du lịch góp phần giúp nhà nước quản lý chặt chẽ hơn .


ØHợp tác phát triển


Hiện nay việc hợp tác phát triển du lịch giữa các quốc gia, các khu vực tỉnh thành hay các tập đoàn trong và ngoài nước đang dược đẩy mạnh tạo điều kiện thúc đẩy ngành phát triển như: hợp tác du lịch giữa Việt Nam – Đức, đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam vời EU, Singapore, Việt Nam hợp tác cùng phát triển du lịch biển, Việt Nam – Trung Quốc hợp tác phát triển du lịch, hợp tác du lịch giữa Việt Nam và các nước Lào, Campuchia. Hợp tác phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn từ 2010 – 2020,  4 tỉnh Đông Bắc hợp tác phát triển du lịch, Hợp tác phát triển du lịch Quảng Nam- Hà Nội,…


Việt Nam gia nhập WTO


                  Du lịch Việt Nam đang đứng trước vận hội mới, vị thế Việt Nam đã được nâng lên, “sân chơi” rộng mở và luật chơi cũng rõ ràng. Tiến trình hội nhập WTO sẽ thúc đẩy việc cải thiện và mở rộng các mối quan hệ kinh tế song phương, đa phương giữa Việt Nam và thế giới, góp phần giúp môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng của nước ta ngày một thông thoáng hơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng hơn. Do vậy khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và huy động được nhiều nguồn vào các hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch.


                  Ðặc biệt, khả năng thu hút vốn FDI của ta ngày càng được cải thiện. Ðây là nguồn vốn quan trọng để phát triển ngành du lịch nước ta theo kịp trình độ của các nước trong khu vực và thế giới. WTO đang mở ra những viễn cảnh đầu tư mới. Hiện tại nhiều tập đoàn kinh tế lớn đang hướng sự chú ý đến Việt Nam và “đổ bộ” vào đầu tư đón đầu trong lĩnh vực du lịch.


Lượng vốn này đã đạt tới 2,2 tỷ USD trong tổng vốn 5,15 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong chín tháng qua. Hội nhập cũng tạo cơ hội học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, trình độ quản lý, tổ chức khai thác kinh doanh du lịch từ những nước có nền du lịch phát triển; giúp đào tạo đội ngũ nhân lực theo kịp trình độ quốc tế. Sự dỡ bỏ những rào cản còn cho phép gia tăng luồng lưu chuyển du khách giữa các nước. Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh do hội nhập cũng là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến trình đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch nhằm tồn tại và phát triển một cách bền vững.


III.   NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN TẠI TP HỒ CHÍ MINH VÀ CẢ NƯỚC


1. NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO


                  Trong số hơn 1 triệu lao động đang làm việc trực tiếp và gián tiếp trong ngành du lịch cả nước, chỉ có 30% nhân lực được đào tạo bài bản, trong khi nhu cầu lao động cho ngành sẽ tăng lên khoảng 1,5 – 2 triệu lao động vào năm 2015.
Mặc dù nguồn nhân lực tham gia vào ngành du lịch (DL) nước ta ngày càng gia tăng mạnh mẽ, song một thực tế là ngành DL vẫn đang trong tình trạng “thừa mà thiếu”…           Trong đó, LĐ DL có trình độ ĐH và sau ĐH chiếm tỉ lệ quá thấp so với nhu cầu thực tế với khoảng 3% trong tổng số nguồn nhân lực chung.

Nguồn LĐ trình độ trung cấp và sơ cấp vẫn chiếm tỉ lệ khá cao, từ 72 – 85%, đặc biệt là trong các chuyên ngành như nhân viên buồng, bar, bàn, bếp… Xét từng lĩnh vực chuyên môn, tỉ lệ LĐ sử dụng thành thạo từ hai ngoại ngữ trở lên chỉ có 28%, đa phần chỉ sử dụng được một ngoại ngữ.

Đối với LĐ DL gián tiếp (LĐ cung ứng, hỗ trợ các hoạt động trực tiếp phục vụ khách DL) thì LĐ có trình độ sau ĐH chỉ chiếm 0,2%, trình độ ĐH, CĐ là gần 13%, trong khi LĐ trình độ dưới sơ cấp chiếm đến hơn 53%. Thạc sĩ Vũ Quốc Trí – GĐ Dự án phát triển nguồn nhân lực DLVN nhận định: “Đặc thù của ngành DL là tính liên ngành và tính xã hội hóa cao. LĐ ngành này cần được đào tạo không chỉ về chuyên môn DL mà còn nhiều chuyên môn khác như: Văn hóa, ngoại ngữ, kinh tế, tài chính… Chính vì vậy việc đào tạo đội ngũ nhân lực hoàn thiện về trình độ chuyên môn không phải là điều dễ dàng”.


                  Theo dự báo, đến năm 2010, Việt Nam sẽ đón từ 5,5 triệu đến 6 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 25 triệu lượt khách nội địa do vậy, ngành du lịch cần khoảng 1,4 triệu lao động.Trong đó lao động trực tiếp khoảng 350 nghìn người; tỷ lệ tăng bình quân mỗi năm là 8,5%, con số tương ứng vào năm 2015 sẽ là hơn 503 nghìn người.Trong đó lao động nghiệp vụ (lễ tân, hướng dẫn viên, nhân viên bàn –bar- buồng…) chiếm số lượng lớn nhất, khoảng hơn 308 nghìn người vào năm 2010 và hơn 467 nghìn người vào năm 2015. Do vậy, số lượng lao động qua đào tạo cần tăng thêm khoảng 19 nghìn người mỗi năm.


Trong khi đó, tổng số cơ sở đào tạo du lịch hiện nay có 70 cơ sở với số học sinh, sinh viên ra trường khoảng 13 nghìn người mỗi năm. Với thực trạng này đây là thách thức về chất lượng nguồn nhân lực du lịch trước yêu cầu của thị trường.


Hiện nay, còn một thực tế đáng quan tâm nữa là: Các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ hàng chục tỷ đồng xây dựng những khu resort, khách sạn cao cấp, nhưng không sẵn sàng chi vài chục triệu đồng đào tạo nhân viên dẫn đến phải thuê nhân sự thiếu tay nghề bị khách hàng chê bai…


Du khách nước ngoài đến Việt Nam không chỉ để thư giãn, giải trí mà còn đánh giá nền văn hóa của nước ta qua mỗi chuyến đi. Chính vì vậy, văn hóa nhân lực du lịch là yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch nước nhà . Nhưng các nhà đầu tư thường xem việc xây dựng cơ sở vật chất là điều kiện đầy đủ để đi vào hoạt động kinh doanh, mà ít ai coi trọng việc đào tạo tay nghề cho nhân viên để phục vụ trong các cơ sở to lớn đó. Tình trạng xây xong cơ sở vật chất mới tuyển nhân viên và không tuyển được người có năng lực chuyên môn, dẫn đến khách sạn thì to lớn lộng lẫy hiện đại nhưng nhân viên thì yếu kém.


Không chỉ thiếu sự đầu tư mà chương trình đào tạo cho đội ngũ lao động phục vụ trong lĩnh vực du lịch vẫn còn nhiều bất hợp lý. Nhiều chuyên gia cho rằng việc đào tạo sinh viên ngành du lịch không nhất thiết phải cần đến tiến sĩ mà chỉ cần những giáo viên có kinh nghiệm chuyên môn, trong khi những người này lại chỉ tập trung làm ở nhà hàng khách sạn mà không tham gia giảng dạy.


Việc đào tạo nguồn lao động trong lĩnh vực này không chỉ có đào tạo kỹ năng mà còn đào tạo phong cách, văn hóa và phẩm chất cho nhân viên. Phần lớn trong các trường, việc đào tạo còn mang nặng tính lý thuyết trong khi đây là ngành đòi hỏi phải có những hoạt động thực tế.


Như vậy, có thể nhận thấy chất lượng nguồn lao động du lịch chưa cao, khối lượng đông nhưng phân bố không đồng đều. Đa phần, những người có đào tạo đều làm việc tại những khu trung tâm du lịch, còn những vùng sâu, vùng xa thì “trắng” cán bộ. Trong khi đó, hoạt động du lịch đòi hỏi “cơ bản nhất vẫn là con người, thể hiện trong cử chỉ hành động, thái độ, từ ánh mắt đến nụ cười… Tất cả những ai tiếp xúc với khách du lịch đều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng du lịch”


→Chính vì vậy, chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch đang là vấn đề; có tính quyết định


2. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀ DỊCH CÚM H1N1


                  Tình hình kinh tế khó khăn, khách du lịch giảm đã tiếp tục ảnh hưởng đến kinh doanh khách sạn ở TPHCM khi công suất phòng và giá liên tục giảm trong quí 2 vừa qua.


Theo số liệu của Công ty nghiên cứu thị trường CB Richard Ellis Vietnam (CBRE), công suất phòng trung bình của nhóm khách sạn 5 sao ở TPHCM trong quí 2 vừa qua chỉ đạt khoảng 45,5%, giảm 10,4% so với quí 1 năm nay. Giá phòng trung bình của nhóm khách sạn này khoảng 134 đô la Mỹ/đêm.


Tương tự, tình hình kinh doanh của nhóm khách sạn 4 sao cũng giảm khi công suất phòng chỉ đạt 47%, giảm 28,5% so với quí trước, và giá phòng trung bình khoảng 81,5 đô la/đêm.


Theo nhận định của Công ty CBRE, bên cạnh những tác động do kinh tế khó khăn, tình hình kinh doanh sụt giảm ở các khách sạn trong quí 2 vừa qua một phần là vì đang là mùa thấp điểm đón khách du lịch nước ngoài và tình hình bùng phát dịch cúm A/H1N1 khiến các tour du lịch bị hủy.


Ông James Montenegro, Tổng giám đốc khách sạn Equatorial ở quận 5, TPHCM cho biết dịch cúm A/H1N1 đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn khi nhiều đoàn du lịch MICE hủy chuyến. Bên cạnh đó, khách doanh nhân, công ty cũng hạn chế đi lại trong thời gian này. Ông Montenegro cũng dự đoán sẽ còn nhiều tour hủy chuyến trong thời gian tới, nhất là sau mùa hè.


Trong khi đó, ông John Gardner, Tổng giám đốc khách sạn Caravelle, cho rằng cũng khó xác định nguyên nhân khách hủy chuyến là do e ngại dich cúm, vì khách hàng thường không nêu lý do cụ thể.


Ông Gardner cũng cho biết là dịch cúm chưa ảnh hưởng gì nhiều tới kinh doanh của khách sạn Caravelle. Tuy nhiên, ông cho biết kết quả kinh doanh trong sáu tháng đầu năm nay của Caravelle giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.


                    “Cũng giống như các khách sạn khác trong thành phố, kinh doanh của khách sạn đã giảm 20% so với năm ngoái, mà nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế khó khăn”, ông Gardner nói.


Thời gian qua, do kinh doanh khó khăn khiến nhiều khách sạn phải giảm giá phòng để kéo khách thông qua các chương trình khuyến mãi.


Chẳng hạn như tập đoàn quản lý khách sạn Accor đã tung ra chương trình khuyến mãi giảm 50% giá phòng của một số khách sạn cho những người đặt phòng qua mạng từ ngày 7 đến 13-7 vừa qua. Hoặc khách sạn Park Hyatt cũng đưa ra chương trình giảm 20% giá cho những du khách đặt phòng trong khoảng thời gian từ 19-7 đến 3-9


Công ty CBRE dự đoán giá khách sạn sẽ còn giảm trong thời gian tới khi các khách sạn phải cạnh tranh để giữ thị phần trong bối cảnh khách du lịch giảm.


Hơn nữa, nhóm khách sạn 5 sao sẽ phải chịu thêm áp lực về giá khi khách sạn InterContinental Asiana Saigon với khoảng 300 phòng chuẩn bị tham gia vào thị trường trong tháng 9 sắp tới.


Tuy vậy, ông Montenegro ở khách sạn Equatorial cho rằng ít có khả năng xảy ra cuộc cạnh tranh về giá cả để thu hút khách hàng vì giảm giá không giải quyết được vấn đề một khi thị trường ít khách, và giảm giá chỉ pha loãng thêm hiệu quả kinh doanh mà thôi.


3. Khó khăn khi Việt Nam gia nhập WTO


                  Du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn ban đầu gia nhập WTO, cho nên phải vừa hợp tác, vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế. Vì vậy có nhiều hạn chế và khó khăn, trong khi hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh. Thực tế năng lực cạnh tranh của du lịch nước ta còn thấp bởi dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ còn kém, giá cả cao, sản phẩm du lịch ít phong phú. Dẫn đến du lịch nước ta chưa giữ chân được khách, kéo dài thời gian lưu trú, tỷ lệ du khách quay lại lần hai còn thấp.


Hội nhập sẽ tạo áp lực rất lớn với doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong cạnh tranh. Phần lớn doanh nghiệp du lịch của ta thuộc loại nhỏ, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp. Ðội ngũ nhân lực du lịch thiếu và yếu về trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm, nhất là thiếu những người có chuyên môn cao.


Quá trình hội nhập, mở cửa cũng có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi trường và cảnh quan du lịch nếu không có sự quan tâm và những biện pháp quản lý hiệu quả. Ðó là một số thách thức chính đang đặt ra đối với ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói riêng.


3.     Cơ sở vật chất hạ tầng


Trong quá trình phát triển, ngành du lịch sử dụng các phương tiện co sở hạ tầng chung cửa xã hội như: mạng lưới giao thông, mạng lưới điện nước, thông tin liên lạc,… Đại đa số các doanh nghiệp đánh giá cơ sở hạ tầng của Việt Nam ở mức kém hoặc rất kém, mạng lưới giao thông hiện tại là  rất tệ như ở thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch và kinh doanh nhà hàng – khach san của các doanh nghiệp. Khi thực hiện một chuyến du lịch là sẽ gắn liền với việc: ăn uống, lưu trú, vui choi giải trí,… nếu khách không thể di chuyển đến diểm du lịch thì tất nhiên là nhà hàng khách sạn,… sẽ bị thất thu.


Và hiện nay thì ở Sài Gòn các đơn vị kinh doanh nhà hàng tiệc cưới không chỉ đối mặt tình trạng giá thuê mặt bằng tăng, còn rất khó tìm các vị trí kinh doanh phù hợp.  “Bãi giữ xe miễn phí của nhà hàng tiệc cưới Sinh Đôi phải cách xa nơi đãi tiệc gần cả trăm mét. Còn khách tự gửi xe gần nơi đãi tiệc thì phải tốn từ 5.000 – 10.000đ tuỳ vào thời điểm”.


Các nhà đầu tư nhà hàng đều cho rằng, hiện nay họ lo nhất là chuyện chỗ để xe. Mặt bằng cho dù tốt đến đâu đi nữa nhưng không có chỗ để xe cho khách thì không thể hút đủ khách để đảm bảo doanh số. Diện tích chỗ để xe phải tương ứng với diện tích mặt bằng mở nhà hàng, tức chi phí cho mặt bằng giữ xe cũng khá lớn, trong khi phí thu vào từ việc gửi xe khá thấp.


Hiện nay các nhà hàng thường phải chọn giải pháp “chữa cháy” là liên kết các đơn vị gần kề như nhà hàng bạn, cơ quan, nhà dân cư trong khu phố, các nơi này sẽ là chỗ để xe. Có nơi phải tặng phiếu gởi xe hoặc giữ xe không tốn tiền cho chủ tiệc cưới nhằm khắc phục khuyết điểm chỗ để xe xa nhà hàng.


Theo một số người môi giới mặt bằng, ở một số khu vực đông đúc dân cư như Phú Nhuận, Gò Vấp, các nhà đầu tư thỏa thuận thuê chỗ giữ xe trước khi thuê mặt bằng chính làm nhà hàng. Và chỗ giữ xe trở thành lợi thế “bí mật” của nhà đầu tư nhà hàng trong đàm phán giá thuê mặt bằng chính…


IV.  PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN


Trong môi trường cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập WTO


                   - Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, nhất là những đơn vị lữ hành, rất dễ rơi vào tình trạng phụ thuộc và trở thành làm thuê cho doanh nghiệp nước ngoài. Một điều hiển nhiên, thị trường khách là của họ, muốn thâm nhập được, chúng ta phải nắm vững thị trường, hiểu được đối tác cùng luật chơi. Quá trình hội nhập sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt dễ dàng hơn những xu thế quốc tế, diễn biến của thị trường, của đối tác và đối thủ cạnh tranh trong khu vực và thế giới để có những điều chỉnh cần thiết và khai thác những cơ hội tốt nhất cho mình.


- Các doanh nghiệp cần chú trọng công tác xúc tiến, quảng bá và liên kết, phối hợp doanh nghiệp nước ngoài để khai thác thị trường. Tham gia vốn một cách bình đẳng, để từ đó có một vị thế và sự chủ động trong hợp tác kinh doanh hai bên cùng có lợi. Ðiều quan trọng nhất là đào tạo được đội ngũ nhân lực có kiến thức về kinh tế, hiểu biết luật pháp, có nghiệp vụ quản lý, hiểu biết về thị trường, giỏi chuyên môn và ngoại ngữ. Ngoài ra, phải tập trung đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật. Ðây là điều kiện để doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút khách.


-Theo tôi, Tổng cục Du lịch nên nhanh chóng có những nghiên cứu chuyên đề khoa học về du lịch Việt Nam trong quá trình nước ta gia nhập WTO, trong đó đề cập sâu các vấn đề quảng bá, nghiên cứu thị trường, những thách thức cùng các giải pháp vượt qua khó khăn, tận dụng cơ hội, từ đó hỗ trợ, giúp doanh nghiệp du lịch trong nước tham gia một cách hữu hiệu nhất vào “s Chủ động hợp tác với DN


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC


                  Về lâu dài, phát triển chất lượng nguồn nhân lực ngành DL vẫn không nằm ngoài giải pháp đào tạo, đặc biệt là năng lực đào tạo của hệ thống cơ sở đào tạo du lịch cả nước. Quá trình nâng cao năng lực đào tạo tại các cơ sở cần được quan tâm mạnh hơn, nhất là cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của giáo viên cũng như sự kết hợp đào tạo giữa các cơ sở trong và ngoài nước.

Việc kết nối với các tổ chức quốc tế trong quá trình đào tạo nhằm huy động tối đa nguồn tài trợ vẫn là yếu tố mang tính chiến lược như: Các hoạt động trao đổi giáo viên, học sinh, giáo trình, sử dụng đội ngũ chuyên gia quốc tế… “Nhân lực du lịch VN không chỉ hoàn thiện về trình độ chuyên môn mà còn phải sẵn sàng tham gia vào quá trình phân công LĐ ngành du lịch quốc tế. Để đạt được yêu cầu của hội nhập, tiêu chuẩn trình độ đào tạo nguồn lực du lịch VN cần được sự thừa nhận của quốc tế và khu vực” – thạc sĩ Trí khẳng định sân chơi” WTO.


                  Hiện nay, lao động trong lĩnh vực du lịch hiện có hơn 850 nghìn người. Trong đó lao động trực tiếp là 250 nghìn người; lao động gián tiếp là 600 nghìn người. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 50% số lao động trong ngành đã qua đào tạo.


Khắc phục vấn đề này, theo ông Đức, đầu tiên, cần phải rà soát và quy hoạch lại các trường, nâng cao đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống giáo trình, môi trường sinh hoạt và đào tạo tại nhà trường. Đồng thời, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên với thực tiễn ngành du lịch, nhằm gắn chương trình đào tạo với thực tế.


Bên cạnh đó, do sự phát triển du lịch không đồng đều, nên cần chú trọng bằng hình thức đào tạo truyền nghề, những người giỏi ở khách sạn 4 – 5 sao có thể đạo tạo cho những đồng nghiệp ở những khách sạn ít sao hơn


 Tăng tốc quảng cáo du lịch Việt Nam


Ngành du lịch Việt Nam sắp tiến tới kỷ niệm 50 năm thành lập (1960-2010).


Song có thể nói, đến nay thương hiệu của du lịch Việt Nam trên thế giới vẫn mờ nhạt. 


                  Việt Nam có nền văn hoá giàu bản sắc, cảnh quan thiên nhiên đẹp, di tích thắng cảnh được thế giới xếp hạng cao… đủ sức hấp dẫn những du khách khó tính nhất. Thế nhưng, “miếng bánh” thị phần du lịch thế giới đang có sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từ các nước láng giềng mà ngay cả các nước phát triển. Vì thế, tất cả các quốc gia không kể giàu nghèo đều phải nỗ lực, phải đẩy mạnh các hoạt động xây dựng thương hiệu cho ngành du lịch của mình bằng mọi phương tiện, từ truyền hình, báo in, internet, quảng cáo ngoài trời, tổ chức sự kiện…


Không thể đứng ngoài cuộc cạnh tranh trên, ngành du lịch Việt Nam cần coi việc xây dựng một chiến lược xúc tiến du lịch. Trong đó, có chương trình quảng cáo thương hiệu du lịch Việt Nam, quảng cáo sản phẩm du lịch của Việt Nam đi đôi với chiến lược quảng bá thương hiệu quốc gia, nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam một cách chủ động và có sự quản lý điều hành trực tiếp của cơ quan chủ quản là Cục Xúc tiến du lịch (Tổng cục Du lịch Việt Nam) làm nhạc trưởng.


               Theo điều tra của một số công ty nghiên cứu thị trường quảng cáo ở Việt Nam, hiện có trên 10 doanh nghiệp, tập đoàn bỏ trên 10 triệu USD một năm để quảng cáo cho sản phẩm của họ. Ngành du lịch Việt Nam chỉ cần bỏ ra mỗi năm từ 2 – 3 triệu USD để làm quảng cáo du lịch kết hợp quảng bá thương hiệu quốc gia là có thể “làm nên chuyện”.


Chưa kể, hằng năm, Việt Nam có hàng trăm đoàn cấp nhà nước và tổ chức ra nước ngoài thăm viếng, ký kết; các đoàn nước ngoài vào Việt Nam dự hội thảo, hội chợ, triển lãm; du học sinh ra nước ngoài học tập, Việt kiều về nước; các đoàn văn hoá, thể thao, giáo dục ra nước ngoài biểu diễn thi đấu… ngành du lịch có thể khai thác các “kênh” này để quảng cáo du lịch vừa đỡ tốn kém, vừa hiệu quả.


Ngoài ra, nếu xây dựng một chiến lược quảng cáo tổng thể, khả thi, ngành du lịch có thể vận động được các doanh nghiệp (khách sạn, resort) đóng góp vào quỹ xúc tiến du lịch Việt Nam, giảm gánh nặng cho ngân sách


Điều này đòi hỏi sự trợ giúp của Nhà nước cũng như ngành Du lịch để các nhà hàng Việt Nam ở nước ngoài thực hiện được các chức năng: quảng bá hình ảnh của đất nước thông qua ẩm thực Việt Nam, thực hiện xúc tiến thương mại và du lịch, tạo ra mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ giữa các nhà hàng Việt Nam ở nước ngoài với các cơ quan trong nước, đặc biệt ngành Du lịch nhằm tổ chức tốt các sự kiện xúc tiến ở nước ngoài. Để thực hiện được sự hỗ trợ trên, đòi hỏi Nhà nước và ngành Du lịch phải có những cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới nhà hàng Việt Nam ở nước ngoài và đặc biệt phải đào tạo, bồi dưỡng nhân viên, bếp trưởng chế biến các món ăn Việt Nam để cung cấp cho các nhà hàng


 Hội nhập, hợp tác quốc tế về du lịch


                  Tăng cường củng cố và mở rộng hợp tác song phương và hợp tác đa phương với các tổ chức quốc tế, các nước có khả năng và kinh nghiệm phát triển du lịch. Thực hiện tốt hợp tác du lịch với các nước đã thiết lập quan hệ hợp tác, nhất là hợp tác du lịch Việt Nam – Lào – Campuchia, Việt Nam – Lào – Thái Lan, Việt Nam – Lào – Campuchia- Thái Lan – Myanmar; tiểu vùng Mêkông mở rộng, hợp tác du lịch sông Mêkông – sông Hằng. Thực hiện các cam kết và khai thác quyền lợi trong hợp tác du lịch với Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội du lịch Châu Á – Thái Bình Dương (PATA) và Hiệp hội du lịch Đông Nam á (ASEANTA), Liên minh châu Âu (EU). Chuẩn bị điều kiện để hội nhập ở mức cao với du lịch thế giới khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).


Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu du lịch, các dự án tạo sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao. Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho phát triển nguồn nhân lực, công nghệ và bảo vệ môi trường du lịch.


Đa dạng hóa các loại hình khách sạn


                  Việt Nam cần đa dạng loại hình và thương hiệu khách sạn, cụ thể là khách sạn giá trung bình, rẻ để tăng tính cạnh tranh trong thời gian tới.


Vì năng suất khách sạn 4-5 sao trong khu vực giảm rất nhanh. Chẳng hạn như các khách sạn hồi quí 2 năm ngoái còn hoạt động với công suất trên 70% thì năm nay chỉ khoảng 55%. Trong khi đó giá phòng trung bình của nhóm khách sạn cao cấp mặc dù có giảm nhưng không đáng kể.


                  Phân khúc thị trường khách sạn trung bình, có giá vừa phải còn đầy tiềm năng vì đó là phân khúc thị trường rất rộng. Việc phát triển phân khúc này không chỉ để phục vụ để cho khách du lịch, doanh nhân quốc tế mà còn cho khách du lịch trong nước.


-ST-


 


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, nhà nghỉ, hotel mini

Bot statistics for this page


Thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh Khách sạn

Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Việt Nam có khách sạn trong top ấn tượng nhất thế giới


Trang Boredpanda mới liệt kê các khách sạn độc đáo nhất thế giới, trong thời gian nghỉ ngơi du khách chắc chắn sẽ có nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Biệt thự Hằng Nga (Việt Nam) cũng góp mặt trong danh sách nhờ kiến trúc và không gian lạ mắt.








Tại Saariselka, Lapland, Phần Lan, có một khu làng khá kì lạ tên là khách sạn lều tuyết Kakslauttanen. Các phòng được thiết kế bằng kính giữ nhiệt đặc biệt nên du khách có thể thỏa sức chiêm ngưỡng quang cảnh tuyệt đẹp bên ngoài dù nhiệt độ có xuống tới -30°C.






Khách sạn Bambu Indah ở Ubud, Bali, Indonesia là nơi có một căn phòng với  phần sàn được lắp kính trong suốt, ánh sáng điện nhiều màu thay đổi tùy thời điểm. Du khách thỏa thích ngắm bức tranh sống động phía dưới ao tôm cá tuyệt mỹ trong suốt tới đáy, làn nước trong xanh và các động vật giáp xác tự do bơi lội.






Tại khu nghỉ dưỡng Manta Resort trên đảo Pemba, Zanzibar có một phòng khách sạn nổi với khung cảnh rất độc đáo, giống như những căn phòng khách sạn nhiệt đới khác, ngoại trừ việc nó được nổi cố định phía trên một bờ biển san hô nông. Bao bọc căn phòng là những cửa sổ kính trong suốt giúp du khách thỏa thích khám phá thế giới sinh vật biển cả ngày và đêm.






Là một khách sạn độc đáo ở Nairobi, Kenya, Giraffe Manor rộng 600.000m2 nơi có cả một đàn hươu cao cổ thuộc giống Rothschild quý hiếm. Không chỉ được vuốt ve chúng mà ngay cả khi ăn sáng, ngủ, chụp ảnh… du khách cũng khó lòng chối từ những con vật thân thiện này.






Fairy Chimney là khách sạn xây dựng bên trong những cột đá hình ống khói khổng lồ đặc trưng vùng Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ. Người dân nơi đây tận dụng tối đa lợi ích từ việc khoét lỗ hổng trên các cột đá để làm nhà ở, khách sạn, hostel… Do đào sâu vào bên trong nên các phòng cách nhiệt rất tốt và rộng, khá thoải mái.






Khách sạn Conrad Maldives trên đảo Rangali có thiết kế phòng ngủ rất tuyệt vời vì nằm ở độ sâu khoảng 5 m dưới mực nước biển của Ấn Độ Dương, bao quanh bởi một rạn san hô và được bọc bằng kính cường lực trong suốt.






Nằm ở độ cao khoảng 5.000 m so mực nước biển, khách sạn Äscher, Thụy Sĩ nép mình bên vách của một ngọn núi trong khu vực dãy Alps. Với vị trí đặc biệt, khách nghỉ tại đây sẽ được thưởng ngoạn khung cảnh đẹp mê hồn.






Mirrorcube Tree House là khách sạn trên cây có hình dáng của một khối lập phương khổng lồ ở Harads, Thụy Điển. Điểm đặc biệt ấn tượng nằm ở vật liệu bên ngoài khách sạn là kính có khả năng phản chiếu. Khách sạn có đầy đủ tiện nghi bên trong nhưng chỉ thích hợp để phục vụ cho 2 người.






Khách sạn băng ở Jukkasjärvi, Thụy Điển là khách sạn đầu tiên và lớn nhất trên thế giới được xây dựng trong tuyết và băng. Mỗi năm, có khoảng 50 nghệ sĩ đến đây để tạo ra những cấu trúc mới trên công trình này, chính vì vậy hàng năm khách sạn đều có một chút thay đổi.






Biệt thự Hằng Nga (Việt Nam) hay Ngôi nhà quái dị (Crazy House) là một nhà nghỉ tại số 3 Huỳnh Thúc Kháng, Đà Lạt với khuôn viên rộng gần 2.000 m2. Ngôi nhà này nổi tiếng vì có phong cách kiến trúc rất đặc biệt. Ngoài các phòng ăn, ngủ thì biệt thự này còn có cả phòng trưng bày nghệ thuật, phòng trà… và tất cả đều là những hang động.






Hương Chi (theo Boredpanda)





 


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, hotel mini Skyhotel

Bot statistics for this page


Việt Nam có khách sạn trong top ấn tượng nhất thế giới

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Xu hướng nội thất khách sạn 2015

Theo các chuyên gia dự đoán rằng một sự kết hợp của phong cách cổ điển, retro và cả những ý tưởng thiết kế hiện đại sử dụng vật liệu truyền thống và cách tân sẽ tạo nên xu hướng thiết kế nội thất khách sạn trong năm nay. Chi tiết nghệ thuật, sự pha trộn của chất liệu, màu sắc với tone đậm và các mẫu trang trí mang màu sắc dân tộc sẽ khá được ưa chuộng.


 


xu-huong-thiet-ke-noi-that-khach-san-2015-3


 


Và những xu hướng thiết kế cũng không ngoài việc thể hiện sự sang trọng, đẳng cấp nhất định. Tuy nhiên, trong xu hướng chung hiện nay, ngày càng có sự ảnh hưởng lớn của công nghệ và khái niệm “phát triển bền vững”. Mang đến những trải nghiệm mới mẻ, quan tâm đến các dịch vụ và lợi ích sức khỏe hay các vấn đề về môi trường sẽ là điều kiện đủ cho thiết kế nội thất khách sạn.


 


 


1. Mang đến trải nghiệm độc đáo và đáng tin cậy


 


Một sự thay đổi đáng kể trong những năm gần đây, đó chính là khách sạn đã trở thành điểm đến du lịch và nghỉ dưỡng thay vì nhu cầu sử dụng thông thường như trước kia. Đây là lý do tại sao không gian nội thất khách sạn được thiết kế với các mục đích khác nhau trong tâm trí khách hàng để đáp ứng các nhu cầu như kinh doanh, thư giãn hay nghỉ dưỡng…


xu-huong-thiet-ke-noi-that-khach-san-2015-6


xu-huong-thiet-ke-noi-that-khach-san-2015-4


 


Mang tính “cá nhân hóa” là xu hướng lớn nhất của khách sạn hiện nay. Mỗi một dịch vụ trong khách sạn là một cơ hội để mang lại một trải nghiệm rất riêng và cũng có nghĩa là không gian tích hợp để có thể phục vụ cho các nhu cầu đa dạng của khách hàng.


xu-huong-thiet-ke-noi-that-khach-san-2015-1


 


 


2. Sang trọng đến từ cảm nhận


 


Người sáng lập của Hill House Interiors, Jenny Weiss và Helen Bygraves đã nói: “Thiết kế không chỉ tạo ra những cái nhìn tốt về hình ảnh mà nó còn mang lại cảm giác tốt đến từ cảm nhận.” Sự sang trọng là điều căn bản của một dịch vụ tuyệt vời và còn được nhấn mạnh ở sự sang trọng của vật liệu và kết cấu. Nội thất khách sạn được thiết kế không chỉ có bề ngoài sang trọng mà còn mang lại cảm giác sang trọng và thoải mái.


 


Màu sắc trong thiết kế khách sạn sẽ bao gồm các tone màu tự nhiên hay tone màu xám hiện đại tạo không gian phong phú và tinh tế. Đường cong kết cấu phòng ốc nhẹ nhàng, hình dạng hữu cơ với điểm nhấn họa tiết mang tính dân tộc hay cảnh quan tuyệt đẹp sẽ là yếu tố rất lớn trong thiết kế.


xu-huong-thiet-ke-noi-that-khach-san-2015-7


xu-huong-thiet-ke-noi-that-khach-san-2015-8


 


 


3. Kết hợp các tính năng dịch vụ sức khỏe tại mỗi phòng


 


Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong ngành khách sạn. Hầu như tất cả các khách sạn đều có phòng tập thể dục được nâng cấp, spa, y tế và các dịch vụ nhà bếp để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của từng khách hàng. Thanh lọc không khí, cung cấp nhiều ánh sáng tự nhiên… áp dụng đối với các chức năng tiện nghi. Một số phòng khách sạn còn thiết kế không gian cho các thiết bị tập thể dục hoặc thực hành yoga…


xu-huong-thiet-ke-noi-that-khach-san-2015-9


xu-huong-thiet-ke-noi-that-khach-san-2015-10


xu-huong-thiet-ke-noi-that-khach-san-2015-11


 


 


4. Công nghệ – yếu tố ảnh hưởng lớn


 


Công nghệ phát triển ảnh hưởng đến nhiều mặt trong đó có cả thiết kế nội thất nói riêng. Đối với khách sạn, check-in có thể được xử lý trực tuyến và nhanh chóng dẫn đến việc giảm số lượng quầy lễ tân tiếp nhận ở tiền sảnh khách sạn. Không gian được linh hoạt hơn cho những phần quan trọng khác và vì thế, trong thiết kế có những chuyển đối mới lạ hơn so với trước đây.


xu-huong-thiet-ke-noi-that-khach-san-2015-12


xu-huong-thiet-ke-noi-that-khach-san-2015-13


xu-huong-thiet-ke-noi-that-khach-san-2015-14


 


Ngoài ra, công nghệ in 3D, một công nghệ chế tạo ra vật dụng 3 chiều từ một mô hình số, dường như đang tạo ra một thay đổi lớn trong việc hình thành nên phần lớn các đồ dùng, trang thiết bị nội thất hiện đại ngày nay, trong đó có casegoods (đồ nội thất chất liệu cứng như gỗ, kim loại), upholstery (đồ nội thất chất liệu bằng vải hay da) và cả thiết bị điện tử.


 


 


5. Thiết kế bền vững


 


Ngành khách sạn đang dần tập trung vào việc giảm lượng khí thải carbon trong tất cả mọi hoạt động, điều này sẽ dẫn đến việc sử dụng ánh sáng tự nhiên một cách cần thiết. Ánh sáng tự nhiên cùng không gian cây xanh trong lành được kết hợp hoàn hảo vào thiết kế nội thất khách sạn.


xu-huong-thiet-ke-noi-that-khach-san-2015-5


xu-huong-thiet-ke-noi-that-khach-san-2015-15


xu-huong-thiet-ke-noi-that-khach-san-2015-2


 


Ngoài ra, nội thất khách sạn cũng sẽ thực hiện theo cách mang dấu ấn địa phương, kết hợp những nét độc đáo, đặc trưng của văn hoá và lịch sử khu vực, quốc gia.


 


xu-huong-thiet-ke-noi-that-khach-san-2015-16


Recommended article: Chomsky: We Are All – Fill in the Blank.
This entry passed through the Full-Text RSS service – if this is your content and you’re reading it on someone else’s site, please read the FAQ at fivefilters.org/content-only/faq.php#publishers.


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, nhà nghỉ, hotel mini

Bot statistics for this page


Xu hướng nội thất khách sạn 2015