Phần mềm quản lý khách sạn, Phần mềm quản lý resort | skyhotel.vn

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Khách sạn Phú Quốc đem lợi nhuận cao nhất Việt Nam

So với các thành phố du lịch lớn như Phan Thiết, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng và thậm chí so với 2 đô thị lớn nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, thị trường khách sạn cao cấp tại Phú Quốc có kết quả hoạt động tốt nhất. Kết quả này được công bố theo nghiên cứu mới nhất của tổ chức nghiên cứu, tư vấn bất động sản CBRE.


Theo đó, doanh thu trên phòng (RevPAR – Revenue per Available Room) trung bình của 2 khách sạn cao cấp nhất tại Phú Quốc trong năm 2013 là 124 USD, trong khi “thủ đô resort” Mũi Né chỉ đạt mức 115,80 USD, TP Hồ Chí Minh đạt 123,20 USD và thủ đô Hà Nội đạt mức 102,27 USD.


Phu-Quoc-Island-3


Công suất phòng trung bình các khách sạn cao cấp tại Phú Quốc được giữ ổn định trong ba năm qua, khoảng 75%. Các khách sạn có quy mô nhỏ (từ 17 tới 43 phòng) thường đạt công suất phòng từ 80% trở lên. Hầu hết du khách, đặc biệt là khách nước ngoài đi nghỉ dưỡng đều thích lưu trú tại những khách sạn gần gũi với thiên nhiên và không làm mất đi cảnh quan tự nhiên của đảo. Khối khách sạn 4 sao và 3 sao hạng sang đạt công suất phòng trung bình khoảng 80%, trong khi khối khách sạn 4 sao tiêu chuẩn chỉ đạt 60%.


Về giá phòng đạt được, khối khách sạn 4 sao hạng sang tại Phú Quốc đạt trung bình 180-200 USD một đêm. Trong khi đó khách sạn 4 sao tiêu chuẩn với khách hàng mục tiêu là khách nội địa chỉ đạt giá phòng khoảng 50-100 USD, thấp hơn so với mức trung bình của khối khách sạn 3 sao hạng sang. Mức giá phòng dự kiến sẽ giảm trong thời gian tới khi giá điện trên đảo giảm 50-60% nhờ việc kết nối với lưới điện quốc gia.


thi-truong-kinh-doanh-khach-san-phu-quoc-dan-dau-thi-truong-viet-nam


Cũng theo nghiên cứu này, nguồn cung tương lai tại hòn đảo nổi tiếng này đã xuất hiện những tên tuổi lớn. Các đặc tính của thị trường khách sạn tại Phú Quốc sẽ cơ bản được thay đổi khi Vinpearl Phú Quốc Resort & Spa được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2014. Khu nghỉ dưỡng nằm trong quần thể dự án rộng 300 ha bao gồm khách sạn cao cấp, biệt thự và sân gôn. Giai đoạn 1 của dự án rộng khoảng 5 ha và đang được thi công với tốc độ rất nhanh. Sau khi hoàn thành, dự án Vinpearl Phú Quốc sẽ trở thành khách sạn 5 sao lớn nhất với hơn 500 phòng tại Phú Quốc và hồ bơi của khách sạn cũng là hồ bơi lớn nhất Phú Quốc rộng 800 m2.


Một khách sạn năm sao khác là Salinda Premium Resort & Spa (120 phòng) đầu tư bởi tập đoàn Salinda, cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện và sẽ sớm được đưa vào hoạt động trong năm 2014. Ngoài hai khu nghỉ dưỡng này, hàng loạt các dự án khác cũng vừa khởi công xây dựng trong những tháng gần đây như khách sạn 5 sao Crowne Plaza Phu Quoc được đầu tư bởi Tập đoàn BIM Group với 400 phòng khách sạn hạng sang; khách sạn 4 sao Novotel Phu Quoc Resort nằm trong khu phức hợp Sonasea Villas & Resort (80ha) đầu tư bởi Tập đoàn CEO với 406 phòng khách sạn hạng sang và 40 bungalow; khu phức hợp Sunset Sanato Premium (24ha) đầu tư bởi Công ty Chín Chín Núi.


Tất cả những dự án nêu trên đều nằm tại khu vực Bãi Trường và dự kiến hoàn thành trong năm 2015-2016.


“Với vẻ đẹp hoang sơ và yên bình, Phú Quốc là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Việt Nam và còn là nơi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng cực kì tốt . Có rất nhiều lý do để Chính phủ Việt Nam đề xuất mô hình đặc khu kinh tế cho hòn đảo này, nhờ đó hòn đảo có thể được hưởng tất cả các chính sách ưu đãi như đối với các khu công nghiệp và khu chế xuất. Những chính sách này bao gồm ưu đãi về quyền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế nhập khẩu”, bản báo cáo kết luận.


 


-ST-



Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, nhà nghỉ, hotel mini

Bot statistics for this page


Khách sạn Phú Quốc đem lợi nhuận cao nhất Việt Nam

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Cách phân tích kết quả kinh doanh khách sạn

1. Phân tích nguồn khách của khách sạn


- Xác định được vị thế của doanh nghiêp trên thị trường khách sạn trong kỳ

phân tích thông qua chỉ tiêu thị phần

- Xác định được các đoạn tị trường mục tiêu của khách sạn, xây dựng và

hoàn thiện chính sách marketing hỗn hợp cho từng đoạn thị trường mục tiêu, làm kế

hoạch cho dạng khách thuê buồng đặt trước với thời hạn ngắn (khách đi lẻ) và

khách thuê buồng đặt trước với thời gian dài hơn .

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh chung của khách sạn và cho từng bộ phận

kinh doanh trong khách sạn. Sự ước tính và kiểm soát việc cho thuê buồng là mục

tiêu chính của công tác quản lý. Số lượng buồng được thuê và số lượng khách ở

trong khách sạn là cơ sở chính ảnh hưởng hầu hết đến các hoạt động kinh doanh

khách sạn


* Các chỉ tiêu về khách


Các chỉ tiêu chung về ngày khách thực hiện trong kỳ phân tích

- Chỉ tiêu về ngày khách tiêu dùng dịch vụ buồng ngủ

- Chỉ tiêu về lượt khách tiêu dùng dịch vụ ăn uống

- Chỉ tiêu về lượt khách tiêu dùng dịch vụ bổ sung


* Cơ cấu khách theo từng loại dịch vụ


- Cơ cấu khách tiêu dùng dịch vụ buồng:

Khách nội địa: Số lượng? Tỷ lệ?

Khách quốc tê: Số lượng? Tỷ lệ?

Khách của doanh nghiệp lữ hành: Số lượng? Tỷ lệ?

Khách tự tổ chức tiêu dùng: Số lượng? Tỷ lệ?

Khách công vụ: Số lượng? Tỷ lệ?

Khách nghỉ ngơi, tham quan: Số lượng? Tỷ lệ?

Khách đi với mục đích khác: Số lượng? Tỷ lệ?

Khách đặt chắc chắn dịch vụ của khách sạn với thời hạn dài: Số lượng? Tỷ

lệ?

Khách đặt không chắc chắn dịch vụ của khách sạn với thời hạn dài: Số

lượng? Tỷ lệ?

Khách đặt dịch vụ của khách sạn với thời hạn ngắn: Số lượng? Tỷ lệ?


- Cơ cấu khách tiêu dùng dịch vụ ăn uống:

Khách ở trong khách sạn: Số lượng? Tỷ lệ?

Khách ở ngaòi khách sạn: Số lượng? Tỷ lệ?

Khách đặt tiệc (hội nghị, các sự kiện khác): Số lượng? Tỷ lệ?

Khách đặt tiệc (cưới, sinh nhật….): Số lượng? Tỷ lệ?

Khách lẻ: Số lượng? Tỷ lệ?


- Cơ cấu khách tiêu dùng các dịch vụ bổ sung:

Khách ở trong khách sạn: Số lượng? Tỷ lệ?

Khách ở ngoài khách sạn: Số lượng? Tỷ lệ?

Trong đó cần phân tích làm rõ khách tiêu dùng dịch vụ bổ sung không phải

là khách đang thuê buồng của khách sạn. Cụ thể là:

Khách cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp: Số lượng? tỷ lệ?

Khách gia đình: Số lượng? Tỷ lệ?

Khách lẻ: Số lượng? Tỷ lệ?


2. Phân tích doanh thu của khách sạn


Khách sạn không thể điều chỉnh những thay đổi nguồn cung cấp hoặc điều

chỉnh về mức độ hàng hóa và dịch vụ cung cấp trong khách sạn. Vì vậy khách sạn

phải thiết lập và sử dụng hệ thống kiểm soát nguồn thu. Các yếu tố chính cấu thành

hệ thống kiểm soát bao gồm: kế hoạch, mục đích và mục tiêu, ngân sách, tiêu chuẩn,

quản lý dựa trên mục tiêu.:


Dự tính số buồng được thuê Æ Dự tính khối lượng thức ăn và đồ uống Æ

Dự tính thu nhập của khách sạn Æ dự tính các khoản chi Æ Dự tính lãi hoặc lỗ.


Phân tích chỉ tiêu tổng doanh thu

Tổng doanh thu của khách sạn bao gồm tất cả các khoản tiền thu từ việc tiêu

thụ sản phẩm cảu khách sạn trong kỳ phân tích (kỳ phân tích có thể là hàng ngày,

hàng tháng, hàng quý, hàng năm


- Doanh thu từ dịch vụ cho thuê buồng

- Doanh thu từ dịch vụ ăn uống

- Cơ cấu của tổng doanh thu


* Cơ cấu của tổng doanh thu theo các đối tượng khách

- Doanh thu từ khách quốc tế: Số lượng? Tỷ lệ?

- Doanh thu từ khách nội địa: Số lượng? Tỷ lệ?

- Doanh thu từ khách của doanh nghiệp lữ hành: Số lượng? tỷ lệ?

- Doanh thu từ khách hội họp của các tổ chức: Số lượng? Tỷ lệ?

- Doanh thu từ khách tự tổ chức tiêu dùng: Số lượng? Tỷ lệ?


3. Phân tích chi phí của khách sạn

Hoạt động kinh doanh khách sạn hàng ngày, hàng giờ luôn gắn liền với các

chi phí như làm vệ sinh, giặt đồ vải, ánh sáng bảo dưỡng, chi phí lương thực thực

phẩm, đồ uống, phục vụ ….Lượng chi phí nhiều hay ít còn phụ thuộc vào quy mô,

khối lượng công việc, tính hoàn thiện trong công tác quản lý và thực hành tiết kiệm

của khách sạn


Chỉ tiêu tổng quát về chi phí của khách sạn (giá trị tuyệt đối)

TC = C1 + C2 + C3

Trong đó:

TC: Tổng chi phí kinh doanh của khách sạn trong kỳ phân tích

C1: Chi phí kinh doanh lưu trú

C2: Chi phí kinh daonh ăn uống

C3: Chi phí kinh doanh các dịch vụ bổ sung


4 Phân tích lợi nhuận của khách sạn

Bản chất hoạch toán kinh doanh tìm ra lợi nhuận thuần. Lợi nhuận thuần là

phần còn lại của khách sạn sau khi trừ tất cả các khoản chi phí

Công thức tính:

P = TR – TC

Trong đó:

P: là lợi nhuận thuần trong kỳ phân tích

TR: Tổng doanh thu của khách sạn trong kỳ phân tích

TC: là tổng chi phí của khách sạn trong kỳ phân tích

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh toàn bộ kết quả mà nhà kinh doanh khách

sạn mong đợi cũng như mục đích hướng tới của họ.


5. Các chỉ tiêu đặc trưng trong hoạt động kinh doanh khách sạn

Các chỉ tiêu tương đối đặc trưng của khách sạn là tỷ lệ % phản ánh chi phí

tác nghiệp, lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần trong tổng doanh thu của kinh doanh

khách sạn. Các tỷ lệ % chi phí cho các hoạt động tác nghiệp và tỷ lệ lợi nhuận trong

tổng thu giúp các nhà quản lý của khách sạn ra các quyết định kịp thời. Thứ nhất,

đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng chi phí. Thứ hai, dùng kết quả tính toán

được ở từng loại chi phí, lợi nhuận để so sánh với kết quả tướng ứng của đối thủ

cạnh tranh với cùng kỳ năm trước, hoặc kỳ trước đó và kết quả trung bình của toàn

ngành nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu, tìm nguyên nhân để có giải pháp phù

hợp.


Các tỷ lệ chi phí tác nghiệp bao gồm:

Chi phí quản lý

* Tỷ lệ chi phí quản lý điều hành = ——————– x 100

Doanh thu

Chi phí tiền công

* Tỷ lệ chi phí tiền công = ————————- x 100

Doanh thu

Chi phí các khỏan thuế

* Tỷ lệ chi phí các khoản thuế = —————————– x 100

Doanh thu

Chi phí quảng cáo

* Tỷ lệ chi phí quảng cáo = ———————— x 100

Doanh thu

Chi phí nghiên cứu marketing

* Tỷ lệ chi phí marketing = ————————————— x 100

Doanh thu

* Các tỷ lệ lợi nhuận bao gồm:

Lợi nhuận gộp

* Tỷ lệ lợi nhuận gộp = ——————— x 100

Doanh thu

Lợi nhuận thuần

* Tỷ lệ lợi nhuần thuần = ————————- x 100

Doanh thu

* Các hệ số quay vòng kho và sử dụng buồng hoặc giường, chổ ngồi ăn bao gồm:

Chi phí vốn

* Hệ số quay vòng kho = ———————————

Chi phí tồn kho trung bình

Số buồng được thuê

* Hệ số sử dụng buồng = ———————————

Tổng số buồng theo thiết kế

Số giường được thuê

* Hệ số sử dụng giường = ———————————-

Tổng số giường theo thiết kế

Số chỗ ngồi được sử dụng

* Hệ số sử dụng chổ ngồi ăn = ————————————-

Tổng số chổ ngồi theo thiết kế


 


-ST-


Sử dụng Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel để đạt hiệu quả cao nhất

Bot statistics for this page


Cách phân tích kết quả kinh doanh khách sạn

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Các mánh khoé gian lận thường gặp ở tiếp tân - Cách khắc phục



news_573

Một trong những nỗi lo và thất thoát lớn nhất trong hoạt động kinh doanh khách sạn đó chính là bộ phận tiếp tân. Nó không chỉ làm thất thoát doanh thu mà còn gây mất lòng tin của khách hàng dẫn đến tình trạng ngày càng ế ẩm. Hãy tham khảo những mánh khoé gian lận phổ biến nhất của tiếp tân và cách khắc phục


  • Tính tiền quá giá qui định hoặc giảm giá ảo:

Đây là tình trạng diễn ra phổ biến ở những khách sạn quản lý lỏng lẻo và giá cả khá linh động. Với việc linh động giá. Tiếp tân thường xuyên ghi vào sổ giá thấp hơn giá thực tế tính cho khách. Thậm chí kê giá cao hơn giá qui định của khách sạn.


- Hậu quả: Ngoài việc thất thoát doanh thu mà bạn có thể thấy được thì việc ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu là mức độ hài lòng của khách hàng. Dẫn đến tình trạng ngày càng ế ẩm. Chưa kể bạn thường xuyên bị làm phiền chỉ vì những câu hỏi hay áp lực từ chính tiếp tân đại loại như: “Khách muốn giảm giá hơn?. Nếu anh không đồng ý thì mất khách ráng chịu ”


- Khắc phục: Ngoài việc thường xuyên kiểm tra và giám sát chặt chẽ hơn. Bạn phải xây dựng một chính sách giá càng rõ ràng càng tốt nếu muốn linh động về giá. Trong đó qui định rõ giảm giá trong trường hợp nào. Tuy nhiên tình trạng này chỉ giúp bạn đỡ làm phiền vì tiếp tân có thể lợi dụng một kẻ hở khác đó là vô tư giảm giá trên sổ sách nếu bạn thiếu một cơ chế giám sát hiệu quả. Vì vậy trước khi bạn có một cơ chế giám sát kiểm tra chặt chẽ thì biện pháp tốt nhất là chính sách giá rõ ràng, minh bạch, chỉ thay đổi giá vào các mùa chứ không nên linh động giá trong ngày.


Nên kèm bản giá cùng qui định giá rõ trong từng phòng và không nên thiếu ở quầy tiếp tân, nơi mà khách hàng dễ dàng quan sát được. Ngoài ra phần mềm quản lý khách sạn cũng là lựa chọn tốt. Đặc điểm của phần mềm là qui định giá rõ ràng, chặt chẽ cũng như tuỳ chọn linh động cao mà không gây phức tạp và khó khăn cho tiếp tân. Lắp đặt Camera không phải cách tốt và đầu tiền để giải quyết vấn đề này.


  • Không ghi sổ sách: 

Dù bạn có kiểm tra chặt chẽ tới đâu thì không cách gì bạn thường xuyên kiểm tra 24/24 được. Nhất là đối với khách sạn cho thuê theo giờ.


- Hậu quả: Thất thoát lớn nhất thường ở mục này nếu không quản lý chặt chẽ. Ngoài ra bạn phải tốn nhiều thời gian công sức cho việc quản lý. Thậm chí bạn phải làm thế công việc của một tiếp tân mặc dù công việc này chỉ cần thuê nhân viên với mức chưa tới 3tr/tháng


- Khắc phục: Thường xuyên kiểm tra không phải là cách tốt nhất vì bạn phải đầu tư công sức. Hãy thực hiện theo thứ tự sau đây:
1/ Xuất hoá đơn cho khách hàng: Đây là cách tốt nhất vì khách hàng sẽ giám sát số tiền họ trả, khi đó tiếp tân sẽ cảm thấy trở ngại nếu phải bắt khách hàng trả hơn những gì trên hoá đơn. Kiểm tra kỹ số hoá đơn xuất ra. Bạn sẽ làm điều này dễ dàng và chặt chẽ hơn nếu sử dụng một phần mềm quản lý khách sạn.


2/ Ghi nhật ký khách hàng:

Nếu bạn có bộ phận bảo vệ riêng biệt hãy yêu cầu ghi nhật ký khách hàng, giờ vào, giờ ra, phòng ở. Bạn nên sắm bộ đàm để việc này trở nên thuận tiện hơn và qui định cụ thể công việc. Ngoài ra việc này cũng giúp bạn chuyện nghiệp hơn trong phục vụ khách hàng. Ví dụ: Khi khách vào, nhiệm vụ của bảo vệ báo lễ tân để sẵn sàng đón khách, khi nhận phòng /trả phòng lễ tân có nhiệm vụ thông báo cho bảo vệ số phòng khách ở để ghi vào sổ nhật ký công việc. Bạn cũng có thể áp dụng tương tự với dọn phòng.


3/ Kiểm tra bất ngờ: Hãy thường xuyên kiểm tra mang tính bất ngờ việc ghi sổ sách và hoá đơn. Tất nhiên việc này chỉ hiệu quả tốt hơn nếu bạn có một qui định chặt chẽ đối với tiếp tân [Tham khảo qui chế tiếp tân]


4/ Lắp đặt Camera: Việc này sẽ giúp giám sát tốt hơn, ngoài ra nó còn gây áp lực tiếp tân trước việc gian lận. Hãy đặt chế độ ghi của Camera theo cơ chế chỉ ghi hình chuyển động. Giúp bạn giảm thiểu thời gian kiểm tra trên Camera


  • Đem nước uống từ bên ngoài hoặc ghi sổ ít hơn nhiều số bán ra:

Nước suối là mặt hàng tiêu thụ nhiều nhất trong khách sạn, trung bình 100 lượt phòng tiêu thụ 85 chai nước suối (khách sạn tập trung theo giờ) và cao hơn nhiều với khách sạn tập trung theo ngày. Vì thế nếu thấy tỉ lệ sử dụng nước quá thấp so với lượt phòng trên hay cân nhắc giá bán quá cao hoặc nhân viên khách sạn đã đêm nước vào bán thay thế cũng như việc thất thoát trong việc kiểm kê.


- Hậu quả: Bạn sẽ thất thu một khoản đáng kể doanh thu, ngoài ra việc làm này cũng khiến lễ tân có thái độ phục vụ không tốt (Phải lo đối phó và nghĩ cách) đôi khi thiệt hại hơn những thất thu từ nước uống


- Khắc phục: Không nên giao toàn bộ việc kiểm kê nước cho lễ tân, giao việc này cho cả lễ tân và dọn phòng. Thống kê hằng ngày hoặc hàng tuần số nước xuất và tiêu thụ và tất nhiêm bạn nên kèm một qui định mô tả công việc kèm nội qui phù hợp (Ví dụ: Tuyệt đối cấm mang nước từ ngoài vào, gởi túi sách và tư trang tại bảo vệ hoặc tủ qui định khi đi làm, phạt nặng những hành vi cố tình vi phạm)


  • Các mánh khoé phổ biến khác:

Không ghi đầy đủ dịch vụ, ghi thủ tục trả phòng trước thực tế, tính phụ thu và không ghi sổ, cấu kết với bảo vệ để qua mặt quản lý
Khắc phục: Xuất hoá đơn trong trường hợp này vẫn là biện pháp tốt nhất. Tham khảo phần trên.


*** Chú ý: Bạn cũng nên kỹ lưỡng trong việc tuyển dụng tiếp tân cũng như một mức lương hợp lý hơn. Ngoài ra qui trình quản lý cùng qui định chặt chẽ là điều rất cần thiết. Đa số tình trạng tệ khi môi trường làm việc thiếu kiểm soát một thời gian dài và thiếu một bản sắc văn hóa doanh nghiệp. Nếu có môi trường chặt chẽ ngay từ đầu sẽ hạn chế rất nhiều tình trạng gian lận của lễ tân



Tăng doanh thu với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Các mánh khoé gian lận thường gặp ở tiếp tân - Cách khắc phục

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Quy định về thuê phòng tại khách sạn

Theo quy định tại Nghị định 72/2009/NĐ-CP ngày 3/9/2009 và Thông tư số 02/2001/TT-BCA ngày 4/5/2001 của Bộ Công an thì ngành nghề kinh doanh lưu trú bao gồm kinh doanh khách sạn, biệt thự, nhà nghỉ… phải được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.


Căn cứ mục 8.5 phần IV Thông tư 02/2001/TT-BCA ngày 4/5/2001 về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề có điều kiện cụ thể như sau:


- Có sổ đăng ký khách tạm trú và phải ghi đầy đủ các cột mục trong sổ.


- Có nội quy bảo vệ của cơ sở niêm yết nơi dễ thấy, nội quy hướng dẫn khách hàng.


- Có người thường trực tiếp nhận hướng dẫn khách nghỉ.


- Thực hiện việc vào sổ trước khi khách vào phòng nghỉ và trình báo tạm trú với cơ quan Công an phường, xã, thị trấn sở tại trước 23 giờ trong ngày; sau 23 giờ nếu có khách vẫn phải vào sổ và trình báo vào hôm sau (kể cả khách nghỉ theo giờ).


- Trường hợp khách mang theo vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ phải yêu cầu khách xuất trình giấy phép sử dụng và phải gửi cơ sở cất giữ.


- Khách đến nghỉ phải có giấy chứng minh nhân dân, hoặc giấy tờ tùy thân khác có dán ảnh, đóng dấu nổi hoặc dấu giáp lai (đối với người Việt Nam); hộ chiếu, giấy thông hành xuất nhập cảnh (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).


- Phải bố trí phòng nghỉ nam riêng, nữ riêng (trừ trường hợp là gia đình, vợ chồng).


- Nghiêm cấm việc lợi dụng cơ sở để làm nơi sử dụng, tàng trữ, mua bán, vận chuyển ma túy; đánh bạc; chứa chấp, môi giới mại dâm; chứa chấp tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.


Như vậy khi chị cho khách nam và nữ không có đăng ký kết hôn mà sống chung phòng là vi phạm quy định của pháp luật.


Nếu khách sạn không có Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, không có cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh, trật tự hoặc tạo điều kiện cho người khác lợi dụng cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để tổ chức hoạt động mại dâm, ma túy, cờ bạc hoặc các hoạt động khác trái pháp luật thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật, cụ thể:


Căn cứ điểm a khoản 2 điều 14 Nghị định 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội quy định: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:


a) Hành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự mà không có giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự;


b) Không có bản cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh, trật tự với cơ quan công an đối với các tòa nhà cao từ 10 tầng trở xuống dùng làm khách sạn, nhà ở, nhà nghỉ, văn phòng làm việc, cầm đồ, karaoke, vũ trường; tắm hơi, xoa bóp (massage), cơ sở in;


c) Không cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh trật tự, không thực hiện đúng những yêu cầu về các điều kiện đảm bảo an ninh trật tự hoặc không khai báo tạm trú khi cho người nước ngoài thuê chỗ ở, làm việc;


d) Dùng cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để tổ chức hoạt động mại dâm, ma túy, cờ bạc hoặc các hoạt động khác trái pháp luật;


đ) Tạo điều kiện cho người khác lợi dụng cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để tổ chức hoạt động mại dâm, ma túy, cờ bạc hoặc các hoạt động khác trái pháp luật”.


Nguồn:


 Luật sư Vũ Hải Lý
Công ty luật Đại Việt


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, resort Skyhotel

Bot statistics for this page


Quy định về thuê phòng tại khách sạn

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

Khách tăng, doanh thu khách sạn giảm




Thông tin từ Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Hà Nội trong 9 tháng đầu năm đạt 1,5 triệu lượt, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái.


 


Trong đó, khách đến từ Hàn Quốc có mức tăng trưởng cao nhất, lên đến 48%, xếp thứ hai là khách đến từ Anh, tăng 42%, Pháp 37%, Mỹ 23%, Thái Lan 21% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lượng khách nội địa giảm nhẹ 0,6%. Khánh quốc tế tăng nhưng công suất cho thuê các khách sạn hạng sang từ 4 sao trở lên lại yếu, chỉ đạt 57% lượng cung.


Báo cáo mới đây của Công ty nghiên cứu và tư vấn bất động sản Savills VN cho thấy, trong 2 năm trở lại đây, cơ cấu doanh thu của khách sạn đã có sự thay đổi. Doanh thu cho thuê phòng của khách sạn 5 sao giảm đến 20% trong khi thị phần từ doanh thu của các mảng khác như nhà hàng, hội nghị lại tăng.


Nguồn: thanhnien.com



 

Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, resort Skyhotel

Bot statistics for this page


Khách tăng, doanh thu khách sạn giảm

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Phân loại phòng khách sạn

Trong ngành khách sạn, có rất nhiều cách phân loại phòng, nhưng bạn sẽ thường gặp các loại phòng như sauPhòng standard (STD): Là phòng tiêu chuẩn, trong một khách sạn, phòng standard là phòng có chất lượng và giá thấp nhất, kích thước phòng nhỏ nhất, tầng thấp, không có view hoặc view không đẹp, trang bị tối thiểu

Ghi chú: Một số khách sạn bạn sẽ không tìm thấy loại phòng standard, vì khách sạn của họ được thiết kế và trang bị nội thất tốt, đều có view


Phòng Superior (SUP): Tiêu chuẩn chất lượng cao hơn phòng Standard, thường  tiện nghi tương đương nhưng diện tích lớn hơn hoặc hướng nhìn đẹp hơn. Giá cao hơn phòng standard.Phòng Deluxe (DLX): Là loại phòng có chất lượng cao hơn phòng SUP, thường ở tầng cao, diện tích rộng, hướng nhìn đẹp và trang bị cao cấp và tất nhiên giá cao hơn phòng SUPPhòng Suite (SUT): Là loại phòng cao cấp nhất trong một khách sạn, thường ở tầng cao nhất với các trang bị và dịch vụ đặc biệt. Thông thường mỗi phòng Suite gồm 1 phòng ngủ, 1 phòng khách, 2 phòng vệ sinh và nhiều ban công hướng đẹp nhất.

Cũng là loại phòng Suite nhưng các khách sạn thường đặt tên loại phòng này với những tên gọi khác nhau nhằm tăng thêm mức độ VIP, hay hướng đến một đối tượng nào đó: ví dụ như Phòng President (Tổng thống), Phòng Royal Suite (Hoàng gia)…



Phòng Suite



Một số từ, khái niệm liên quan đến giường ngủ trong phòng khách sạn, các bạn tham khảo thêm


Connecting room: 2 phòng riêng biệt có cửa thông nhau. Loại phòng này thường được bố trí cho gia đình ở nhiều phòng sát nhau. Một số khách sạn cũng thiết kế phòng to dành cho gia đình (phòng Family), hoặc cho nhóm (phòng Group).Single bed room (SGL): Phòng có 1 giường cho 1 người ở


Twin bed room (TWN)
: Phòng có 2 giường cho 2 người ở, (hay còn gọi là 2 giường đơn)Double bed room (DBL): Phòng có 1 giường lớn cho 2 người ở. Thường dành cho vợ chồng.

Triple bed room (TRPL): Phòng cho 3 người ở, có 3 giường nhỏ hoặc có 1 giường lớn (giường đôi) + 1 giường nhỏ


Extra bed: Giường kê thêm để tạo thành phòng Triple từ phòng TWN hoặc DBL.



Và từ đây rất nhiều khách sạn đã sử dụng cụm từ kết hợp giữa chất lượng phòng và loại giường, nếu các bạn chú ý sẽ thấy đầy đủ thông với cách đặt phòng kết hợp này

Ví du:

Phòng Deluxe double (có nghĩa là phòng loại deluxe và giường double – giường đôi)


Hoặc phòng Deluxe twin (có nghĩa là phòng loại deluxe có 2 giường đơn)


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, resort Skyhotel

Bot statistics for this page


Phân loại phòng khách sạn

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Lợi nhuận khách sạn cao cấp tăng mạnh

Lợi nhuận khách sạn cao cấp tăng mạnh


(TBKTSG Online) – Năm tài chính 2013 được xem là năm hoạt động hiệu quả của các khách sạn cao cấp với lợi nhuận thuần tăng mạnh, theo báo cáo khảo sát ngành dịch vụ khách sạn 2014 của công ty Grant Thornton (Việt Nam) mới được công bố hôm 2-7.


Theo báo cáo khảo sát này, chỉ số EBITDA (lợi nhuận trước lãi suất, thuế, trượt giá và khấu hao) của các khách sạn cao cấp (như 3-5 sao) tăng mạnh 5,8 điểm phần trăm so với năm 2012, chiếm 34% trên tổng doanh thu. Trong khi tỷ lệ này trong năm 2011 và 2012 đều ở mức 28,2%.


Kết quả này được lý giải là do những thay đổi trong cơ cấu chi phí liên quan, bao gồm chi phí quản lý, chi phí các bộ phận và các phí cố định giảm tương ứng 1,1%, 1,3% và 1,7%.


Tuy nhiên, doanh thu trên mỗi phòng có sẵn (RevPAR) đã giảm nhẹ, giảm 0,4%, từ 54,44 đô la Mỹ trong năm 2012 xuống còn 54,22 đô la Mỹ trong năm 2013.


Theo báo cáo, nguyên nhân là do sự sụt giảm giá phòng bình quân, giảm 2,7%, xuống còn 87,95 đô la Mỹ trong năm 2013, trong khi trong năm 2012 là 90,4 đô la Mỹ.


Trong đó, giá phòng khách sạn 5 sao giảm mạnh nhất (5,5%), tiếp đó là khách sạn 4 sao (giảm 4,7%) và 3 sao (giảm 3,1%). Khảo sát cũng cho thấy, giá phòng khách sạn 5 sao tại Việt Nam gần như rớt liên tục từ năm 2007 đến năm 2013.


Trong năm tài chính 2013, giá phòng khách sạn tại khu vực miền Trung – cao nguyên giảm mạnh nhất, 7,5% so với năm ngoái, tiếp đến là miền Bắc (giảm 2,6%). Trong khi đó, giá phòng tại miền Nam tăng 3%, đạt mức 90,03 đô la Mỹ trung bình một đêm.


Ngoài ra, sự sụt giảm chung của doanh thu trên mỗi phòng có sẵn cũng do sự suy giảm mạnh doanh thu trên mỗi phòng có sẵn của các khách sạn 3 sao, giảm 14,6%.


Cũng theo báo cáo, tỷ lệ đặt phòng thông qua đại lý du lịch và các nhà điều hành tour đã tăng trở lại sau khi bị suy giảm trong năm trước, lên 47,3% trong năm 2013. Kênh đặt phòng này vẫn là kênh được ưa chuộng nhất cho tất cả các loại khách sạn ở tất cả các vùng miền. Trong khi đó, đặt phòng trực tiếp với khách sạn tiếp tục giảm thêm 3% trong năm 2013.


Đây là năm thứ 11 liên tiếp công ty Grant Thornton thực hiện khảo sát toàn diện về các khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Việt Nam.


 


Nguồn thesaigontimes.


kinh doanh hiệu quả với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Lợi nhuận khách sạn cao cấp tăng mạnh

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Học quản trị khách sạn, ra trường có việc làm?

Tôi hiện đang là sinh viên năm cuối khoa quản trị khách sạn và du lịch, xin cho hỏi về cơ hội việc làm trong lĩnh vực này và với kiến thức trong trường thì tôi có cần bổ sung thêm những kiến thức hay trao dồi thêm kỹ năng nào không để có thể tìm được công việc làm phù hợp? 


Ông Huỳnh Văn Thôi, trưởng phòng tư vấn nhân sự, công ty HRVietNam – Kiếm Việc, trả lời:


Có lẽ bạn cũng đã biết ngành du lịch ngày nay là một ngành kinh tế trọng điểm và mang tính chiến lược không chỉ đối với Việt Nam mà còn với nhiều quốc gia khác và được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói”. Do đó, ngành học bạn đang đeo đuổi thực sự rất tiềm năng và nhiều cơ hội phát triển.


Bạn có thể làm việc cho các công ty lữ hành (inbound và outbound), công ty du lịch, các nhà hàng, khách sạn, các khu du lịch, nghỉ dưỡng…


Thật sự, đây là một ngành nghề rất thú vị. Và để có thể thành công trong nghề bạn phải trang bị cho mình càng nhiều kiến thức càng tốt, kiến thức văn hoá, lịch sử, địa lý, kiến thức kinh tế, xã hội… không những của Việt Nam mà còn của các quốc gia khác.


Quan trọng hơn cả là khả năng ngoại ngữ, thông thạo tiếng Anh là điều bắt buộc, ngoài ra bạn càng biết nhiều ngôn ngữ thì khả năng thành công trong nghề nghiệp của bạn càng cao.


Bên cạnh các nghiệp vụ du lịch – khách sạn đã học ở trường lớp, bạn cũng nên rèn luyện thêm một số kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, phát triển mối quan hệ với khách hàng và phải luôn chú trọng đến chất lượng phục vụ.


Tuỳ thuộc vào vị trí mà bạn dự tuyển thì lại đòi hỏi thêm một số kỹ năng khác ví dụ như là một hướng dẫn viên du lịch bạn phải có kỹ năng trình bày, thuyết phục tốt cùng một khối lượng kiến thức về văn hoá, lịch sử… nhưng nếu là một quản lý nhà hàng hay quản lý đại sảnh, lễ tân bạn phải thể hiện được sự chuyên nghiệp và sự tận tâm với khách hàng.


Theo Sài Gòn Tiếp Thị


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, resort Skyhotel

Bot statistics for this page


Học quản trị khách sạn, ra trường có việc làm?

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Khách sạn miễn phí chờ khách trên đỉnh núi 2.500 mét


Chỉ cần đủ sức leo lên đỉnh ngọn núi Foronon del Buinz cao 2.500 mét, bạn không cần phải lo lắng về chỗ qua đêm.








Căn nhà nhỏ làm bằng gỗ có vị thế tuyệt đẹp để ngắm nhìn toàn cảnh dãy núi Julian Alps ở Italy.






Được sự ủy thác của gia đình nhà leo núi quá cố Luca Vuerich, người qua đời trong trận lở tuyết năm 2010, kiến trúc sư Giovanni Pesamosca đã thiết kế căn nhà gỗ này trên đỉnh núi cao.






Nằm trơ trọi trên đỉnh núi Foronon del Buinz cao hơn 2.500 mét, căn nhà hoàn toàn miễn phí cho khách vãng lai, nhưng rất hiếm khi có người gõ cửa bước vào.






Kiến trúc sư Giovanni Pesamosca đã xây dựng căn nhà nhỏ trên đường mòn Ceria-Merlone và là nơi trú ẩn an toàn cho những người leo núi mạo hiểm kể từ khi nó bắt đầu mở ra vào tháng 9/2012.






Thiết kế mái dốc thông minh giúp tuyết không bị tích tụ lên bề mặt vào những ngày tuyết rơi dày đặc. Đặc biệt cửa ra vào nằm hướng Nam giúp ánh nắng mặt trời làm tan chảy tuyết trong mùa đông.






Vị trí cao và hiểm trở nên vật liệu xây dựng đã được vận chuyển bằng máy bay trực thăng trong suốt 18 chuyến.






Một nhóm gồm 12 thợ chuyên nghiệp, tình nguyện viên cứu hộ và những người bạn của Luca Vuerich đã dựng căn nhà gỗ 16 m2 trong một ngày.






Nội thất bên trong căn nhà gỗ và những chiếc giường tầng song song nhau.






Trên dãy Alps còn rất nhiều nhà nghỉ rải rác cho những nhà leo núi ở độ cao thấp hơn, tuy nhiên bạn sẽ phải trả phí để ở lại. Còn căn nhà gỗ trên đỉnh này hoàn toàn miễn phí, chỉ cần bạn đủ sức leo lên độ cao 2.500 mét.









Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, hotel mini Skyhotel

Bot statistics for this page


Khách sạn miễn phí chờ khách trên đỉnh núi 2.500 mét

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Khách sạn Instagram đầu tiên trên thế giới


Khách sạn Instagram ra đời lấy cảm hứng từ ứng dụng xử lý và chia sẻ ảnh nổi tiếng và được yêu thích trên thế giới. Nhưng bản thân cách bài trí của khách sạn cũng sẽ cung cấp cho bạn những khung hình tuyệt đẹp để chia sẻ cùng bạn bè.



Tọa lạc tại khu Pyrmont, thành phố Sydney, nước Úc, khách sạn có tới 90 phòng nghỉ, được bố trí làm 5 tầng. Những bức tường gạch và cột gỗ tạo nên nét cổ kính và “rất ăn ảnh” cho khách sạn.


Khách sạn thực chất có tên là 1888 Hotel và được thiết kế với tinh thần Instagram. Tức là mọi ngóc ngách ở khách sạn đều cung cấp góc nhìn và khuyến khích du khách chụp hình cũng như chia sẻ quan điểm trên Instagram.


Tại khu vực tiếp tân, các màn hình máy tính liên tục cập nhật thông báo mới nhất trên Instagram viết về khách sạn. Những tín đồ Instagram sẽ có cơ hội nghỉ một đêm miễn phí tại khách sạn nếu có bức ảnh hoặc bài viết về khách sạn sáng tạo nhất trong tháng.








Những dòng chia sẻ và “check in” tại khách sạn:






Một vài hình ảnh do người dùng Instagram chia sẻ:








An Bình (businessinsider)


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, nhà nghỉ, hotel mini

Bot statistics for this page


Khách sạn Instagram đầu tiên trên thế giới