Trong thời điểm nền kinh tế hậu khủng hoảng còn nhiều khó khăn, kéo theo sự giảm sút của một số ngành kinh tế quan trọng như tài chính ngân hàng, xây dựng, bất động sản thì du lịch lại là một ngành hiếm hoi giữ được đà tăng trưởng hấp dẫn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong tháng 8 ước đạt 676.719 lượt, tăng 2,8% so với tháng 7/2013 và tăng 22% so với cùng kỳ năm 2012. Trong 8 tháng đầu năm Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 4.875.447 lượt, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Du lịch trong nước cũng là lựa chọn ngày càng tăng với 29,3 triệu lượt trong 8 tháng đầu năm 2013. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 138.200 tỷ đồng, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2012. Tỉ lệ thuận với tăng trưởng của ngành du lịch là dịch vụ khách sạn. Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường phát triển bậc nhất cho ngành khách sạn khu vực châu Á.
Bên cạnh nhiều yếu tố khác như môi trường làm việc văn minh năng động, cơ hội làm việc tại các tập đoàn lớn và thu nhập cao, những con số biết nói trên đã giải thích được lý do vì sao ngành Quản trị du lịch & Khách sạn lại hấp dẫn người trẻ như vậy. Tất cả tạo nên một viễn cảnh tương lai đẹp và rộng mở cho rất nhiều bạn trẻ, học sinh sinh viên, hay ngay cả những người đang làm việc trong lĩnh vực khác.
Hấp dẫn là vậy, nhưng trên thực tế ngành du lịch khách sạn đang phải đối mặt với sự thiếu hụt lớn nguồn nhân sự chất lượng cho ngành.
Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động. Tuy nhiên lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.
Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo tại nhiều trường còn chú trọng đến lý thuyết mà chưa có điều kiện nâng cao thực hành, dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường rất thiếu kỹ năng thực tế. Vấn đề ngoại ngữ cũng trở nên hết sức cấp thiết, nhất là khi tới năm 2015, Thỏa thuận ASEAN về tự do luân chuyển nguồn nhân lực ngành Du lịch giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á được triển khai. Không có kinh nghiệm làm việc, vốn ngoại ngữ ít ỏi cùng các kỹ năng còn yếu, các bạn trẻ thường gặp phải khá nhiều khó khăn trong quá trình tìm công việc phù hợp. Một lượng không nhỏ sinh viên còn thất nghiệp trong thời gian dài, hay phải chấp nhận làm công việc trái ngành nghề mình đã theo học suốt nhiều năm.
Ngược lại, các tổ chức, công ty hay tập đoàn lớn luôn cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự có kiến thức chuyên ngành, kỹ năng làm việc tốt cùng với ngoại ngữ từ khá trở lên. Mặc dù thu nhập ngành Du lịch – Khách sạn nhìn chung tương đối tốt, nhất là ở những tập đoàn quốc tế, nhưng thật sự đã và đang có sự chênh lệch mức lương khá lớn giữa các vị trí và bằng cấp khác nhau. Tại một khách sạn 5 sao ở quận Đống Đa – Hà Nội, nếu như những vị trí nhân viên có mức lương khoảng 2-5 triệu/tháng thì cấp quản lý nhận được trung bình 10-20 triệu/tháng, mức dao động khá lớn tùy theo khả năng và kinh nghiệm làm việc. Ngoài ra, một điều có thể thấy rõ tại nhiều công ty lớn đó là phần lớn nhân sự cấp cao nắm giữ các vị trí quan trọng đều được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, và có bằng cấp quốc tế. My, cựu sinh viên trường Cao đẳng Du lịch, hiện đang làm việc tại một khách sạn 4 sao ở Hà Nội cho biết, bạn đã đi làm được gần 6 năm nhưng vẫn là nhân viên. Còn Trưởng phòng – cấp trên trực tiếp của My là du học sinh Anh mới tốt nghiệp 2 năm. Ngoài ra, hầu hết các “sếp” ở nơi làm việc của My đều từng là du học sinh, hoặc những người đã làm việc trong ngành nhiều năm.
Trước khi trở thành trưởng bộ phận lễ tân, Thu Huyền đã có 7 năm làm lễ tân và trợ lý lễ tân tại một vài khách sạn ở Hà Nội. Sau khi tham gia khóa học sau đại học theo chương trình quốc tế, Huyền đã có cơ hội được đề bạt lên làm trưởng bộ phận lễ tân của khách sạn 4 sao với mức lương trên $1200. Phương là một trong những 9x sớm có được thành công trong sự nghiệp. Với tấm bằng Quản trị du lịch – khách sạn của Anh, khi về nước Phương đã xin thực tập tại một khách sạn 5 sao thuộc tập đoàn Accor tại Hà Nội. Sau 6 tháng, Phương đã có cơ hội trở thành giám sát về F&B tại đây.
Như vậy có thể thấy rằng, kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tiếng Anh tốt cùng với một chứng chỉ quốc tế uy tín chính là công cụ và cầu nối để đi tới thành công trong ngành đang vô cùng hấp dẫn này. Chú trọng kết hợp đầy đủ các yếu tố nói trên, CitySmart Hospitality Education (CHE), trung tâm đào tạo quốc tế về Quản lý Du lịch, Khách sạn và Nghệ thuật Ẩm thực có trụ sở tại khu biệt thự Golden Westlake Hà Nộiđã xây dựng thành công chương trình học theo tiêu chuẩn quốc tế, được công nhận bởi các tổ chức học thuật hàng đầu ở Anh và Singapore. Tại đây, học viên sẽ được trang bị tất cả kỹ năng và kiến thức có giá trị thực tiễn cao và tác phong chuyên nghiệp để có thể đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, nhất là các tập đoàn lớn. Hệ thống cơ sở vật chất tại CHE đạt chuẩn quốc tế, có khu thực hành riêng ngay tại trường và theo như một học viên lớp Quản trị Du lịch - khách sạn đã nói: “không thiếu thứ gì”.
Thầy Silen đang hướng dẫn các sinh viên tại CHE.
Cùng nhập môn với giảng viên quốc tế tại lớp học Quản trị Du lịch & Khách sạn.
Đội ngũ giảng viên là các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực, đến từ nhiều nước có ngành Quản trị Du lịch - Khách sạn phát triển nhất trên thế giới như Anh, Mỹ, Pháp, Úc. Trong quá trình học, CHE cũng bảo đảm cho học viên tham gia chương trình thực tập hưởng lương tại các cơ sở của đối tác bao gồm các khách sạn lớn và tập đoàn quốc tế tại Việt Nam, cũng như hỗ trợ học viên trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm tốt ngay sau khi tốt nghiệp.
Đăng ký Quản lý khách sạn Skyhotel
Cơ hội thăng tiến trong ngành Quản trị du lịch & Khách sạn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét