Phần mềm quản lý khách sạn, Phần mềm quản lý resort | skyhotel.vn

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Dịch vụ du lịch trốn thuế - Kỳ 2: Lũng đoạn phòng khách sạn



Các khách sạn ngày càng lệ thuộc vào nguồn khách do các trang mạng nước ngoài cung cấp, dẫn đến chèn ép các công ty lữ hành trong nước và đẩy du khách nội ra nước ngoài.




Dịch vụ du lịch trốn thuế: Lũng đoạn phòng khách sạn


Nhiều du khách nội đã chọn du lịch nước ngoài có phần do giá phòng trong nước quá cao – Ảnh: D.Đ.M


Chèn ép đối tác


Giám đốc một khách sạn 5 sao ở TP.HCM cho biết hiện có gần 10 trang mạng bán phòng trực tuyến nước ngoài tập trung vào thị trường VN. Có trang Việt hóa sản phẩm để tiếp cận khách hàng trong nước, có trang chỉ dành cho khách nước ngoài vào VN. “35% doanh thu của khách sạn chúng tôi hiện do các trang mạng nước ngoài mang lại và có thể sẽ tăng lên trong thời gian tới”, vị giám đốc (đề nghị không nêu tên) tiết lộ.


Tận dụng ưu thế mang lại nguồn khách lớn, các trang mạng gây sức ép, đòi khách sạn tăng mức chiết khấu, từ mức 15% trước kia nay lên hơn 25%. Nếu không đồng ý, họ sẽ giảm lượng khách đến khách sạn. Giá bán phòng cũng được các trang mạng giữ ở mức cao để thu được chiết khấu nhiều. Đó là một trong những lý do khiến giá phòng khách sạn ở VN quá cao so với các nước trong khu vực.


Không chỉ vậy, các trang mạng nước ngoài còn ép các khách sạn phải bán phòng cho công ty lữ hành trong nước bằng với giá của họ. Giám đốc một trang mạng bán phòng trực tuyến trong nước bức xúc: “Nếu các trang mạng nước ngoài bán giá phòng 2 triệu đồng, chúng tôi có thể bán với giá 1,5 triệu đồng thôi vì chúng tôi chấp nhận chiết khấu thấp hơn nhờ chi phí ít. Tuy nhiên, các trang mạng nước ngoài lợi dụng ưu thế đưa khách cho khách sạn nhiều để ép khách sạn nâng giá phòng dành cho chúng tôi. Cuối cùng, du khách là người gánh thiệt hại vì luôn phải mua phòng với giá cao”.


Neo phòng bán lẻ




 




Thiếu gắn kết


Hằng năm, Malaysia tổ chức thường xuyên các chương trình khuyến mãi để thu hút du khách quốc tế. Năm nay, nước này cùng lúc tổ chức hai sự kiện giảm giá lớn là Lễ hội mua sắm giảm giá 1Malaysia (1Malaysia Mega Sale Carnival 2013) và Mùa mua sắm hợp nhất 1Malaysia (1Malaysia Unified Sale 2013) từ 29.6 đến 1.9.2013.


Bên cạnh đó còn có hàng loạt sự kiện như Tuần lễ thời trang Kuala Lumpur 2013; mua sắm miễn phí với thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ MasterCard cùng nhiều chương trình khuyến mãi của các hãng hàng không, khách sạn… Hồng Kông mỗi năm có hai mùa giảm giá từ mua sắm cho đến nhà hàng, khách sạn, hàng không…


Singapore và gần đây là Thái Lan đều có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành từ hàng không, khách sạn – nhà hàng, lữ hành, thương mại… để tổ chức các mùa khuyến mãi du lịch lớn. Trong khi ở VN, sự thiếu gắn kết, phối hợp giữa các ngành liên quan đến du lịch khiến chúng ta không thể tổ chức được một sự kiện nào tương tự.


Nguồn thu từ bán phòng cho các trang mạng trực tuyến nước ngoài (khách lẻ) ổn định và có giá cao hơn bán cho hãng lữ hành, nên các khách sạn dành số lượng phòng hạn chế, thậm chí từ chối thẳng thừng các công ty du lịch. Nhiều công ty du lịch cho hay, các resort, khách sạn ở Đà Nẵng, Mũi Né, Đà Lạt… vào mùa cao điểm không dành phòng cho công ty du lịch mà neo lại bán cho khách lẻ với giá cao.


Ông Nguyễn Văn Mỹ, Giám đốc Công ty du lịch Lửa Việt, cho biết các khách sạn bắt tay với những trang mạng lớn luôn cậy thế ép hãng lữ hành đủ điều vào mùa cao điểm. Chẳng hạn, khách sạn buộc hãng lữ hành phải trả tiền trước 100% hợp đồng, nếu hủy phòng cận ngày phải chịu phạt rất nặng trong khi khách sạn lại không chịu thiệt gì trong trường hợp giao phòng không đúng cam kết. “Phòng ốc căng thẳng nên chuẩn bị cho mùa du lịch hè, chúng tôi phải giữ phòng từ trước tết dù chưa có khách nào đăng ký và thậm chí khách sạn cũng không cho giá trước. Giá phòng sẽ công bố vào cận mùa cao điểm, tùy dự đoán của các khách sạn mùa này sẽ đông hay vắng khách. Nếu lượng khách không đủ với số phòng giữ trước, chúng tôi sẽ mất tiền cọc và nếu khách sạn đẩy giá lên cao, hãng lữ hành cũng đành cắn răng chấp nhận”, ông Mỹ bức xúc.


Chị Minh Thanh, phụ trách điều hành một công ty du lịch ở TP.HCM, kể vừa rồi tham gia bỏ thầu để phục vụ đoàn khách 50 người của một công ty tại TP.HCM đi Phú Quốc, nhưng tất cả hãng lữ hành tham gia thầu đều “văng”, chỉ vì công ty này yêu cầu 50 khách phải ở chung một resort. “Ngặt nỗi, chẳng có resort nào ở Phú Quốc dành cho hãng lữ hành một số lượng phòng đủ cho 50 người ở cùng lúc. Mùa cao điểm, khách lẻ là ưu tiên số một của các khách sạn”, chị Thanh nhận xét.


Đẩy khách ra nước ngoài


Nhiều công ty lữ hành thừa nhận, một trong những lý do khiến khách Việt quay lưng với du lịch nội địa là tình trạng bắt tay của các trang mạng nước ngoài và khách sạn trong nước. Chị Minh Thanh cho biết, nhiều đoàn khách muốn đi du lịch trong nước, nhưng vì không đặt được phòng nên hãng lữ hành tư vấn đi du lịch nước ngoài có giá tương đương và “Hầu hết khách hàng đồng ý với đề nghị này”.


Theo ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty du lịch Vòng Tròn Việt, so với giá phòng khách sạn cùng hạng ở Thái Lan, Campuchia, giá phòng của Việt Nam đắt hơn 20 – 40%. Giá này tương đương với giá phòng ở Singapore. Đáng lưu ý, nhiều khách sạn bắt tay với các trang mạng sẵn sàng đẩy hãng lữ hành ra rìa vào mùa cao điểm, nâng giá bán phòng, dẫn đến tình trạng khách quốc tế đến VN sợ chặt chém, còn khách trong nước chuyển kế hoạch ra nước ngoài. Ngành du lịch vì thế cứ mãi trong vòng luẩn quẩn, kém cạnh tranh.


Tiến sĩ Phạm Trung Lương, Viện phó Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, cho rằng lẽ ra các khách sạn phải quan hệ mật thiết với hãng lữ hành, vì lữ hành là đối tượng mang lại khách thường xuyên cho khách sạn. Đằng này, họ lại làm ngược lại. Tình trạng đó đang làm hại du lịch VN bởi sức cạnh tranh so với các nước trong khu vực ngày càng giảm.


N.Trần Tâm





Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Dịch vụ du lịch trốn thuế - Kỳ 2: Lũng đoạn phòng khách sạn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét