Phần mềm quản lý khách sạn, Phần mềm quản lý resort | skyhotel.vn

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Phân khúc khách sạn 3 sao: Cạnh tranh gay gắt

Doanh nhân Sài Gòn

So với các quý cùng kỳ những năm trước, quý I năm nay thị trường khách sạn 3 sao tại TP.HCM hoạt động có phần giảm sút do nguồn cung tăng. 


Đọc E-paper


Cung tăng vọt


Báo cáo của Savills Việt Nam về thị trường khách sạn quý I/2016 tại TP.HCM cho thấy, hoạt động của phân khúc khách sạn 3 sao giảm do nguồn cung tăng mạnh. Trong quý khảo sát, với sự gia nhập của 4 khách sạn 3 sao, nguồn cung đã tăng 1% theo quý và 14% theo năm.


Tính đến quý I/2016, toàn thị trường có 117 khách sạn với 15.000 phòng từ 3 – 5 sao.


Công suất bình quân giảm nhẹ 1 điểm phần trăm theo quý và 2 điểm phần trăm theo năm. Nhìn lại quý I/2015, TP.HCM có 99 khách sạn với tổng nguồn cung xấp xỉ 13.100 phòng. Trong suốt năm 2015 vừa qua, không có khách sạn 5 sao nào hình thành, cho nên nguồn cung chủ yếu ghi nhận từ phân khúc 3 – 4 sao.


Qua khảo sát thực tế, chỉ trong vòng hơn một năm, thay vì nằm dọc theo các trục đường chính gần chợ Bến Thành như Thủ Khoa Huân, Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn, Đồng Khởi, Phạm Ngũ Lão (Q.1); phân khúc 3 sao đã được mở rộng sang các tuyến đường Hai Bà Trưng (đoạn khách sạn Park Hyatt – bến Bạch Đằng), Đông Du…


Savills Việt Nam đánh giá, việc gia tăng nguồn cung gần đây làm sự cạnh tranh về giá mạnh mẽ hơn. Trong quý I, giá phòng trung bình giảm 5% theo quý và 2% theo năm, xấp xỉ còn 1,8 triệu đồng/phòng/đêm.


Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Vân Khanh – Giám đốc Bộ phận Tư vấn Savills Việt Nam nhìn nhận, nhà đầu tư (NĐT) tham gia vào “sân chơi” này thường cân nhắc rất kỹ vì thị trường hiện nay khá nhiều đối thủ, những người đến sau chắc chắn sẽ áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi, đôi khi là giảm giá để thu hút khách trong giai đoạn đầu hoạt động.


Song, điều đó không đồng nghĩa với việc “phá giá” bằng mọi cách để tìm khách.


Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Minh Quyền, phụ trách hệ thống chi nhánh du lịch Công ty Du lịch Bến Thành (BenThanh Tourist), cho biết, giá phòng khách sạn 3 sao cũng khó nói vì tùy thuộc vào chiến lược của mỗi doanh nghiệp. Khách đoàn, khách lẻ, mùa thấp điểm hay cao điểm du lịch có giá khác nhau.


Theo đó, trong giai đoạn thấp điểm, DN vẫn chấp nhận hạ giá vì phòng khách sạn không như những món hàng hóa khác, bán không được là mất tiền, chứ không “để dành” đến lúc được giá mới bán. Bù lại, vào những mùa cao điểm, công suất cho thuê phòng và giá thuê sẽ tốt hơn.


Hiện, BenThanh Tourist đang sở hữu khách sạn 3 sao Viễn Đông với quy mô 100 phòng, luôn đạt công suất thuê khả quan vì có lợi thế nguồn khách cố định từ kinh doanh lữ hành của Công ty “chuyển sang”.


Tuy khách sạn 3 sao được nhận định đang cạnh tranh gay gắt nhưng vẫn là phân khúc tiềm năng vì theo ông Quyền, đây là chuẩn để các công ty lữ hành, trong đó có BenThanh Tourist giới thiệu với khách quốc tế.


Song, các khách sạn này phải được đầu tư, nâng cấp thường xuyên vì hiện vẫn có nhiều khách sạn 2 sao mới đưa vào khai thác, cơ sở vật chất đầy đủ, sạch sẽ… được khách châu Âu rất ưa chuộng.


Trong giai đoạn vừa qua, 3 sao là phân khúc an toàn khi thị trường có nhiều biến động, vì nó vừa phục vụ cho khách quốc tế, vừa phục vụ khách nội địa nên công suất luôn đạt mức bình quân trên 60%.



Đầu tư vẫn “không nguội”


Theo ông Nguyễn Đức Ngọc – Giám đốc Prive Hotels Group, sở dĩ mức độ cạnh tranh của khách sạn 3 sao gay gắt là do các nhà đầu tư địa phương tham gia nhiều, trong khi vốn đầu tư ít và thời gian hoàn vốn ngắn hơn đầu tư vào phân khúc cao hơn.


Ước tính, chi phí đầu tư cho khách sạn 3 sao tại TP.HCM (quy mô khoảng 100 phòng) ở vào khoảng 4 – 5 triệu USD (chưa tính tiền đất) và thời gian thu hồi vốn dao động từ 5 – 6 năm (tùy vào vị trí).


Nổi bật hiện nay trong thị trường khách sạn 3 sao có nhóm các nhà đầu tư đến từ Hải Phòng (đầu tư theo dạng chuỗi và cả cơ sở riêng lẻ).


Đáng chú ý nhất là A & Em Hotels Group đến TP.HCM từ năm 2002, đến nay, nhóm nhà đầu tư của Hải Phòng đang điều hành chuỗi khách sạn 2 (Tân Hoàng Minh) – 3 sao (A & Em) và một số khách sạn xấp xỉ 4 sao gần các quận trung tâm TP.HCM.


Bên cạnh các nhà đầu tư địa phương, được biết, nhà đầu tư nước ngoài cũng khá quan tâm đến phân khúc này. Hiện có ít nhất hai tập đoàn từ Mỹ và Singapore đang trong giai đoạn tìm kiếm các chuỗi khách sạn 3 sao tại TP.HCM (chuỗi tối thiểu 10 khách sạn) để mua bán – sáp nhập.


Khách du lịch nước ngoài đến TP.HCM (đối tượng sử dụng các khách sạn 3 sao) vẫn khá đông. Trước mắt, theo UBND TP.HCM, Thành phố đang đặt mục tiêu đón 5,1 triệu khách quốc tế và 21,8 triệu khách nội địa trong năm 2016 này.


Thời của khách sạn 3 sao


“3 sao” ở Paris


Kinh doanh khách sạn đi theo hướng nào?


NGUYÊN BẢO – HẢI ÂU


Let’s block ads! (Why?)


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Phân khúc khách sạn 3 sao: Cạnh tranh gay gắt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét