Được coi là một trong những “huyết mạch” của du lịch Việt Nam, điểm tiếp nhận và trung chuyển du khách tới các địa phương trong cả nước; du lịch Hà Nội đang đặt ra mục tiêu tăng trưởng cho mình là phải bằng và thậm chí vượt mức tăng trưởng chung của du lịch (khoảng trên dưới 30%). Hiện tại, mức tăng trưởng của Hà Nội là khoảng hơn 10%.
Hà Nội đang thiếu trầm trọng khách sạn cao cấp. |
Sẽ là một hành trình dài cho cái đích này, tuy nhiên, ngành du lịch Hà Nội nói riêng và lãnh đạo Thủ đô nói chung, đều đã thể hiện một quyết tâm mạnh mẽ.
Theo đó, mới đây Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đã đưa ra mục tiêu: Trong 5 năm tới, thành phố sẽ xây thêm 20 khách sạn cao cấp, tương đương với khoảng 20.000 phòng lưu trú; gần bằng tổng số phòng khách sạn cao cấp của Hà Nội hiện nay.
Các địa điểm dự kiến xây dựng khách sạn tại khu vực quận Hoàn Kiếm (gần Hồ Gươm) như: 22-32 Lý Thái Tổ; 22-24 Hàng Bài; 39 Hai Bà Trưng. Bên cạnh đó, Tổng Công ty Du lịch Hà Nội đang nghiên cứu xây dựng khách sạn tại số 1 Bà Triệu; cải tạo lại khách sạn Hòa Bình…
Thành phố cũng dự kiến xây khách sạn quy mô trên 300 phòng tại khu vực đầu phố Thái Hà (quận Đống Đa), khách sạn 500 phòng tại Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm), khách sạn hơn 300 phòng tại Thụy Khuê (quận Ba Đình), khách sạn 600 phòng (huyện Đông Anh)…
“Thành phố rất khuyến khích các nhà đầu tư thực hiện các dự án khách sạn cao cấp, bởi hiện tại thành phố đang thiếu khoảng 20.000 phòng nghỉ khách sạn. Đây cũng là một trong những yếu tố cơ bản để biến du lịch thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Hà Nội”, ông Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.
Quả thật, đã không còn “đường lùi” cho du lịch Thủ đô và cũng không còn thời gian để “gia hạn” cho mục tiêu tăng gấp đôi số phòng cao cấp này; nếu nhìn vào thực trạng “không thể ngờ” hiện nay của Hà Nội.
Chia sẻ tại cuộc hội nghị gặp gỡ những doanh nghiệp, tổ chức làm du lịch vừa rồi của Hà Nội, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đưa ra những con số giật mình: Từ năm 1911 đến nay, du lịch Việt Nam đã tăng gấp đôi số lượng khách sạn từ 3-5 sao, đặc biệt là số lượng khách sạn 4 – 5 sao; đồng thời cũng tăng gấp đôi về số lượng lượng phòng.
Tuy nhiên, theo thống kê, từ tháng 11/2011 cho đến nay, trên địa bàn Thủ đô Hà Nội chỉ có thêm 4 khách sạn 4-5 sao, gồm: Khách sạn Marriott, Apricot, khách sạn và căn hộ khu vực Landmark – Keang Nam và khách sạn căn hộ khu vực Lotte; với tổng số phòng 1.200 phòng.
Và đặc biệt, Hà Nội chưa từng “nghe đến” những dự án khách sạn trên dưới 1.000 phòng, hay những tổ hợp lên tới 4.000 phòng như ở khu vực Hòn Tre (Nha Trang) và 6.000 phòng như Vinpearl Phú Quốc.
“Rõ ràng so với tốc độ phát triển, Hà Nội đang rất chậm chân”, ông Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh.
Với số lượng phòng lưu trú này, thì dù mới đạt mức tăng trưởng du lịch hơn 10%, Hà Nội đã luôn trong tình trạng thiếu phòng và cháy phòng vào những dịp cao điểm du lịch. Vậy nên, đặt giả thiết khi mức tăng trưởng du lịch của Hà Nội tiệm cận với mức tăng trưởng chung của cả nước (điều bắt buộc phải làm được), tức là tăng gấp 3 so với hiện tại, thì mức độ “khát” phòng lưu trú cao cấp sẽ còn lớn tới mức nào.
Vì vậy, mục tiêu đến năm 2020 của Hà Nội đã tới lúc phải nhanh chóng không còn chỉ là mục tiêu nữa. Chưa kể, sẽ còn phải đưa ra một mục tiêu dài hạn hơn, để đẩy mạnh hơn nữa việc hình thành những tổ hợp khách sạn cao cấp 4-5 sao tại Thủ đô; đảm bảo tăng gấp 3 hiện tại, khi du lịch Thủ đô đã thực sự “xứng tầm”.
Sử dụng Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel để đạt hiệu quả cao nhất
Thật bất ngờ, Hà Nội quá ‘nghèo’ khách sạn cao cấp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét