Phần mềm quản lý khách sạn, Phần mềm quản lý resort | skyhotel.vn

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

Du khách chỉ ra những sai lầm chết cười của các khách sạn

du khach chi ra nhung sai lam chet cuoi cua cac khach san hinh 1






du khach chi ra nhung sai lam chet cuoi cua cac khach san hinh 2

du khach chi ra nhung sai lam chet cuoi cua cac khach san hinh 3

du khach chi ra nhung sai lam chet cuoi cua cac khach san hinh 4

du khach chi ra nhung sai lam chet cuoi cua cac khach san hinh 5

du khach chi ra nhung sai lam chet cuoi cua cac khach san hinh 6

du khach chi ra nhung sai lam chet cuoi cua cac khach san hinh 7

du khach chi ra nhung sai lam chet cuoi cua cac khach san hinh 8


Đăng ký Quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Du khách chỉ ra những sai lầm chết cười của các khách sạn

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Clip khách sạn ở Vũng Tàu ép khách thanh toán gấp đôi tiền phòng

Nhân viên chèo kéo, đồng ý mức giá 800 nghìn/2 phòng/đêm. Sáng hôm sau người khách tá hỏa khi chủ khách sạn nâng giá lên gấp đôi. Sự việc xảy ra tại Vũng Tàu.

Khách sạn ở Vũng Tàu ép khách thanh toán gấp đôi tiền phòng Khách sạn ở Vũng Tàu ép khách thanh toán gấp đôi tiền phòng



Clip được chủ tài khoản Hoàng Long chia sẻ về việc khách sạn ở Vũng Tàu bắt chẹt khách đã khiến cộng đồng mạng vô cùng bức xúc.


Kèm theo hình ảnh, người này viết:


“Chuyện là tối hôm thứ 7 vừa rồi mình và đám bạn của mình có ra Vũng Tàu chơi, lúc ra tới nơi thì đã là 4h sáng chủ nhật. Nhóm mình đi vòng vòng kiếm khách sạn để nghỉ ngơi, khi thấy nhóm mình đi chậm thì nhân viên của khách sạn chèo kéo.


Một người bạn trong nhóm mới hỏi giá phòng bao nhiêu, thì người nhân viên đó nói 1,2 triệu/ 2 phòng. Mình bỏ đi thì nó kéo lại và nói cho nó cái giá đi, bạn của mình nói 800 nghìn/ 2 phòng đi (đâu có cái luật nào cấm không được trả giá đúng không mọi người). Khi bạn mình nói vậy thì nó mới hạ xuống còn 1triệu/ 2 phòng.


Nhóm mình bỏ đi thì nó kéo lại và nói cho nó thêm chút nữa là 900nghìn/2 phòng đi, mình vẫn kiên quyết là 800 nghìn/2 phòng và cuối cùng nó đã nói: “Rồi đồng ý luôn 800nghìn/2 phòng”.


Tất nhiên là khi bạn mình trả giá nó có quyền từ chối không cho tụi mình thuê mà đúng không mọi người? Và quan trọng là nếu nó không đồng ý giá của nhóm mình đưa ra thì làm sao nhóm mình vào ở được đúng không? Khi vào ở thì nó cũng không nói gì về việc ở qua đêm phải đưa tiền trước hoặc đặt cọc trước, vừa vào là nó dẫn ngay bọn mình lên phòng.


12h trưa chủ nhật cùng ngày xuống trả phòng (tính ra nhóm mình mới ở 8 tiếng thôi) lúc tính tiền thì nó nói 800nghìn/1 phòng. Nếu tối thứ 7 nó nói 800nghìn/1 phòng thì bọn mình đâu có ở với lại. Đâu có ai dại đến nỗi giá lúc đầu 1,2 triệu/2 phòng, tự mình đôn giá lên 800nghìn/1 phòng. Mọi người thấy vô lý không?”.


https://www.youtube.com/watch?v=nbSvKnTtmiA


Đoạn ghi hình khách sạn ở Vũng Tàu bắt chẹt khách. Nguồn Facebook



Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Clip khách sạn ở Vũng Tàu ép khách thanh toán gấp đôi tiền phòng

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

Chủ khách sạn Sầm Sơn giải thích khách bị tính thêm 200.000/phòng


Xung quanh thông tin du khách bức xúc vì không ăn tại khách sạn phải trả thêm 200 nghìn/phòng, ngày 2/7, bà Lưu Thị Oanh – chủ khách sạn H.G. (Sầm Sơn, Thanh Hoá) cho biết, theo quy định của khách sạn nếu du khách đặt phòng có thỏa thuận ăn đủ 3 bữa chính, hoặc không ăn thì sẽ được tính giá khác nhau.


“Chúng tôi chỉ thu thêm đoàn khách này 200 nghìn đồng, bởi trước đó đã thoả thuận nếu đặt cơm tại khách sạn thì sẽ được tính giá phòng ưu đãi, nếu không chúng tôi sẽ tính giá khác. Ví dụ nếu khách đồng ý ăn ở đây thì chúng tôi lấy 1 triệu, nếu không ăn ở đây thì chúng tôi lấy 1,2 triệu. Điều này chúng tôi đã nhắc nhở khi gửi menu thực đơn cho khách hàng”, bà Oanh nói.


Theo bà Oanh, giá cuối tuần, đầu tuần là khác nhau. Đầu tuần sẽ có giá rẻ hơn và cuối tuần thì giá đắt hơn. Khi đặt phòng ở đây, khách sạn không viết vào hợp đồng mà trao đổi với nhau bằng miệng.


Hình ảnh khách sạn H.G. Ảnh: VNN Hình ảnh khách sạn H.G. Ảnh: VNN


Ví dụ khi kinh doanh 3 tháng hè sẽ không giống những nơi khác, họ áp thuế khách ăn và ở tại khách sạn. Vì vậy, khi khách đến đây ăn bữa trưa và không ăn bữa tối và trưa hôm sau, chúng tôi chỉ thu thêm là 200 nghìn và nói bù thêm vào tiền đóng thuế”.Cũng theo bà Oanh, lý do khiến khách sạn phải tách bạch giá phòng như vậy là do “Khi chúng tôi kinh doanh trong khu vực Sầm Sơn có áp thuế, nhất là 3 tháng hè.


Về việc này, khi liên hệ với anh Phạm Văn Hà (36 tuổi, quê Hải Dương) thì anh khẳng định: “Phía khách sạn không hề nói gì về việc nếu ăn ở đây thì giá này, nếu không ăn ở đây thì giá khác”.


Trước đó, theo thông tin trên báo Vietnamnet, anh Hà cho biết, anh và bạn bè vô cùng bức xúc trước thái độ làm việc “chộp giật” của chủ khách sạn H.G khi đoàn khách của anh không ăn tối tại đây.


Theo anh Hà: “Cách đây 1 tháng, nhóm chúng tôi có đặt 7 phòng nghỉ qua mạng tại khách sạn H.G. với giá 600.000 đồng/phòng. Tuy đã đặt trước, nhưng ngày 1/7 khi cả đoàn đến nơi thì chỉ còn 6 phòng, nhưng các gia đình vẫn đồng ý ở lại”.


Bảng menu tại khách sạn- bà Oanh cung cấp. Ảnh: VNN Bảng menu tại khách sạn- bà Oanh cung cấp. Ảnh: VNN


Bên cạnh đó, đoàn anh Hà cũng đã đặt 4 mâm cơm tại khách sạn này theo menu mà nhân viên khách sạn đã gửi mấy ngày trước, tuy nhiên khi đến dùng bữa thì thấy 4 mâm này không đúng theo như thực đơn đã đặt trước đó.


“Do thực đơn bữa trưa không hợp lý nên khi phía khách sạn có đề nghị đoàn khách đặt bữa ăn tối, chúng tôi lấy lý do tối có bạn bè mời ăn ngoài nên không ăn tại khách sạn. Lúc này bà chủ trở mặt luôn, nếu vậy cứ mỗi phòng chúng tôi phải trả thêm 300 nghìn phụ thu. Sau một hồi đôi co bà chủ buông luôn một câu ngắn gọn “không nói nhiều chốt lại mỗi phòng thêm 200 nghìn đồng”.


Theo anh Hà, cuối cùng để yên chuyện, nhóm của anh đã phải đóng thêm mỗi phòng 200 nghìn trong tâm trạng vô cùng bức xúc.


Thùy Dung


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, resort Skyhotel

Bot statistics for this page


Chủ khách sạn Sầm Sơn giải thích khách bị tính thêm 200.000/phòng

JLL: Việt Nam vẫn là điểm sáng hút các nhà đầu tư và khai thác khách sạn

Với mức kỷ lục đạt 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2016 và mục tiêu nhắm đến 20 triệu lượt khách vào năm 2020, Việt Nam được trông đợi sẽ đạt được doanh thu vào 30 tỷ USD riêng cho ngành du lịch vào cuối thập kỷ này. Đặc biệt, lượng khách du lịch Trung Quốc tăng mạnh hơn 50% vào năm 2016, và lượng khách du lịch Nga cũng hồi phục tích cực, tính vào thời điểm tháng 4/2017 khách Nga đến Việt Nam đã tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam vẫn là điểm sáng hút các nhà đầu tư và khai thác khách sạn Việt Nam vẫn là điểm sáng hút các nhà đầu tư và khai thác khách sạn


Theo JLL, sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phần nhiều là nhờ những cải thiện về cơ sở hạ tầng và chính sách gần đây. Chính phủ đã dành phần lớn GDP cho việc phát triển cơ sở hạ tầng hơn bất kỳ các quốc gia khác tại Đông Nam Á. Chẳng hạn, việc đầu tư bao gồm 2.000km đường cao tốc mới, hệ thống tàu điện ngầm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cùng nhiều dự án mở rộng và xây dựng sân bay mới.


Đặc biệt, nhiều dự án mở rộng sân bay được thực hiện bởi các khoản đầu tư từ các hãng hàng không của nhà nước và tư nhân nhằm phục vụ chính việc mở rộng và cải thiện đội bay của các hãng.


Do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà đầu tư và các nhà khai thác vận hành khách sạn sẵn sàng cam kết với thị trường có tốc độ tăng trưởng cao này.

Ông Adam Bury, Phó chủ tịch cấp cao Bộ phận Đầu tư, Tập đoàn tư vấn Khách sạn của JLL khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho rằng: “Với những cam kết lớn của các tổ chức và cá nhân liên quan đến nhà nước hoặc tư nhân vào cơ sở hạ tầng và liên kết giao thông, các nhà đầu tư khách sạn đều rất muốn đầu tư vốn vào thị trường Việt Nam”.


“Năm 2016 thị trường đã chứng kiến mức kỷ lục của các giao dịch về khách sạn, với tổng giá trị giao dịch hoàn thành trong năm chiếm 83% so với các giao dịch cùng năm tại Thái Lan, một thị trường được xem là rộng lớn hơn và có nhiều biến chuyển hơn”, ông Adam Bury cho biết thêm.


Theo phân tích của ông Bury: “Việt Nam đang cố gắng thay đổi hình ảnh của một đất nước bị khách du lịch cho là chỉ nên đến một lần bằng những thu hút về ẩm thực, những sân gôn mới được xây dựng và các câu lạc bộ tạo thêm nhiều điểm thu hút khách du lịch trở lại viếng thăm. Các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải đã mở ra nhiều điểm du lịch mới tại các khu ven biển ngoài những điểm đến quen thuộc như Đà Nẵng – Hội An và Nha Trang – Cam Ranh”.


Ông Frank Sorgiovanni, Giám đốc nghiên cứu thị trường, Tập đoàn tư vấn Khách sạn của JLL khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho biết thêm: “Trong 24 tháng qua, chúng tôi đã chứng kiến một lượng lớn khách sạn với thương hiệu quốc tế được mở tại Việt Nam và mong chờ sự đa dạng hóa các công ty quản lý khách sạn và thương hiệu trong thị trường”.


“Theo quan sát ở một vài nước khác tại khu vực Đông Nam Á, chúng tôi mong đợi một sự phát triển vượt tầm các thương hiệu khách sạn quốc tế. Các thương hiệu khách sạn trong nước dường như đang dẫn đầu tiên phong, đặc biệt là phân khúc dành cho khách du lịch trong nước. Các thương hiệu khách sạn đang được xây dựng và phát triển tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nhắm vào phân khúc khách có ngân sách vừa và thấp, các chuỗi này được cho rằng sẽ phát triển trên toàn quốc với tốc độ nhanh”, ông Sorgiovanni nói thêm.


Cũng theo ông Gorgiovanni, Việt Nam không nên chỉ được xem như một điểm đến du lịch mà còn vì sự phát triển kinh tế nhanh chóng của đất nước, dẫn đầu bởi chế tạo và sản xuất công nghiệp đã thúc đẩy nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, sự kết nối giữa các quốc gia gia tăng phối hợp với nguồn cung các sản phẩm khách sạn mới đã biến Việt Nam thành điểm du lịch hấp dẫn hơn như là một điểm đến chỉ dành cho du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo,…


Bên cạnh đó, ngành công nghiệp khách sạn Việt Nam cũng cần chú trọng hơn đến nhu cầu cư trú tại các khách sạn ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vì nhiều doanh nghiệp đa quốc gia và nhà máy chế xuất lớn đã vào Việt Nam và luân chuyển lượng lớn chuyên gia của họ tạm trú ngắn và dài hạn từ các thị trường châu Á khác.


“Hiệu suất kinh doanh của khách sạn, đặc biệt là Hà Nội, đã được cải thiện sau sự đầu tư công nghiệp khổng lồ xung quanh thành phố. Chúng ta đang thấy những xu hướng tương tự ở thành phố Hồ Chí Minh, cũng đang được hưởng lợi từ chính vị thế của một trung tâm tài chính của đất nước. Về tầm nhìn trung hạn, Việt Nam vẫn tiếp tục cho các nhà đầu tư một cái nhìn tốt về thị trường”, ông Adam Bury khẳng định.


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


JLL: Việt Nam vẫn là điểm sáng hút các nhà đầu tư và khai thác khách sạn