Phần mềm quản lý khách sạn, Phần mềm quản lý resort | skyhotel.vn

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Kinh doanh khách sạn - Đổi mới tư duy

Trước năm 2008, rất nhiều ngân hàng coi kinh doanh khách sạn tương tự như kinh doanh bất động sản. Đến nay, họ đã nhìn nhận việc kinh doanh khách sạn như một hoạt động thông thường.




Theo báo cáo mới đây của Grant Thorton, cuộc khủng hoảng tài chính đã hình thành một bối cảnh mới cho hoạt động tín dụng của ngành dịch vụ khách sạn. Từ những sai lầm trong quá khứ, những nhà tín dụng đã phải thay đổi và đang trang bị những hiểu biết về kinh doanh trong ngành khách sạn.


Kết quả phỏng vấn với các ngân hàng, các quỹ đầu tư tư nhân, nhà tư vấn và các giám đốc khách sạn đã chỉ ra rằng, các khách sạn phải tìm ra cách thức đàm phán với các nhà tín dụng và các nhà đầu tư nếu họ muốn huy động vốn trong bối cảnh kinh tế mới này.


Được công bố trong sự kiện Diễn đàn Quốc tế về Đầu tư Khách sạn tại Berlin, báo cáo “Đầu tư vào ngành khách sạn năm 2014 – Tài trợ vốn ở một tầm cao mới”, đã mô tả bước phát triển mới của môi trường đầu tư tài chính cho ngành dịch vụ khách sạn.


Gillan Sanders, Giám đốc toàn cầu Ngành khách sạn và du lịch của Grant Thornton, cho biết: “Đầu tư vào ngành khách sạn đã có những thay đổi lớn chỉ trong một thời gian ngắn. Dù vẫn bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính song kết quả là có một sự thay đổi mới nổi lên, đó chính là sự hiểu biết đôi bên toàn diện hơn và hiệu quả hơn giữa các nhà đầu tư, nhà tín dụng và các doanh nghiệp khách sạn.


Sự thay đổi này được hoan nghênh bởi các khách sạn và nó xuất hiện vào thời điểm mà nhu cầu đầu tư và cho vay ngành dịch vụ khách sạn đang trở lại. Điều này hứa hẹn một triển vọng đầu tư cho sự tăng trưởng trong tương lai của ngành dịch vụ này”.


Trước năm 2008, rất nhiều ngân hàng coi kinh doanh khách sạn tương tự như kinh doanh bất động sản. Đến nay, họ đã nhìn nhận việc khách sạn như một hoạt động kinh doanh thông thường. Thay vì tập trung đánh giá tỷ lệ vốn vay trên giá trị tài sản như trước đây, các chuyên gia tài chính khách sạn nay chuyển sang xem xét các hệ số nhân thu nhập và chỉ số đòn bẩy.


Nói tóm lại, các ngân hàng chuyển sang kiểm soát khả năng trả nợ vay và sự ổn định của dòng tiền. Theo Grant Thornton, các khách sạn phải có chiến lược tập trung vào tăng trưởng làm thế nào để nâng cao chất lượng hồ sơ tín dụng để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của nhà cung cấp tín dụng.


Các khách sạn cần phải quan tâm đến cả năm vấn đề, bao gồm: xây dựng thương hiệu, phương thức quản lý, tài chính, kế hoạch kinh doanh và marketing. Theo các nhà quản lý khách sạn hiện nay nhà đầu tư ngày càng chú trọng hơn đến chiến lược kinh doanh trực tuyến, cầu nối trực tiếp đến khách hàng, vì họ nhận ra rằng các trang web trực tuyến của những đại lý du lịch đang dần chiếm lĩnh thị phần khá lớn và ảnh hưởng đến doanh thu.


Theo nghiên cứu toàn cầu của Grant Thornton, có khoảng một phần năm chủ khách sạn có ý định đầu tư mở rộng thêm khách sạn vào năm 2014. Một nửa trong số những chuyên gia được phỏng vấn cho rằng ngân hàng sẽ là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho những dự án này.


Tuy nhiên, một phần ba nghĩ rằng những quỹ bảo hiểm và các nhà đầu tư tư nhân sẽ là những nhà tài trợ chính, thể hiện sự chuyển dịch khỏi ngân hàng bán lẻ và những cá nhân giàu có vốn từng là nguồn tài chính chính của thị trường. Tuy nhiên, ở khu vực châu Á, những công ty gia đình và các chủ đầu tư kiêm nhà điều hành vẫn được kỳ vọng tiếp tục là các nhà tài trợ chính, đặc biệt là ở Nhật và khu vực Đông Dương.


Báo cáo “Tài trợ vốn ở một tầm cao mới” cũng chỉ ra rằng, sự tiếp cận thận trọng của các ngân hàng và sự xóa bỏ việc đánh giá hệ số vốn vay trên giá trị tài sản đã tạo ra cơ cấu cho vay mới, sáng tạo hơn.


Rất nhiều ngân hàng cũng đang cung cấp thêm những phương thức bảo đảm hoặc những ưu đãi cho nhà đầu tư như một cách thúc đẩy tín dụng, được đảm bảo bởi vốn chủ sở hữu hiện tại. Phương thức tín dụng hỗn hợp này có thể được cơ cấu hoặc như một khoản nợ với mức độ ưu tiên đứng sau nợ ưu tiên trả trước, hoặc như một loại cổ phiếu ưu đãi.


(Theo Grant Thorton)


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, nhà nghỉ, hotel mini

Bot statistics for this page


Kinh doanh khách sạn - Đổi mới tư duy

Kinh doanh khách sạn

Khách sạn cung cấp vừa “sản phẩm” vừa “dịch vụ”. Tất cả các khách sạn, cho dù lớn hay nhỏ cũng thể hiện được mục đích và chức năng hoạt động đặc thù riêng. Kinh doanh khách sạn là dịch vụ cho thuê phòng phục vụ du khách ngủ nghỉ và đồng thời khai thác một số dịch vụ bổ sung khác để phục vụ du khách (dancing, hồ bơi, casino, restaurant…), nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận.Khách du lịch là khách rời khỏi nơi cư trú thường xuyên, đến một nơi khác và lưu trú nơi đây hơn 24 giờ, với các mục đích : thư giãn, vui chơi, giải trí, mở mang kiến thức, trị bệnh…


Kinh doanh khach san 01


Điều kiện kinh doanh khách sạn


Kinh doanh khách sạn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và chủ doanh nghiệp cũng như cơ sở kinh doanh khách sạn phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 và Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22/2/2001 của Chính phủ quy định về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện


Theo đó, anh cần phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh khách sạn để thành lập một loại hình doanh nghiệp một cách bình thường theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005. Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, anh sẽ làm thủ tục cam kết thực hiện điều kiện về an ninh, trật tự với cơ quan công an địa phương nơi doanh nghiệp của anh đặt trụ sở. Đồng thời cơ sở kinh doanh khách sạn của anh cũng phải đáp ứng các quy định về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy và Chữa cháy năm 2001.


Tầm quan trọng của dịch vụ trong kinh doanh khách sạn


Trong những năm gần đây, giới doanh thương đã ý thức được tầm quan trọng của hoạt động dịch vụ. Vì ngày nay lĩnh vực dịch vụ đã thống trị nền kinh tế quốc dân. Ở Mỹ trong một phần tư thế kỷ qua, nền kinh tế chuyển dịch từ định hướng “sản xuất” sang định hướng “dịch vụ”. Đó là nguyên nhân việc khảo sát lại sự khác biệt giữa các loại hình kinh doanh sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Động cơ của việc khảo sát này tất nhiên là “thuận lợi”. Tìm hiểu “kinh doanh dịch vụ” khác với “kinh doanh sản xuất hàng hóa” như thế nào giúp cho các vị điều hành quản lý tốt hơn. Một điều đáng chú ý của việc khảo sát này là giúp ta hiểu rõ tầm quan trọng trong kinh doanh khách sạn mà lâu nay người ta vẫn xem như chỉ có sản xuất ra hàng hóa mà thôi. “Dịch vụ” có thể xem như là một yếu tố chiến lược của cạnh tranh giúp cho những công ty sản xuất hàng hóa sử dụng nó một cách thích hợp để cạnh tranh với nhau.


Kinh doanh khach san 03


Khách sạn cung cấp vừa “sản phẩm” vừa “dịch vụ”. Tất cả các khách sạn, cho dù lớn hay nhỏ cũng thể hiện được mục đích và chức năng hoạt động đặc thù riêng. Thường một sản phẩm vật chất cụ thể, được sở hữu chủ sử dụng không cần đến sự “đóng góp” thường xuyên của nơi sản xuất ra sản phẩm đó. Cây bút máy, quần áo, tủ bàn ghế, đồ gia dụng, thực phẩm và nhà cửa là những ví dụ về các loại “sản phẩm” trong đó nó chỉ có chứa một phần rất nhỏ về “dịch vụ” đi kèm. Sản phẩm có ít thành phần “dịch vụ” đi kèm là khi khách hàng sử dụng chúng mà không cần sự hổ trợ nhiều của nơi cung ứng ra sản phẩm đó. Còn khách sạn thì sản phẩm “vật chất” phải kèm theo “dịch vụ”


Vị trí trung tâm của kinh doanh khách sạn là một điều vô cùng thuận lợi cho khách lưu trú tại đó. Các khu vực công cộng và khu tiền sảnh tráng lệ cộng thêm vẻ đẹp của toà nhà; thang máy hiện đại tiết kiệm thời gian, phòng ốc tiện nghi, rộng rãi cũng góp phần không nhỏ cho sự hài lòng của khách. Những hình tượng cụ thể này là những gì mà khách sạn “sản xuất”, đó là sản phẩm vật chất của khách sạn. Tuy nhiên “sản phẩm vật chất này dù mắc hay rẻ cũng không thể cung cấp cho khách mà không có sự phục vụ liên tục của tập thể nhân viên khách sạn được.


Nói cách khác, bản thân sản phẩm không thể tự nó đáp ứng các nhu cầu của khách. Trong cách kinh doanh khách sạn, cơ sở vật chất của nó và “dịch vụ phục vụ” luôn quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, sản phẩm của khách sạn là sự kết hợp của sản phẩm vật chất và sự tham gia phục vụ của nhân viên khách sạn, đây là hai yếu tố không thể thiếu được của khách sạn.


Các nhà điều hành giỏi cũng như các Tổng giám đốc các khách sạn nổi tiếng đều công nhận “Phục vụ khách” là điều tiên quyết cho sự thành công của khách sạn. Một vị Giám đốc khách sạn đã có lý khi phát biểu: “Bản thân của khách sạn là hàng hóa. Không có gì khác biệt về vật chất giữa cái này với cái khác”. Để cạnh tranh, mỗi một khách sạn phải tự thể hiện năng lực bằng sản phẩm phục vụ của mình, vì nó quyết định một phần quan trọng sự thành công hay thất bại của khách sạn. Khách có trở lại khách sạn hay không tùy thuộc vào hoạt động phục vụ của kinh doanh khách sạn.


Một nhà quản lý kinh doanh khách sạn nổi tiếng đã nói: “Việc cung ứng dịch vụ phục vụ trong khách sạn là một trong các tiêu chuẩn quan trọng khách đặt ra”.


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, resort Skyhotel

Bot statistics for this page


Kinh doanh khách sạn

11 xu hướng phát triển nhanh nhất trong ngành thiết kế khách sạn

Khách sạn hiện đại đã khéo léo thích nghi với những thay đổi nhanh chóng của xã hội với vô vàn giải pháp sáng tạo. Sau đây là 11 xu hướng thiết kế nội thất nổi bật của ngành thiết kế khách sạn hiện nay được tổng kết lại. 



Từ những ý tưởng cấu trúc phòng đảm bảo sự riêng tư cá nhân, tới khu vực dành cho khách ăn nghỉ với các đặc điểm nổi bật. Dù bạn đang sở hữu một khách sạn hoặc đang có ý định kinh doanh khách sạn thì đây cũng là một trong gợi ý bạn nên xem.


 


 

 


1.Tiến hành biến không gian hành lang thành nơi đa chức năng


 


Tầm quan trọng của hành lang lối vào đang phát triển như cuộc gặp gỡ gây ấn tượng tới bất cứ vị khách nào khi tới khách sạn của bạn và đồng ý lưu lại nơi này. Với xu hướng kinh doanh mới, hành lang khashc sạn nên cung cấp một không gian sử dụng đa dạng, mang tới sự thoải mái cho khách, ví dụ như hành lang là nơi để khách ngôi sử dụng máy tính cá nhân, cắm các thiết bị họ cần để sạc. Điều này có nghĩa bạn nên sắp xếp bàn ghế, hoặc 1 chiếc ghế sofa – bàn cà phê tại đây. Xu hướng nổi bật hiện nay đối với khách sạn có lẽ là xanh tường sơn lá cây, thác nước nhân tạo trong nhà, có sự xuất hiện của các loại chùm đèn lớn tạo không gian láp lánh và các trạm đa phương tiện.


 


  

 


2.Thiêt lập lại cấu trúc phòng trong khách sạn


 


Không đi theo hướng cổ điển chỉ đơn giản là là sự kết hợp của tủ bàn, giường với một căn phòng dành cho khách. Trong thời đại ngày nay, các vị khách luôn mong chờ sự bất ngờ một nơi nào đó mới mẻ, khác với căn phòng quen thuộc ở nhà của họ. Có lẽ đó là lý do tại sao nội thất trong ngành khách sạn hiện đại là rất khác nhau. Văn phòng sáng tạo cho khách kinh doanh, màn hình tivi, một ghế sofa thêm bên chiếc giường cỡ lớn là một trong số các yếu tố làm cho căn phòng khách sạn hợp thời trang. Trang trí hỗn hợp màu sắc theo phong cách chiết trung chắc chắn có thể hấp dẫn khách muốn trải nghiệm nơi ăn nghỉ, độc đáo.


 


 

 


3.Phòng tắm có tính năng như Spa


 


Phòng tắm là phòng phụ trợ được giảm thiểu để mở rộng khu vực sinh hoạt. Du lịch hiện đại ngược lại, nếu khách sạn của bạn có một phòng tắm giống như spa là phương pháp thư giãn chắc chắn lôi cuốn khách hàng rất lớn.  


 


 

 


 4.Không chỉ đơn giản là một nhà hàng, mà còn là điểm đến của riêng cá nhân 


 


Một vài nhà hàng khách sạn vẫn dựa trên thiết kế một khu vực phục vụ đồ ăn theo cách truyền thống. Nấu ăn là một nghệ thuật vì vậy nếu bạn biến nơi đây thành nơi triển lãm các phương thức, nấu ăn, các món đồ ăn thì chắc hẳn nó là điều đặc biệt và ghi dấu ấn khá sâu sắc cho khách tới khách sạn. 


 


 

 


5.Làm mờ ranh giới giữa trong nhà –ngoài trời


 


Trải nghiệm cảm giác đi một chặng đường dài. Nguyên tắc này đã được tích hợp tốt trong loạt các dịch vụ được cung cấp bởi các khách sạn hiện đại. Quá trình chuyển đổi không gian giữa trong nhà – ngoài trời càng nhẹ nhàng, tự nhiên càng tốt. Sàn gỗ, đồ trang trí bằng đá, cây xanh, thác nước trong nhà – đây chỉ là một trong những yếu tố để giải phóng sự đóng khung của một khách sạn gây ấn tượng cho khách.


 


 

  


.Các tính năng xanh


 


Phát triển bền vững là một vấn đề tế nhị đối với bất cứ một ông chủ khách sạn nào, họ đang làm hết sức mình để giảm chi phí duy trì khách sạn. Nhưng ai đã tham gia ngành công nghiệp này thì phía trước họ là một trò chơi quan trọng mà họ đã tham gia và khó có thể rút lại.Ví dụ: cửa sổ của phòng khách sạn có thể có kích thước lớn để tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên, vật liệu xây dựng tự nhiên, tường xanh lá với cây xanh và mái nhà xanh dùng các đồ vật tái chế an toàn cho khách, thực phẩm trồng tại địa phương…


 


 

 


7.Tập chung và nghệ thuật có sẵn tại địa phương


 


Đó là một một ý tưởng sáng tạo, khi mà các khách sạn thông thường tạo khoảng cách riêng với văn hóa của địa phương. Chủ khách sạn khi nhận ra rằng, việc thêm nghệ thuật truyền thống của địa phương vào thiết kế khách sạn của họ sẽ nâng cao nhận thức của du khách và tạo ra cho họ một trải nghiệm thú vị. Từ tác phẩm điêu khắc nhỏ, tranh ảnh cỡ lớn tích hợp dự án nghệ thuật với hình ảnh khách sạn có thể dễ dàng giúp khách sạn thành công hơn.


 


 

 


8.Công nghệ Overload


 


Không phải ai cũng tìm kiếm một nơi ăn nghỉ công nghệ cao ở xa nhà. Ngược lại, xu hướng người có thể ngắt kết nối với tất cả công việc trong ngày nghỉ lễ ngày càng tăng, Khách sạn mới cung cấp khả năng điều chỉnh ánh sáng, điều hòa không khí và thậm chí cả rèm cửa sổ thông qua điện thoại thông minh. Hoặc một xu hướng khác được áp dụng như việc đặt nhận phòng khi khách còn đang trên máy bay thông qua máy tính bảng, cũng như để đảm bảo quá trình giú họ kết nối trực tuyến dễ dàng hơn với khách sạn.


 


 

 


9.Ít mẫu, thêm nhiều màu sắc 


Khi đi, bạn thường có nhiều thời gian để khám phá các giác quan của bạn. Đây có lẽ là lý do tại sao phòng khách sạn bỏ những mô hình trực quan khó chịu và theo đuổi kết cấu thay thế. Tạo cho khách một điều gì đó họ có thể cảm nhận và thậm chí bị lạc trong đó có thể dẫn đến một kinh nghiệm đáng nhớ, một thứ họ có thể muốn được trải nghiệm thêm lần 2. Thêm một vài màu sắc tươi sáng để tạo hiệu ứng không gian và không khí tươi vui.


 


 

 


10. Không gian cá nhân


 


Đó là một thực tế các kỷ niệm về khách sạn đối với những khách ở lâu dài.Với điều này trong tâm chí, chủ khách sạn nên tham khảo qua mô đun khách sạn Pop-up, phòng theo chủ đề có một tác động mạnh mẽ, đặc biệt là khi du khách chỉ có thể ở một thời gian ngắn.


 


 

 


11.Một ngôi thứ hai của khách


 


Hơn bất cứ điều gì, phòng khách sạn nên mang tới sự thoải mái, cảm giác như một ngôi nhà thứ 2 của khách. Không có vấn đề như thế nào quá sang trọng xa lạ mà cầng phải thân thiện và kỳ lạ – theo chủ đề phòng, ấm cúng là một yếu tố cần được xem xét. Ảnh gỗ, lấy cảm hứng từ các mặt hàng trang trí, thảm, rèm cửa, lò sưởi, một gói truyền hình và chơi bản nhạc mà khách thích nhất, tất cả sẽ làm nên một kỳ nghỉ đáng nhớ cho họ.


 


 

 


Nguyên Thảo (Depplus.vn/MASK) 



kinh doanh hiệu quả với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


11 xu hướng phát triển nhanh nhất trong ngành thiết kế khách sạn

Thứ Năm, 22 tháng 5, 2014

Yếu tố phong thuỷ trong khách sạn, nhà hàng

Phong thủy Đông Phương


Nhiều người đã ý thức được rằng, nhà hàng, khách sạn làm ăn phát đạt, ngoài nghệ thuật kinh doanh và vận khí, yếu tố phong thuỷ có vai trò rất quan trọng. Chính vì thế, tại nhiều quốc gia, nhất là Phương Đông, các ông chủ khi chọn vị trí, thiết kế, xây dựng, bố trí và sắp xếp đồ đạc đều theo ý kiến của các nhà phong thủy.


Phong thủy Đông Phương

Thiết kế mặt bằng

Khi thiết kế mặt bằng người ta quan tâm đến cảnh quan chung của khách sạn phải đẹp. Để tạo ra hình thái hài hoà với cảnh quan cần tạo hình màu sắc.

Phong thuỷ học cho rằng, ngoại cảnh khách sạn nên dùng cách điệu dương tính là chính, không nên dùng màu sắc âm tính thâm trầm vì tạo âm khí nặng nề gây trì trệ cho khách. Ở Nhật Bản, có khách sạn Đại Tân Vương cạnh hồ Tỳ Bà cao 38 tầng, để tạo màu sắc tường nhà khách sạn hài hoà với cảnh núi sông, nhà thiết kế làm tường bằng pha lê lấy sắc nước qua hồ Tỳ Bà phản chiếu lên.

Trong thiết kế ngoại cảnh, vị trí cửa ra vào chiếm tới 3/5 ảnh hưởng tốt xấu trong kinh doanh. Thiết kế theo hình thức cửa lớn cần phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo nơi đó, phương vị, hướng từ trường.

Tại Hồng Kông, đại khách sạn Cửu Long trước cửa là nền cũ của nhà ga xe lửa bị phá đi, sau đó xây dựng lên trung tâm văn hóa và quán Thái Không. Quán Thái Không xây theo hình quả trứng chĩa thẳng vào cửa khách sạn Cửu Long, từ đó trở đi ở đây rất vắng khách. Chủ khách sạn đã nỗ lực cải tiến công tác quản lý khách sạn nhưng vẫn vắng khách.

Cuối cùng phải nhờ phong thuỷ giải quyết bằng cách đặt tượng vị môn thần đứng chắn trước cửa nhìn thẳng vào quán Thái Không. Sau khi làm xong, khách sạn lại đông khách trở lại.


Phong thủy Đông Phương


Vị trí cửa ra vào chiếm tới 3/5

ảnh hưởng tốt xấu trong kinh doanh.



Sảnh ở cửa khách sạn gọi là nhà lớn, đây là nơi khách ra vào, nơi đây đặt tổng đài điện thoại, chỗ ngồi nghỉ, cầu thang và thang máy nên phải rộng rãi, sáng sủa.

Việc bài trí cách điệu phù hợp với nét độc đáo riêng của địa phương; nếu trước cửa có dấu hiệu xung sát phải đặt sư tử đá, trong nhà lớn đặt vật tránh sát mà chiêu tài như 5 hoặc 8 chuông thạch anh màu kim, hoặc là thần, hoặc là tượng lớn, căn cứ vào tình hình cụ thể mà định.

Nếu đại sảnh quá lớn thì nên đặt thêm quầy rượu hoặc quán cà phê để khách vừa đến đã có chỗ nghỉ. Trang trí đèn ở đại sảnh cũng rất quan trọng, ánh đèn ban đêm sao cho hấp dẫn khách.


Thiết kế bên trong

Phong thuỷ học cho rằng, thiết kế bên trong một căn phòng khách sạn cũng ảnh hưởng đến kinh doanh phát đạt hay trì trệ. Theo phong thuỷ, chiều cao căn phòng ở khách sạn thường là 2 m 8, cao quá gây cảm giác trống trải, tán khí; thấp quá có cảm giác bị đè nén.

Trang trí trong phòng nên chọn màu nhạt là chính. Đặc biệt, theo quan điểm của phái Phi tinh, từ năm 1990 đến năm 2010 (…2006 – Bính Tuất – Ngũ Hoàng; 2007 – Đinh Hợi – Tứ Lục; 2008 – Mậu Tý – Tam Bích; 2009 – Kỷ Sửu – Nhị Hắc; 2010 – Canh Dần – Nhất Bạch) nên trang trí cách điệu màu nhạt trong phòng khách sạn giúp cho tài vận tiến tới; thiết kế căn phòng cố sao cho ánh sáng mặt trời tràn vào, khách có khả năng quan sát cảnh quan xung quanh với cảm giác thư thái dễ chịu thì việc kinh doanh rất phát đạt.

Thiết kế bên trong còn có nội dung quan trọng là thiết kế phòng vệ sinh phải sạch sẽ, cao ráo, thoải mái, trang trí màu nhạt. Ngoài ra cửa phòng vệ sinh không được đối thẳng với giường nằm. Trong phòng vệ sinh có thể bày chậu hoa nhỏ để nâng cao hiệu quả phong thuỷ tốt cho phòng ở.

Ngày nay, giới nghiên cứu cho phong thuỷ như một môn khoa học có nhiệm vụ tìm ra cơ chế tiếp nhận sinh khí từ vũ trụ chiếu xuống có lợi cho cuộc sống của mỗi người. Đứng về một khía cạnh nào đó, phong thuỷ như một phương án lợi dụng sức mạnh của thiên nhiên mà tạo ra môi trường sống có lợi cho con người. Vận dụng phong thuỷ trong thiết kế xây dựng và bài trí cho khách sạn, nhà hàng cũng là cách cải tạo môi trường tự nhiên để kinh doanh có hiệu quả.



Sử dụng Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel để đạt hiệu quả cao nhất

Bot statistics for this page


Yếu tố phong thuỷ trong khách sạn, nhà hàng

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Hốt bạc nhờ kinh doanh khách sạn

Nhiều người tự hỏi kinh doanh lĩnh vực gì ăn khách nhất hiện nay và dễ thu hồi vốn? Theo Công ty Kiểm toán Grant Thornton, đó là kinh doanh lĩnh vực khách sạn. Đây cũng là kết quả của một khảo sát do công ty này tiến hành trong ba năm qua.

Cuộc khảo sát trên 29 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao ở ba khu vực miền Bắc, Trung và Nam, trong đó miền Trung số khách sạn được khảo sát nhiều nhất vì đây là nơi tập trung nhiều khu resort có phòng đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên.

Lợi nhuận tỷ lệ thuận với cấp sao


Một góc Khách sạn Sofitel Metropole tại Hà Nội. Mức độ ăn nên làm ra của các khách sạn tỷ lệ thuận với số phòng và số sao.
Hình ảnh

Một góc Khách sạn Sofitel Metropole tại Hà Nội. Mức độ ăn nên làm ra của các khách sạn tỷ lệ thuận với số phòng và số sao.

Theo số liệu khảo sát của Grant Thornton các khách sạn ngày càng ăn nên làm ra, mức độ ăn nên làm ra tỷ lệ thuận với số phòng khách sạn và số sao khách sạn đạt chuẩn. Kết quả khảo sát dựa trên báo cáo năm tài chính 2005-2006 của 29 khách sạn cho thấy

tỷ suất thu nhập ròng, (thu nhập trước khấu hao, lãi và thuế) trên doanh thu đối với lĩnh vực dịch vụ này khá hấp dẫn.


Tuy nhiên, sự hấp dẫn chỉ nằm ở khách sạn có sao nhiều. Ví như 5 sao tỷ suất thu nhập ròng trên doanh thu gần 40%, trong khi 4 sao chỉ còn 21,1%. Doanh thu khách sạn do 61-63% từ dịch vụ cho thuê phòng mang lại. Khách sạn trên 150 phòng lợi nhuận ròng đạt được gần 50%, từ 75 đến 150 phòng lợi nhuận ròng gần 14%, trong khi đó dưới 75 phòng là trên 21%.


Hiện Việt Nam có trên 7.000 điểm cho thuê phòng bao gồm khách sạn, nhà trọ… với tổng số 140.000 phòng. Trong số này có 25 khách sạn 5 sao, 64 khách sạn 4 sao, 135 khách sạn 3 sao, còn lại là khách sạn 1 hoặc 2 sao. Theo Grant Thornton, số lượng phòng hiện nay là quá ít so với tốc độ phát triển của ngành du lịch.


Năm 2006, cả nước có khoảng 21,6 triệu lượt khách du lịch trong đó khách quốc tế là 3,6 triệu tăng 3,7% so với năm 2005. Năm 2007, dự kiến số khách du lịch sẽ tăng lên 23-24,4 triệu lượt, trong đó khách quốc tế khoảng 4,4 triệu lượt. Tốc độ tăng trưởng của khách quốc tế từ 10-20% và 2010 Việt Nam sẽ đón 5,5-6 triệu lượt khách quốc tế. Hầu hết khách sạn đạt tiêu chuẩn 4, 5 sao dành cho khách quốc tế.


Với số lượng khách gia tăng, các khách sạn luôn đạt công suất phòng cao trung bình từ 62-63%. Điều ngạc nhiên từ cuộc khảo sát liên quan đến công suất phòng, đó là khách sạn có số lượng sao lẻ được khách lựa chọn lưu trú nhiều hơn khách sạn có sao chẵn.


Công suất phòng của khách sạn 3 sao trung bình cả năm là 64,8% và 73,1% của 5 sao, trong khi đó khách sạn 4 sao chỉ đạt 54,4%. Khu vực miền Bắc có công suất sử dụng phòng cao nhất nước trên 74% trong khi miền Nam đạt 59-62% và miền Trung 52-58%.


Khách sạn miền Bắc có công suất phòng cao nhất và cũng là khu vực có giá thuê phòng đắt nhất nước. Giá thuê phòng của các khách sạn ở miền Bắc khoảng 60,82USD so với giá trung bình của cả nước là 55,78USD, nhưng năm 2006 đã tăng lên là 73,68USD so với trung bình là 60,06USD.


Giá phòng miền Nam xấp xỉ trung bình nhưng ở miền Trung thấp hơn khá nhiều so với miền Bắc. Miền Nam giá thuê phòng chỉ hơn 60 USD và không thay đổi nhiều giữa năm 2005 và 2006, còn miền Trung là 49,67USD đã nhích lên chút đỉnh, năm 2005 là 42,94USD.


Đầu tư nước ngoài đang đổ vào khách sạn


Theo Grant Thornton, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực châu Á đã làm giảm việc đầu tư vào khách sạn ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, dẫn đến thiếu phòng trầm trọng ở TP.HCM và Hà Nội trong khi nhu cầu khách quốc tế tăng cao. Việc thiếu phòng trầm trọng ở Việt Nam thể hiện hồi năm ngoái khi Việt Nam tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC và tình trạng này, theo Grant Thornton, vẫn còn tiếp diễn trong năm nay.


TP.HCM đang khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào xây dựng những khách sạn lớn tiêu chuẩn 4,5 sao. Đồng thời chính quyền thành phố này cũng đưa ra những khu đất trên địa bàn để chào mời các nhà đầu tư. Nhiều dự án khách sạn tiêu chuẩn cao đang được triển khai ở Tp.HCM bên cạnh việc mở rộng và nâng cấp các khách sạn hiện tại cũng được các nhà đầu tư xúc tiến thực hiện.


Bên cạnh khảo sát các khách sạn, công ty Grant Thornton còn cho biết, một lượng vốn đầu tư đổ vào quỹ đầu tư khách sạn tại Việt Nam và nhiều cuộc chuyển nhượng, mua bán lại khách sạn diễn ra trong hai năm qua, trong đó Hilton và Sofitel Metropole và Gouman ở Hà Nội, Omni và Duxton ở TP.HCM và Furama ở Đà Nẵng.


Grant Thornton cũng cho biết đang có nhiều tập đoàn đầu tư và quản lý quốc tế quan tâm đến thị trường du lịch, khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng, spa 5 sao ở Việt Nam, trong đó có Kingdom Hotels tập đoàn đang sở hữu 4Seasons, Raffles và Movenpick, tập đoàn Banyan Tree, Colomy Resorts và Intercontinental.


(Theo Thời báo Kinh tế VN)


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, hotel mini Skyhotel

Bot statistics for this page


Hốt bạc nhờ kinh doanh khách sạn

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ

Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ .



Trước nay, nhiều người có định kiến không hay về kinh doanh nhà nghỉ, cũng như những người làm ở nhà nghỉ. Thực tế đây cũng là một loại hình kinh doanh dịch vụ đầy rủi ro và nhiều chuyện dở khóc, dở cười.


Phục vụ theo nhu cầu


Không phải mở ra theo kiểu tận dụng nhà rộng, nhiều phòng trống như nhiều người nghĩ, ngay từ khi khởi nguồn ý tưởng kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, chủ nhà phải tính toán rất kỹ về thiết kế. Điểm khác biệt cơ bản giữa phòng nhà nghỉ và phòng nhà ở là diện tích và hệ thống công trình, thiết bị phụ trợ trong phòng. Nếu nhà ở, không gian rộng rãi, thoáng đãng là yếu tố quan trọng thì ở nhà nghỉ, tất cả đều có thể bỏ qua, mỗi căn phòng chỉ cần diện tích khoảng 18-25m2.


Một phòng nghỉ hiện có hai cách tính giá, tính nghỉ theo giờ hoặc tính nghỉ qua đêm. Giá một phòng nghỉ qua đêm dao động từ 200-3000 nghìn đồng; từ 60 – 90 nghìn đồng cho một giờ đầu tiên, mỗi giờ sau đó cộng thêm từ 10-20 nghìn đồng. Chuẩn bị kinh doanh, tất cả chủ nhà nghỉ đều hy vọng các phòng nghỉ của mình kín khách nghỉ qua đêm để có lợi nhuận cao. Trong suốt 12 giờ cho thuê chỉ mất một lần dọn dẹp, ngoài ra khách nghỉ qua đêm trong mùa hè thường chỉ sử dụng thiết bị điều hòa ở mức 23-25 độ, trong khi ban ngày nhiệt độ trong phòng thường xuyên ở mức 16-18 độ, điều hòa lại thường xuyên bật – tắt khiến mức tiêu hao điện năng cũng cao hơn.


Tồn tại rủi ro


Không chỉ gặp khó khăn trong định hướng phát triển, nhiều chủ kinh doanh nhà nghỉ cũng chứng kiến nhiều chuyện cười ra nước mắt từ khách hàng. Trong những ngày mới đi vào hoạt động, chủ một nhà nghỉ tâm sự: “Kinh nghiệm quản lý kém, tôi không thu tiền đặt cọc của khách vào nghỉ qua đêm. Đến sáng lên kiểm tra phòng thấy đồ ăn trong phòng đều hết sạch, vị khách lại ôm theo điều khiển tivi, điều hòa bỏ trốn theo đường mái nhà căn hộ kề bên”. Cũng có vị khách, sau khi nhìn bảng niêm yết giá phòng kỳ kèo mặc cả với chủ nhà bằng cách thỏa thuận không sử dụng điều hòa, bình nóng lạnh nhưng khi lên phòng không thấy điều khiển để “dùng chùa”, lại xin chủ nhà nghỉ được dùng với mức giá cũ. Một số khác vào thuê phòng nghỉ, sau khi dùng đồ uống, họ không ngần ngại giấu vỏ chai vào gầm giường hoặc liệng thẳng qua cửa sổ để quỵt tiền…


Khách nghỉ khá bình dân, từ công nhân, viên chức đến những người đi buôn ở chợ đầu mối, có không ít trường hợp người bán cá mang cả xe máy cùng với hàng thừa vào nhà nghỉ, tiền lãi không đủ bù công dọn dẹp phòng.


Bên cạnh những tình huống không như mong đợi của khách nghỉ, người kinh doanh nhà nghỉ còn gặp không ít rủi ro khác. Có hiện tượng khách thuê phòng nghỉ để thực hiện các hành vi trái pháp luật như sử dụng ma túy trái phép; nhiều người ở chung, sống theo kiểu bầy đàn,… Do đó, nhiều nhà nghỉ cũng phải tự trang bị thêm một số kỹ năng để sàng lọc khách. Những nhóm khách có biểu hiện tâm lý không ổn định, đi đông nhưng chỉ thuê một phòng nghỉ hoặc khách có những cử chỉ lấm lét đều được chủ nhà thông báo “hết phòng”. Tuy nhiên, sàng lọc kỹ đến mấy cũng vẫn có thể xảy ra sự cố, nên để tránh rủi ro, thông thường phòng nghỉ nào có biểu hiện nghi vấn, nhân viên nhà nghỉ sẽ sử dụng các biện pháp “nghiệp vụ” ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi phạm pháp. Để bảo đảm hoạt động kinh doanh cũng như an ninh trật tự địa bàn, chủ kinh doanh nhà nghỉ cần thường xuyên trao đổi thông tin với lực lượng công an phường, kịp thời thông báo sự xuất hiện của các đối tượng khả nghi để cơ quan chức năng xây dựng phương án đấu tranh, xử lý.



Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, hotel mini Skyhotel

Bot statistics for this page


Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ

Phân tích và quản lý rủi ro trong kinh doanh


Ngoài ra, qua đó doanh nghiệp cũng đánh giá được cách thức quản lý rủi ro của mình có hiệu quả hay không.

Một rủi ro được xem là nhỏ đối với doanh nghiệp này lại có thể làm phá sản một doanh nghiệp khác. Một trong những cách để lượng hóa tác động rủi ro là sử dụng công thức: Mức độ rủi ro bằng khả năng xảy ra sự kiện nhân với chi phí phát sinh liên quan đến sự kiện. Để phân tích rủi ro, doanh nghiệp có thể thực hiện những bước sau:


Nhận diện các nguy cơ: Giai đoạn đầu tiên trong phân tích rủi ro là xác định các mối đe dọa mà doanh nghiệp đang đối đầu. Các mối đe dọa này có thể là:


Con người: Những tác động từ cá nhân hay tổ chức như đau bệnh, tử vong…


Tác nghiệp: Những sự kiện dẫn đến sự đình trệ trong hoạt động, mất tài sản quan trọng, xáo trộn trong hệ thống phân phối.


Uy tín: Mất các đối tác kinh doanh, lòng tin của nhân viên sụt giảm, người tiêu dùng hay khách hàng không còn trung thành.


Quy trình: Những sai lầm, thất bại trong hệ thống tổ chức của nội bộ, cách phân chia trách nhiệm và quyền hạn, các quy trình, thủ tục xử lý công việc.


Tài chính:Thua lỗ trong kinh doanh, thị trường chứng khoán biến động, lãi suất tăng, tình trạng thất nghiệp.


Công nghệ: Công nghệ đang sử dụng trở nên lạc hậu, lỗi thời hay thường xuyên bị các lỗi kỹ thuật.


Môi trường tự nhiên: Những mối đe dọa do thiên tai, thời tiết xấu, bệnh dịch…


Chính trị: Những thay đổi trong các chính sách của chính phủ, sự ảnh hưởng của nước ngoài.


Những rủi ro khác: Cạnh tranh trong nội bộ ngành, sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế, thay đổi nhu cầu khách hàng, khả năng thâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới.


Việc nhận diện các rủi ro rất quan trọng. Doanh nghiệp có thể sử dụng một số phương pháp sau đây để phát hiện hết các rủi ro:


Đầu tiên, đi theo danh sách nói trên để xác định những nhóm rủi ro có liên quan đến hoạt động của mình.


Tiếp theo, xem xét lại các hệ thống, cơ cấu tổ chức mà doanh nghiệp đang vận hành và phân tích rủi ro có liên quan. Tìm hiểu xem có những điểm dễ bị “tổn thương” nào khác trong các hệ thống này.


Tham khảo ý kiến của người khác để có cái nhìn toàn diện.


Ước tính rủi ro: Sau khi đã nhận diện tất cả những mối nguy mà doanh nghiệp đang gặp phải, ở bước tiếp theo, phải tính toán khả năng (xác suất) xảy ra những nguy cơ này và đánh giá tác động của nó. Tác động của rủi ro được lượng hóa bằng cách lấy chi phí phát sinh khi xảy ra một sự kiện nhân với xác suất xảy ra sự kiện đó.


Quản lý rủi ro: Sau khi đã ước tính được rủi ro, phải nghiên cứu những cách để quản lý các rủi ro này. Khi làm việc này, doanh nghiệp phải cố gắng chọn lựa những cách quản lý rủi ro đỡ tốn chi phí nhất. Rủi ro có thể được quản lý bằng một số cách sau đây:


Cải tiến nguồn lực hiện tại: Phương pháp này có thể liên quan đến một số việc như cải tiến các hệ thống, quy trình làm việc hiện tại, thay đổi trách nhiệm, cải tiến các hoạt động kiểm soát nội bộ…


Lên kế hoạch giảm thiểu tác động của rủi ro: Có thể quyết định chấp nhận một loạt rủi ro nào đó nhưng xây dựng một kế hoạch để giảm thiểu những tác động của rủi ro đó khi nó xảy ra. Kế hoạch ấy bao gồm những hành động mà doanh nghiệp cần thực hiện ngay khi xảy ra rủi ro và là một phần của kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh liên tục.


Đầu tư vào những nguồn lực mới: Việc phân tích rủi ro sẽ là cơ sở để doanh nghiệp quyết định có nên đầu tư thêm vào những nguồn lực mới để phòng tránh rủi ro hay không. Phương pháp này có thể bao gồm bảo hiểm rủi ro, nghĩa là doanh nghiệp trả cho một người khác một số tiền để họ cùng chia sẻ một phần rủi ro của doanh nghiệp. Bảo hiểm thường được áp dụng cho những rủi ro lớn, đe dọa sự sống còn của doanh nghiệp.


Xem xét lại thường xuyên: Sau khi đã phân tích xong các rủi ro và đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro, phải thường xuyên phân tích lại môi trường xung quanh cũng như kiểm tra lại tác dụng của những biện pháp quản lý rủi ro. Chẳng hạn ít nhất mỗi năm một lần, doanh nghiệp phải chạy thử các kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh liên tục để đánh giá tác dụng của nó và đưa ra những điều chỉnh cần thiết và kịp thời.


Theo Nhất Nguyên

Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, resort Skyhotel

Bot statistics for this page


Phân tích và quản lý rủi ro trong kinh doanh

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Khách sạn cao cấp Hà Nội ế vẫn xây thêm

Tuy không có nhiều phong cảnh đẹp, nhưng Hà Nội lại là một thành phố có nhiều điểm tham quan lịch sử và lối sống giàu văn hóa.  Bởi vậy, thủ đô Hà Nội được coi là một điểm đến không thể thiếu đối với du khách nước ngoài đến với Việt Nam, đặc biệt khi mới đây, Hà Nội đã lọt vào danh sách 10 thành phố hấp dẫn du khách nhất thế giới năm 2014 do TripAdvisor công bố.


Xác định du lịch là một ngành kinh doanh nhiều tiềm năng nên Hà Nội cũng rất chú trọng vào dịch vụ lưu trú. Hiện trên địa bàn Hà Nội có 57 khách sạn 3-5 sao với gần 8.200 phòng, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Không dừng lại đó, thành phố vẫn tiếp tục cấp phép cho nhiều dự án khách sạn cao cấp, mà riêng trong quý 1 năm nay thủ đô đã có thêm 3 khách sạn 3 và 4 sao với khoảng 200 phòng. Bên cạnh đó, vẫn còn 36 dự án khách sạn đang được triển khai và 31 dự án vẫn đang trong giai đoạn lập kế hoạch.


Tuy nhiên, tốc độ đầu tư này có thể coi là quá ồ ạt khi cầu vẫn chưa đuổi kịp cung. Công suất sử dụng phòng tại Hà Nội còn yếu, tỷ lệ phòng trống ở các khách sạn đặc biệt là phân hạng cao cấp còn khá cao. Theo một kết quả khảo sát mới đây cho thấy, quý 4 năm 2013 các khách sạn mới chỉ “bán” được 60% công suất phòng. Điều đó phản ánh tình trạng thừa cung và sự cạnh tranh giữa các khách sạn trong cùng phân khúc và giữa các phân khúc đang cực kỳ khốc liệt.


Bên cạnh lý do suy thoái kinh tế thì các chuyên gia còn nhận định rằng khuyết điểm lớn nhất của khách sạn tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung là sự thiếu đa dạng về thương hiệu, công tác marketing chưa thực sự nổi bật và còn thiếu tính chủ động. Ngoài ra, trên thị trường mới chỉ nổi lên hai phân khúc chủ yếu là cao cấp và bình dân, trong khi các khách sạn ở mức trung bình có thể đáp ứng được phần đông khách hàng có nhu cầu thì lại không nhiều.



Để có thể tránh lỗ và tồn tại, nhiều đơn vị khách sạn cao cấp đã phải chuyển trọng tâm kinh doanh. Một số khách sạn có địa điểm đẹp thì đẩy mạnh dịch vụ tiệc, hội nghị. Các khách sạn lớn thì chuyển đổi một phần phòng sang dịch vụ cho thuê căn hộ.


InterContinental Hồ Tây đã cải tạo một phần khu phòng nghỉ thành căn hộ để cho thuê. Bởi theo đánh giá của khách sạn này thì hiện nay khách sang Việt Nam công tác dài ngày, hay kinh doanh thường có nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ trong vài tháng. Bởi vậy, InterContinental đã chuyển đổi dịch vụ một phần để phục vụ đối tượng khách này. Theo đó, mỗi căn hộ sẽ có 2-3 phòng ngủ và có những khu sinh hoạt riêng như ở gia đình.


Tương tự Sofitel Plaza cũng mở dịch vụ cho thuê căn hộ như một giải pháp lấp đầy phòng trống cũng như lôi kéo khách hàng quen thuộc. Từ nhiều năm nay, Deawoo cũng đã kinh doanh dịch vụ căn hộ song song với dịch vụ cho thuê văn phòng. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của khách sạn cao cấp này.


Mặc dù tỷ lệ phòng trống còn cao, song các khách sạn vẫn tỏ ra lạc quan sự đổi dòng sẽ nhanh chóng diễn ra. Bởi thực tế, dù công suất chỉ đạt 60% song vẫn tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Số phòng bán được bình quân của khối khách sạn 3-5 sao trong quí 1-2014 đã tăng 5% so với quí trước đó và tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, lượng khách đến Hà Nội trong những tháng đầu năm nay vẫn tiếp tục tăng. khách quốc tế đạt 705.000 lượt, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái; khách nội địa là 4,87 triệu lượt, tăng 8%. Các chủ đầu tư cũng tin tưởng rằng Việt Nam có tiềm năng phát triển du lịch hơn cả Thái Lan. Mà cách đây từ 10 năm trước Thái Lan đã thu hút được 20 triệu du khách thì không cớ gì Việt Nam lại không thể đạt được mức đó khi mà nhu cầu du lịch của người dân ngày càng tăng cao.


Niềm tin của các lãnh đạo khách sạn không phải là vô căn cứ, tuy nhiên, công suất phòng và giá thuê bình quân chưa đủ cao để đạt mức lợi nhuận kỳ vọng và cần thiết của chủ đầu tư, đặc biệt ở phân khúc cao cấp cũng là một khó khăn để có thể duy trì cho đến lúc thị trường khởi sắc .Hơn nữa, khi một loạt dự án mới đi vào hoạt động, đặc biệt là sự tham gia của các tên tuổi trên thế giới như JW Marriott, InterContinental Landmark, Lotte thì áp lực cạnh tranh là rất lớn, việc duy trì hoạt động ở mức như hiện tại cũng đã là một thách thức đối với các khách sạn trong 2-3 năm tới.


Đối với những dự án mới hoặc chưa triển khai thì lại là một thách thức khác, bởi những dự án này được lập từ nhiều năm trước, khi thị trường còn đang tốt, công suất khai thác thường ở mức tốt (trên 80%) với giá cho thuê cao. Nhưng nay, thị trường đã thay đổi ngược lại nên muốn hoạt động tốt thì các dự án này phải cần được điều chỉnh cả về quy mô lẫn quy cách kinh doanh để thích với thực trạng mới. Đặc biệt, chủ đầu tư cần có năng lực tài chính, có chiến lược dài hạn và linh hoạt. Việc xác định nhu cầu của khách hàng mục tiêu của từng dự án cần được phân tích và cân nhắc hết sức kỹ lưỡng…


Theo các chuyên gia, ngành du lịch hay khách sạn thì tầm nhìn dài hạn không phải một năm mà phải là 12 năm. Bởi vậy nếu có một tầm nhìn dài hạn và có đủ năng lực tài chính để có thể sẵn sàng “nằm vùng” thì phân khúc khách sạn vẫn có rất nhiều tiềm năng và cơ hội cho các nhà đầu tư biết “kiên nhẫn” và “dạn đòn”.


Tăng doanh thu với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Khách sạn cao cấp Hà Nội ế vẫn xây thêm

Ai tiếp tay làm giả “sổ đỏ” Khách sạn Đỉnh Cao?

- Báo Pháp luật Việt Nam liên tiếp nhận được đơn của ông Trịnh Hoài Nam (nơi ở 96A Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội) tố cáo chính chị ruội của mình là bà Trịnh Lan Phương đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của ông.


Vì sao nên nỗi


Ông Nam cho biết, năm 2004, chị ruột ông – bà Trịnh Lan Phương (thường trú tại 132 phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) và ông Phạm Công Minh mua chung thửa đất 518m2 (tại tổ 10, đường Thác Bạc, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) để kinh doanh khách sạn. 


Năm 2005, UBND huyện Sa Pa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) mang tên hai người. Do khó khăn về kinh tế, ông Minh đã chuyển nhượng phần tài sản chung với bà Phương cho ông Nam. Việc chuyển nhượng đã được Chủ tịch UBND thị trấn Sa Pa – ông Phạm Tiến Lập xác nhận ngày 25/8/2005 và người làm chứng. 


Sau khi nhận chuyển nhượng ông Nam và bà Phương thành lập Cty TNHH Phát Đạt do ông làm giám đốc đại diện theo pháp luật để đầu tư xây dựng khách sạn mang tên Đỉnh cao Sa Pa để kinh doanh du lịch, lưu trú. Ông là người điều hành toàn bộ hoạt động của công ty tại khách sạn.


Do xảy ra mâu thuẫn trong làm ăn, ngày 23/7/2008, ông và bà Phương thống nhất lập văn bản xác nhận vốn đầu tư kinh doanh bằng khách sạn Đỉnh cao Sa Pa là tài sản chung. Trong 3 năm bà Phương tự kinh doanh và thanh toán toàn bộ nợ đọng, đồng thời cam kết chịu trách nhiệm về việc chia đôi tài sản, nhưng bà Phương đã không thực hiện. 


Ngày 10/11/2008, ông và bà Phương tiếp tục lập biên bản thỏa thuận chia tài sản tại Hà Nội và Sa Pa. Đến năm 2009, việc chia tài sản chưa xong nhưng không hiểu bằng cách nào đó bà Phương lại được UBND huyện Sa Pa cấp GCN mang tên một mình bà Phương?


Có sự tiếp tay của chính quyền?


Tá hỏa không hiểu vì sao bà Phương lại có thể làm thủ tục cấp GCN đứng tên một mình toàn bộ diện tích 518m2 đất (tại tổ 10, đường Thác Bạc, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai), trong khi diện tích đất này là tài sản chung của ông với bà Phương? Tức tốc ông Nam có đơn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đối với bà Phương và cho rằng, có được GCN bà Phương phải được ai đó trong UBND thị trấn và UBND huyện Sa Pa tiếp tay. 


Bởi lẽ, ông là người nhận chuyển nhượng quyền sử đất từ ông Minh, chưa hề ký vào bất cứ văn bản, giấy tờ nào cho bà Phương; bản thân ông Minh là người đứng tên trong GCN với bà Phương cũng không ký giấy tờ nào cho tặng, chuyển nhượng, ủy quyền hợp pháp cho bà Phương thì làm sao bà Phương có thể đứng tên một mình trong GCN đối với diện tích nhà đất tại tổ 10, đường Thác Bạc, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai được? 


Có được GCN, bà Phương đã làm giả hồ sơ, giả chữ ký để giải thể Cty TNHH Phát Đạt. Không dừng lại, bà Phương tiếp tục lập Hợp đồng (số 290/HĐ-DS ngày 26/11/2010) cho tặng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất này cho con gái là Phạm Mai Anh và vẫn được ông Phạm Tiến Lập – Chủ tịch UBND thị trấn Sa Pa xác nhận? Nhưng nghe đâu tại thời điểm lập hợp đồng cho tặng quyền sử dụng đất này, con gái bà Phương không có mặt tại Việt Nam, vì vậy chữ ký có thể là giả mạo.


 Được biết, về việc này UBND tỉnh Lào Cai cũng đã có văn bản đề nghị UBND huyện Sa Pa giải quyết đơn của ông Nam. Theo đó, UBND huyện Sa Pa cũng đã ban hành quyết định thu hồi GCN đã cấp cho con gái bà Phương là Phạm Mai Anh, nhựng sau đó lại ra quyết định hủy bỏ với nhiều lý do do này nọ?


Trước những động thái bất thường nêu trên, ông Nam cho rằng cơ quan điều tra cần sớm vào cuộc để làm rõ vì sao bà Phương và con gái lại được cấp GCN một cách bất thường như vậy. Có được GCN (số BA 867658, ngày 8/12/2010) Phạm Mai Anh đã ủy quyền cho bà Phương thế chấp vay tiền ngân hàng.


Nhằm làm rõ nội dung tố cáo của ông Trịnh Hoài Nam, thiết nghĩ cơ quan điều tra Công an tỉnh Lào Cai cần sớm vào cuộc điều tra làm rõ tránh bỏ lọt tội phạm, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương…Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục cập nhật thông tin./. 


Ngày 13/5/2014, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có Văn bản “V/v xử lý đơn của ông Trịnh Hoài Nam” gửi Bộ trưởng Bộ Công an và Viện trưởng VKSND tối cao với nội dung: Căn cứ Điều 33, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội chuyển đơn của ông Trịnh Hoài Nam và các tài liệu kèm theo, đề nghị xem xét, chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền, trả lời ông Trịnh Hoài Nam, đồng thời thông báo kết quả giải quyết đến Ủy ban Tư pháp của Quốc hội


kinh doanh hiệu quả với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Ai tiếp tay làm giả “sổ đỏ” Khách sạn Đỉnh Cao?