Phần mềm quản lý khách sạn, Phần mềm quản lý resort | skyhotel.vn

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Hốt bạc nhờ kinh doanh khách sạn

Nhiều người tự hỏi kinh doanh lĩnh vực gì ăn khách nhất hiện nay và dễ thu hồi vốn? Theo Công ty Kiểm toán Grant Thornton, đó là kinh doanh lĩnh vực khách sạn. Đây cũng là kết quả của một khảo sát do công ty này tiến hành trong ba năm qua.

Cuộc khảo sát trên 29 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao ở ba khu vực miền Bắc, Trung và Nam, trong đó miền Trung số khách sạn được khảo sát nhiều nhất vì đây là nơi tập trung nhiều khu resort có phòng đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên.

Lợi nhuận tỷ lệ thuận với cấp sao


Một góc Khách sạn Sofitel Metropole tại Hà Nội. Mức độ ăn nên làm ra của các khách sạn tỷ lệ thuận với số phòng và số sao.
Hình ảnh

Một góc Khách sạn Sofitel Metropole tại Hà Nội. Mức độ ăn nên làm ra của các khách sạn tỷ lệ thuận với số phòng và số sao.

Theo số liệu khảo sát của Grant Thornton các khách sạn ngày càng ăn nên làm ra, mức độ ăn nên làm ra tỷ lệ thuận với số phòng khách sạn và số sao khách sạn đạt chuẩn. Kết quả khảo sát dựa trên báo cáo năm tài chính 2005-2006 của 29 khách sạn cho thấy

tỷ suất thu nhập ròng, (thu nhập trước khấu hao, lãi và thuế) trên doanh thu đối với lĩnh vực dịch vụ này khá hấp dẫn.


Tuy nhiên, sự hấp dẫn chỉ nằm ở khách sạn có sao nhiều. Ví như 5 sao tỷ suất thu nhập ròng trên doanh thu gần 40%, trong khi 4 sao chỉ còn 21,1%. Doanh thu khách sạn do 61-63% từ dịch vụ cho thuê phòng mang lại. Khách sạn trên 150 phòng lợi nhuận ròng đạt được gần 50%, từ 75 đến 150 phòng lợi nhuận ròng gần 14%, trong khi đó dưới 75 phòng là trên 21%.


Hiện Việt Nam có trên 7.000 điểm cho thuê phòng bao gồm khách sạn, nhà trọ… với tổng số 140.000 phòng. Trong số này có 25 khách sạn 5 sao, 64 khách sạn 4 sao, 135 khách sạn 3 sao, còn lại là khách sạn 1 hoặc 2 sao. Theo Grant Thornton, số lượng phòng hiện nay là quá ít so với tốc độ phát triển của ngành du lịch.


Năm 2006, cả nước có khoảng 21,6 triệu lượt khách du lịch trong đó khách quốc tế là 3,6 triệu tăng 3,7% so với năm 2005. Năm 2007, dự kiến số khách du lịch sẽ tăng lên 23-24,4 triệu lượt, trong đó khách quốc tế khoảng 4,4 triệu lượt. Tốc độ tăng trưởng của khách quốc tế từ 10-20% và 2010 Việt Nam sẽ đón 5,5-6 triệu lượt khách quốc tế. Hầu hết khách sạn đạt tiêu chuẩn 4, 5 sao dành cho khách quốc tế.


Với số lượng khách gia tăng, các khách sạn luôn đạt công suất phòng cao trung bình từ 62-63%. Điều ngạc nhiên từ cuộc khảo sát liên quan đến công suất phòng, đó là khách sạn có số lượng sao lẻ được khách lựa chọn lưu trú nhiều hơn khách sạn có sao chẵn.


Công suất phòng của khách sạn 3 sao trung bình cả năm là 64,8% và 73,1% của 5 sao, trong khi đó khách sạn 4 sao chỉ đạt 54,4%. Khu vực miền Bắc có công suất sử dụng phòng cao nhất nước trên 74% trong khi miền Nam đạt 59-62% và miền Trung 52-58%.


Khách sạn miền Bắc có công suất phòng cao nhất và cũng là khu vực có giá thuê phòng đắt nhất nước. Giá thuê phòng của các khách sạn ở miền Bắc khoảng 60,82USD so với giá trung bình của cả nước là 55,78USD, nhưng năm 2006 đã tăng lên là 73,68USD so với trung bình là 60,06USD.


Giá phòng miền Nam xấp xỉ trung bình nhưng ở miền Trung thấp hơn khá nhiều so với miền Bắc. Miền Nam giá thuê phòng chỉ hơn 60 USD và không thay đổi nhiều giữa năm 2005 và 2006, còn miền Trung là 49,67USD đã nhích lên chút đỉnh, năm 2005 là 42,94USD.


Đầu tư nước ngoài đang đổ vào khách sạn


Theo Grant Thornton, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực châu Á đã làm giảm việc đầu tư vào khách sạn ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, dẫn đến thiếu phòng trầm trọng ở TP.HCM và Hà Nội trong khi nhu cầu khách quốc tế tăng cao. Việc thiếu phòng trầm trọng ở Việt Nam thể hiện hồi năm ngoái khi Việt Nam tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC và tình trạng này, theo Grant Thornton, vẫn còn tiếp diễn trong năm nay.


TP.HCM đang khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào xây dựng những khách sạn lớn tiêu chuẩn 4,5 sao. Đồng thời chính quyền thành phố này cũng đưa ra những khu đất trên địa bàn để chào mời các nhà đầu tư. Nhiều dự án khách sạn tiêu chuẩn cao đang được triển khai ở Tp.HCM bên cạnh việc mở rộng và nâng cấp các khách sạn hiện tại cũng được các nhà đầu tư xúc tiến thực hiện.


Bên cạnh khảo sát các khách sạn, công ty Grant Thornton còn cho biết, một lượng vốn đầu tư đổ vào quỹ đầu tư khách sạn tại Việt Nam và nhiều cuộc chuyển nhượng, mua bán lại khách sạn diễn ra trong hai năm qua, trong đó Hilton và Sofitel Metropole và Gouman ở Hà Nội, Omni và Duxton ở TP.HCM và Furama ở Đà Nẵng.


Grant Thornton cũng cho biết đang có nhiều tập đoàn đầu tư và quản lý quốc tế quan tâm đến thị trường du lịch, khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng, spa 5 sao ở Việt Nam, trong đó có Kingdom Hotels tập đoàn đang sở hữu 4Seasons, Raffles và Movenpick, tập đoàn Banyan Tree, Colomy Resorts và Intercontinental.


(Theo Thời báo Kinh tế VN)


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, hotel mini Skyhotel

Bot statistics for this page


Hốt bạc nhờ kinh doanh khách sạn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét