Phần mềm quản lý khách sạn, Phần mềm quản lý resort | skyhotel.vn

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Vũng Tàu ế khách, giá phòng rẻ bèo



Một giám đốc khách sạn tại Bãi Sau TP Vũng Tàu cho biết, diễn biến giá phòng tại Bãi Sau thay đổi tính theo từng giờ. Trước đây, việc giảm giá, khuyến mại thường áp dụng từ tháng 9 đến tháng 12, gần đây ế ẩm quá, cả tuần chỉ bán được vài phòng nên nhiều lúc DN phải giảm giá dưới mức hoà vốn để có tiền trả công nhân viên, chi phí điện nước…




Khách sạn, nhà nghỉ tập trung dày đặc tại Bãi Sau TP. Vũng Tàu đều vắng khách trong các ngày từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần.


Khách sạn, nhà nghỉ tập trung dày đặc tại Bãi Sau TP Vũng Tàu đều vắng khách trong các ngày từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần.




Kinh tế khó khăn, chi tiêu cho du lịch dè sẻn, trong khi lượng cung vượt cầu, đặt biệt là ở khối dịch vụ lưu trú, điều này dẫn đến hệ lụy doanh nghiệp (DN) phải giảm giá mới mong giành được khách. “Cuộc chiến” giá dịch vụ lưu trú đang diễn ra gay gắt trong ngành du lịch địa phương.


Vắng khách, mạnh ai nấy làm


Từ nhiều năm trước, để bình ổn giá dịch vụ du lịch, tạo cho du khách yên tâm về giá cả và chất lượng dịch vụ tương xứng, các cơ quan chức năng của tỉnh đã yêu cầu tất các DN, cơ sở lưu trú trên toàn tỉnh thực hiện đăng ký, niêm yết công khai giá dịch vụ cho du khách biết và bán đúng giá niêm yết.


Ở những thời gian cao điểm của mùa du lịch như lễ tết, việc nhắc nhở, chấn chỉnh các DN thực hiện nghiêm các quy định về giá và kinh doanh tùy theo loại hình dịch vụ được các ngành chức năng và quản lý địa bàn chú trọng. Nhờ vậy, tình trạng tăng giá tùy tiện đã được kiểm soát.


Tuy nhiên, điều gây đau đầu ở khối kinh doanh dịch vụ lưu trú hiện nay lại là tình trạng giảm giá vô tội vạ để giành khách. Theo dự báo, năm 2014, Bà Rịa-Vũng Tàu thuận lợi hơn về đường sá trong việc thu hút khách du lịch, lượng khách đến Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ tăng, nhưng thực tế không như kỳ vọng.


Ghi nhận tại các khu du lịch, khách sạn lớn trên toàn tỉnh cho thấy, từ Tết Nguyên đán đến nay, du khách đến BR-VT vẫn tập trung vào 2 ngày cuối tuần và dịp nghỉ lễ, nhưng số lượng giảm so với cùng kỳ năm 2013. Những đoàn khách lớn vài trăm người hầu như không có.


Các ngày trong tuần, khách đoàn do các công ty lữ hành đưa về Bà Rịa-Vũng Tàu rải rác. Lượng phòng dư thừa nhiều, do vậy, cuộc đua giảm giá càng khốc liệt hơn.



Khách ít, lượng phòng dư thừa, các khách sạn, nhà nghỉ đua nhau giảm giá. Trong ảnh: Dày đặc nhà nghỉ, khách sạn trên đường Phó Đức Chính (Bãi Sau, TP.Vũng Tàu) vắng khách trong các ngày từ thứ hai đến thứ sáu.


Khách ít, lượng phòng dư thừa, các khách sạn, nhà nghỉ đua nhau giảm giá. Trong ảnh: Dày đặc nhà nghỉ, khách sạn trên đường Phó Đức Chính (Bãi Sau, TP Vũng Tàu) vắng khách trong các ngày từ thứ hai đến thứ sáu.




Trong vai một đơn vị lữ hành có trụ sở tại Bình Dương khảo sát giá phòng 3-4 sao cho khách đoàn, chúng tôi được báo giá mỗi nơi mỗi kiểu, hầu hết chỉ bằng 50% giá công bố (đối với loại phòng tiêu chuẩn). Ở các khách sạn 4 sao, có nơi chỉ bán với giá 350 ngàn đồng/người/đêm (phòng 2 người), phòng 3 giường phụ thu 320 ngàn đồng/người đêm (từ chủ nhật đến thứ sáu). Mức giá này đôi khi còn áp dụng cho cả dịp cuối tuần, nếu quá vắng khách.


Một giám đốc khách sạn tại Bãi Sau TP Vũng Tàu cho biết, diễn biến giá phòng tại Bãi Sau thay đổi tính theo từng giờ. Trước đây, việc giảm giá, khuyến mại thường áp dụng từ tháng 9 đến tháng 12, gần đây ế ẩm quá, cả tuần chỉ bán được vài phòng nên nhiều lúc DN phải giảm giá dưới mức hoà vốn để có tiền trả công nhân viên, chi phí điện nước…


Giải pháp nào bình ổn giá phòng?


Có thể thấy rõ, điệp khúc mùa thấp điểm, ngày đầu tuần, giữa tuần vắng khách như hiện nay là nguyên nhân dẫn đến tình trạng DN “tự cắn đuôi nhau” nhằm lôi kéo khách. “Giá lưu trú khách sạn hạng 4 sao chỉ 350 ngàn đồng/người/đêm là quá thấp, không thể chấp nhận được” – đại diện một khách sạn tại Bãi Sau bức xúc.


Theo vị đại diện này, khách sạn muốn giữ giá bán tương ứng với loại hạng sao như niêm yết thì ế ẩm, muốn có khách phải chấp nhận hạ giá, khi hạ giá cũng đồng nghĩa cắt giảm các chi phí điện, nước, điện thoại và vật phẩm đặt trong phòng khách sạn… bất chấp chất lượng và uy tín. Từ đây, các kiểu cạnh tranh không lành mạnh giữa DN cùng ngành nghề nảy sinh, hạ thấp thương hiệu, đẳng cấp của du lịch địa phương.



Từ đầu năm đến nay, du khách đến BR-VT không có nhiều đoàn lớn. Trong ảnh: Khách du lịch nước ngoài trên biển Bãi Sau TP.Vũng Tàu.


Từ đầu năm đến nay, du khách đến BR-VT không có nhiều đoàn lớn. Trong ảnh: Khách du lịch nước ngoài trên biển Bãi Sau TP Vũng Tàu.




Giải quyết dứt điểm tình trạng trên bằng cách nào? Nhiều ý kiến cho rằng, vai trò của Hiệp hội Du lịch là cực kỳ quan trọng. Tùy thuộc vào thời điểm, mùa vụ, Hiệp hội Du lịch phải phát huy vai trò cầu nối, lắng nghe bức xúc và hiệu triệu DN hội viên theo từng địa bàn, phân khúc, loại hạng sao… cùng ngồi lại mổ xẻ nguyên nhân, tìm giải pháp đưa hoạt động dịch vụ du lịch ra khỏi vòng luẩn quẩn “tăng – giảm” mất định hướng như hiện nay. Dần dà, hình thành hẳn mùa kích cầu khuyến mại dịch vụ kết hợp tổ chức sự kiện chuyên đề về du lịch vào một thời điểm nhất định trong năm, có sự tham gia của các DN cung ứng chuỗi dịch vụ đầy đủ phục vụ khách du lịch đến BR-VT như vận chuyển, ăn uống, mua sắm, các điểm tham quan, cơ sở vui chơi, giải trí, làm đẹp…


DN tham gia chương trình sẽ được hưởng ưu đãi về thuế và các gói hỗ trợ từ ngân sách, tuyên dương trên các phương tiện truyền thông đại chúng; ngược lại DN không thực hiện đúng cam kết bị loại khỏi chương trình, bị bêu tên để du khách tẩy chay…


“Quyền lợi và trách nhiệm DN được cân bằng rõ ràng, có kiểm soát lẫn nhau, chắc chắn căn bệnh “kinh niên” mạnh ai nấy làm sẽ được mổ xẻ, DN sẽ xích lại gần liên kết với nhau cùng tập trung vào mục tiêu làm thế nào để ngành du lịch địa phương phát triển đi lên” – bà Ngọc Sương, đại diện TST Tourist nói.


Ngoài ra, việc nghiên cứu, tạo thêm sản phẩm, điểm đến đủ sức lôi cuốn khách đến BR-VT và và giữ chân du khách lưu lại dài ngày cũng cực kỳ cấp thiết. “BR-VT có nhiều điểm đến văn hóa độc đáo hơn so với Bình Thuận, trong đó có những địa danh độc đáo, đáng để bỏ công khám phá trong chuyến du lịch như: Nhà lớn Long Sơn và đạo ông Trần, nghĩa địa Cá Ông Phước Hải, bảo tàng vũ khí cổ, đình thần Thắng Tam, trận địa pháo Sao Mai, tượng chúa Ki tô, di tích lịch sử Côn Đảo…


Quảng bá đúng và trúng phân khúc, tổ chức lại điểm đến phù hợp kết hợp khâu tổ chức đón tiếp, thuyết minh thổi hồn cho từng điểm đến… Tin tưởng rằng năm 2014 và những năm tới đây sẽ là thập kỷ của du lịch BR-VT” – ông Trịnh Ngọc Việt, Giám đốc khu du lịch khách sạn Thùy Dương nói.



Từ năm 2005, Ban chấp hành Hiệp hội Du lịch đã có nghị quyết chuyên đề bình ổn giá dịch vụ du lịch. Nội dung nghị quyết nêu rõ mức tăng-giảm giá, thời điểm tăng – giảm giá, đăng ký áp dụng mức tỷ lệ tăng – giảm giá ở giới hạn tối đa và tối thiểu đối với hàng hóa, dịch vụ quyền lợi và trách nhiệm của hội viên… Tuy nhiên, đến nay nghị quyết này gần như rơi vào quên lãng.


“Cuộc chiến” giá dịch vụ lưu trú và cách làm của nhiều DN hiện nay ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, thương hiệu toàn ngành du lịch và địa phương. Tôi sẽ nêu vấn đề này trong cuộc họp Ban chấp hành Hiệp hội Du lịch để cùng tìm giải pháp cụ thể.


(Ông Bùi Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh)



Theo (Bà Rịa-Vũng Tàu Online)


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Vũng Tàu ế khách, giá phòng rẻ bèo

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Vì sao khách sạn vắng khách?

Bạn sở hữu một khách sạn rộng lớn, nằm ở vị trí đắc địa,…nhưng vì sao khách sạn của bạn lại vắng khách? Vì sao khách chỉ đến 1 lần rồi đi không bao giờ quay lại? Không chỉ riêng khách sạn của bạn, nhiều khách sạn phải đóng cửa vì cách điều hành của quản lý khách sạn không chuyên nghiệp, thiếu tầm nhìn, và quan trọng nhất là bạn đã xử lý mùi phòng khách sạn hiệu quả chưa?.




Vì sao khách sạn vắng khách
Nguyên nhân khiến việc kinh doanh khách sạn phá sản. Ảnh minh họa

1/ Hét giá lúc cao điểm: Đâu là thời điểm tốt nhất trong cạnh tranh? Đó là vào những mùa cao điểm. Khi tất cả các khách sạn đều tập trung vào việc kiếm tiền trước mắt nhiều nhất. Với tâm lý chủ quan thời điểm này họ phục vụ tệ hơn, tranh thủ chặt chém giá cao hơn. Thì đây là cơ hội của bạn để xây dựng lòng trung thành và cảm tình của khách hàng nếu bạn làm ngược lại xu hướng và sẽ chẳng bao lâu bạn sẽ trở thành người dẫn đầu. Đó là chính vì tâm lý con người thường tồn tại hai đặc trưng phổ biến.


- Sự đáp trả (sự biết ơn) khi biết rằng bạn hoàn toàn có quyền tăng giá vô lý với họ nhưng bạn đã không làm điều đó. Họ sẽ luôn muốn ghé lại khách sạn của bạn và sẽ không ngạc nhiên nếu bạn bè và nhiều người ghé tới khách sạn vì điều đó.


- Một tâm lý phổ biến thứ hai của sự đáp trả nhưng đó là sự trả thù. Khách hàng sẽ chẳng thèm để tâm tới việc ai cũng có thể làm điều đó với họ thời điểm đó mà họ chỉ nhớ rõ bạn đã từng ‘chặt chém’ họ một cách vô lý và thật hả dạ nếu chẳng bao giờ ghé lại khách sạn lần thứ hai và rất vui nếu họ giới thiệu cho người nhiều người biết để tránh xa khách sạn của bạn.


2/ Tiết kiệm một cách không đáng: Hãy nhìn nhận việc này theo hướng tương quan giữa chi phí/lợi ích . Những yếu tố rất nhỏ nhưng lại ảnh hưởng lớn việc khách hàng ghé lại như: Gối, ga, nệm, dầu gội hay bàn chải răng. Ví dụ: Bạn có thể tiết kiệm 500 VNĐ cho bàn chải, dầu gội. Vậy bạn tiết kiệm bao nhiêu lượt khách để thu được 250.000 VNĐ. Đó là 500 lượt khách trong khi chỉ cần bạn 1/500 số khách đó chọn khách sạn khác chỉ vì đơn giản ở đó bàn chải răng không tệ như bàn chải khi sử dụng ở khách sạn của bạn thì coi như việc tiết kiệm của bạn vô nghĩa. Hãy thu hút khách từ những việc nhỏ này càng sớm càng tốt trước khi đối thủ của bạn âm thầm làm điều đó hoặc trước khi bạn phá sản vì ngày càng mất khách.


3/ Kỳ kèo giá phòng: Việc linh động giá có vẻ là giải pháp tốt tuy nhiên lợi ích mà chúng đem lại đôi khi thua xa thiệt hại về lâu dài. Trong vai của một khách hàng rõ ràng bạn sẽ chẳng vui vẻ gì khi biết rằng mình phải trả mắc hơn số tiền đáng lẽ mình phải trả chỉ vì mình không trả giá (Vì sỉ diện, không cần thiết hoặc không biết).




Vì sao khách sạn vắng khách?
Ảnh minh họa.

Điều này hiển nhiên trong tâm lý khách hàng sẽ kết luận rằng họ trả 1 khoản tiền không đáng và vô lý. Có nghĩa là dịch vụ của bạn tệ hơn giá họ đã trả (Dù việc kỳ kéo giá chỉ để kiếm thêm 1 lượng khách nhạy cảm giá chứ không liên quan đến việc giá mắc hơn thực tế).


Và sẽ không ngạc nhiên nếu bạn chẳng bao giờ gặp lại những khách hàng này nữa. Chưa kể việc kỳ kèo giá khiến cho bất kỳ khách hàng nào cũng cảm thấy không thoải mái. Nó còn gây áp lực lên tiếp tân khiến họ không thể niềm nở với khách hàng. Chưa kể đây trở thành kẻ hở để tiếp tân trục lợi ngoài ra đây là cách để mọi người đánh giá việc kinh doanh của bạn là kém chuyên nghiệp, chộp giật. Hãy minh bạch giá rõ ràng. Linh động giá theo mùa thay vì theo cảm tính. Thông báo rõ ràng và áp dụng cho bất kỳ khách hàng nào.


4/ Tính tiền trước: Điều này hiển nhiên là không đem lại sự vừa lòng cho khách hàng. Nếu là bạn, bạn có muốn trả tiền trước khi mua hàng không? Hãy cân nhắc giữa việc bạn có thể chống mất mát vài lượt khách trong tháng với việc số khách không thích điều đó ở khách sạn bạn nhiều hơn. Trừ những khu vực kém an ninh tình trạng diễn ra thường xuyên thì tốt nhất bạn không nên làm điều này nếu không muốn khách sạn ngày trở nên vắng khách. Chỉ nên thu tiền trước đối với khách đã ở tối thiểu 2 ngày.


5/ Không chú trọng vào tiếp tân: Ở các lĩnh vực liên quan đến dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, cafe thì vai trò của tiếp tân rất quan trọng. Có thể rất nhiều khách hàng muốn ghé lại khách sạn của bạn chỉ vì tiếp tân của khách sạn nhiệt tình, chuyên nghiệp và niềm nở với khách hàng. Hay quan trọng nhất vẫn có một lượng lớn khách hàng còn phân vân chọn khách sạn của bạn vì thắc mắc về giá. Thì tiếp tân là người đóng vai trò lớn trong việc khách hàng có lựa chọn khách sạn của bạn hay không. Có thể nói 60-85% khách hàng chọn khách sạn của bạn vì thái độ chuyên nghiệp của tiếp tân và không đến 30% khách hàng chọn khách sạn của bạn nếu gặp phải một tiếp tân tồi.




Vì sao khách sạn vắng khách?
Tiếp tân là người trực tiếp phục vụ khách hàng nên cần phải chuyên nghiệp. Ảnh minh họa.

Nên chú trọng vào việc tuyển dụng và đào tạo nghiệp vụ tiếp tân một cách nghiêm túc. Trả một mức lương tốt hơn thị trường để tìm được tiếp tân tốt và nhiệt tình với công việc. Hãy xem lại về bài học lợi ích/chi phí. Bạn có thể tiết kiệm vài trăm ngàn cho lương nhưng bạn mất hàng triệu đồng vì mất khách. Hoặc đôi khi chính bạn cảm thấy mệt mỏi vì phải làm công việc của một nhân viên mà bạn chỉ cần trả chưa tới 3tr/tháng.


6/ Nếu bạn đã thay đổi tất cả những mặt trên mà vẫn mang lại hiệu quả kém. Vậy, chắc chắn vấn đề nằm ở khâu xử lý mùi trong phòng. Phòng khách sạn là nơi nhiều người lui tới nghỉ ngơi thư giãn, khi đó có rất nhiều mùi: thuốc lá, mùi cơ thể, bụi bẩn,… lưu lại trên khăn, ga, gối, nệm,… Thực tế khảo sát cho thấy, các khách sạn cao cấp luôn giữ cho phòng được sạch sẽ, thơm mát, tất cả các vật dụng trong phòng đều được vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận dùng trợ giặt khử mùi.




Vì sao khách sạn vắng khách?
Tạo sự khác biệt để giữ khách hàng của mình. Ảnh mình họa.

Ngược lại, ở một số khách sạn tầm trung và nhỏ đều không có phương pháp khử mùi hiệu quả. Ví dụ: Ở một số khách sạn cho thấy: Vừa mở cửa phòng là ‘hít’ ngay mùi khó chịu. Phòng không được vệ sinh sạch sẽ, bên dưới giường đầy rác thải của những người khách trước đó. Chăn, ga, gối, nệm,…đều cũ và trông như cả năm chưa giặt, khi phủi thì bụi bay khắp phòng,….Hoặc một số khách sạn có vệ sinh sạch sẽ, nhưng mang lại cho khách cảm giác ‘không có gì đặc biệt’.


Với mục tiêu “khách hàng là thượng đế”, vậy theo bạn các ‘thượng đế’ sẽ bỏ tiền để thuê phòng được vệ sinh sạch sẽ, thơm mát hay bỏ tiền để thuê một căn phòng bốc mùi?


Sử dụng Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel để đạt hiệu quả cao nhất

Bot statistics for this page


Vì sao khách sạn vắng khách?

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

10 nhà hàng nằm trong khách sạn tốt nhất 2014

Trang web uy tín của Mỹ chuyên về ẩm thực  Daily Mealvừa công bố kết quả bình chọn 101 nhà hàng bên trong khách sạn có dịch vụ tốt nhất thế giới trong năm 2014. Theo đó, nhà hàng Epicture tại khách sạn Le Bristol, thủ đô Paris của Pháp, được vinh danh là tốt nhất thế giới.


Việc xếp loại nhà hàng dựa trên những nhận xét của khách hàng và đánh giá của sách hướng dẫn du lịch do Công ty Michelin lừng danh của Pháp xuất bản cũng như nhiều nguồn đáng tin cậy khác. Ngoài ra, theo quy định, khách sạn phải có ít nhất 15 phòng và các nhà hàng phải nằm trong khách sạn và thuộc quyền sở hữu của khách sạn đó.


Cùng xem danh sách 10 nhà hàng trong khách sạn được Daily Meal bình chọn:




1-1208-1415417054.jpg

1. Nhà hàng Epicture, Pháp. Epicture là nhà hàng nằm trong khách sạn Le Bristol ở Paris. Nhà hàng được các chuyên gia ẩm thực đánh giá có đồ ăn hảo hạng nhất thế giới do đầu bếp tài ba Eric Fréchon đảm nhiệm. Nhà hàng nổi tiếng với món nhím biển tím ăn kèm bánh trứng mịn hay tôm hùm xanh ăn kèm hạt dẻ nướng.




2-1545-1415417054.jpg

2. Nhà hàng Dinner, London. Thực khách có thể thưởng thức các món ăn nổi tiếng của Anh được chế biến bởi đầu bếp Heston Blumenthal tại nhà hàng Dinner trong khuôn viên sang trọng, đẳng cấp.




3-5299-1415417054.jpg

3. Nhà hàng Louis XV, Monte Carlo. Năm1987, Hoàng tử Rainier của Monaco thuê Alain Ducasse để tạo ra một nhà hàng tại khách sạn Hotel de Paris. Một đĩa tôm hùm hấp tại nhà hàng Le Louis XV Alain Ducasse có giá 220 USD.




4-1153-1415417055.jpg

4. Nhà hàng Il Palagio, Italy. Nhà hàng thuộc khách sạn Four Seasons ở Florence, nơi thực khách sẽ được thỏa mãn sự mong đợi với những món ăn đầy sáng tạo thực hiện bởi bếp trưởng Vito Mollica như bánh bao bắp cải đen và lá lách cừu non chiên giòn với kem súp-lơ trong thực đơn hiện đại của Italy.




5-3493-1415417055.jpg

5. Nhà hàng The Bazaar by Jose Andres, Los Angeles. Đứng vị trí thứ 5 trong danh sách, các món ăn tại đây là đỉnh cao của ẩm thực thế giới.




6-8317-1415417055.jpg

6. Nhà hàng Jean Georges, New York. Nhà hàng do chính đầu bếp Jean Georges Vongerichten mở ra tại khách sạn Trump International vào năm 1997 và nhanh chóng được New York Times xếp hạng 4 sao. Đây cũng là một trong 5 khách sạn ở New York được nhận sao Michelin dành cho các nhà hàng tốt nhất trên thế giới. Nhà hàng kết hợp các phong cách Pháp, Mỹ và Ấn Độ, Trung Quốc để tạo nên một thực đơn hoàn hảo.




7-1595-1415417055.jpg

7. Nhà hàng Blue, Grand Cayman. Thuộc khách sạn Ritz-Carlton, nhà hàng Blue đang kinh doanh dưới sự giám sát nghiêm ngặt của đầu bếp tài ba Eric Ripert.




8-1150-1415417055.jpg

8. Nhà hàng Le Manoir aux Quat’Saisons, Anh. Nhờ sự dẫn dắt của bếp trưởng đa tài Raymond Blan, nhà hàng vẫn luôn nhận được hai sao đánh giá của Michelin trong suốt ba thập kỷ qua.




9-2055-1415417055.jpg

9. Nhà hàng  é by José Andrés, Las Vegas. Nằm trong khách sạn sang trọng Cosmoplitan, nhà hàng mang phong cách Tây Ban Nha này có bàn đặc biệt dành cho 8 người đặt sát quầy phục vụ,khách hàng chỉ cần ngồi tại bàn ăn và dùng tay chạm nhẹ vào mặt bàn đã được tích hợp bộ cảm biến để xem menu mà không phải chờ nhân viên nhà hàng đến để đặt món.




10-9678-1415417055.jpg

10. Nhà hàng El Motel, Tây Ban Nha. Ra đời từ năm 1961, nhà hàng nằm trong một thị trấn nhỏ ở phía Đông Bắc Tây Ban Nha, được ca ngợi bởi sự sáng tạo và tinh tế trong cách chế biến các món ăn. Năm ngoái El Motel đứng thứ 2 trong danh sách, tuy nhiên năm nay lại tụt xuống vị trí thứ 10.


(theo cnntravel)


kinh doanh hiệu quả với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


10 nhà hàng nằm trong khách sạn tốt nhất 2014

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Công suất thuê phòng khách sạn tại Hà Nội tăng 6,8%


Trong năm 2014, có 5 dự án khách sạn mới với tổng cộng 603 phòng tham gia vào thị trường, giúp tăng tổng nguồn cung thị trường khách sạn 3 – 5 sao tại TP.Hà Nội lên 9.783 phòng.




Công suất thuê phòng khách sạn tại Hà Nội tăng 6,8%. Ảnh: TL.


Công suất thuê phòng khách sạn tại Hà Nội tăng 6,8%. Ảnh: TL.


Theo báo cáo khảo sát của công ty CBRE Việt Nam, quý IV là mùa cao điểm nên giá thuê và công suất thuê đều được cải thiện, doanh thu trung bình theo phòng tăng 35% so với quý trước đó. So với cùng kỳ năm 2013, giá thuê phòng khách sạn giảm nhẹ ở mức 2% trong khi công suất thuê phòng lại được cải thiện, tăng thêm 6,8%.


-ST-



Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, resort Skyhotel

Bot statistics for this page


Công suất thuê phòng khách sạn tại Hà Nội tăng 6,8%

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Tăng doanh thu bán hàng chỉ trong 30 ngày

Tăng doanh số bán hàng chỉ trong 30 ngày


Con số 30 ngày thoạt nghe có vẻ khó khăn, nhưng mọi việc sẽ trở nên khả thi nếu bạn biết chia tách quy trình tổng thể thành những bước nhỏ hơn và dễ thực hiện hơn. Điều quan trọng bạn cần nhớ là: Hành động là người thầy lớn nhất của chúng ta, và cách
1 . Giữ tinh thần lạc quan


Mọi người đều nói tới tầm quan trọng của tinh thần trong hoạt động bạn hàng. Một hành động sẽ giúp bạn giữ tinh thần lạc quan là thái độ chân thành đối với mọi người xung quanh. Cứ mỗi 30 ngày, bạn lại lên danh sách những người mà bạn dành nhiều thời gian nhất. Đặt một ký hiệu (+) bên cạnh tên của khách hàng quan trọng và giúp đỡ hoạt động kinh doanh của bạn một cách hiệu quả. Bạn cần bổ sung một hoặc hai tên vào danh sách này mỗi tháng. Những người khác trong danh sách có thể có một thái độ tích cực hoặc tiêu cực đối với bạn (nhìn chung là trung lập). Bạn có thể đặt con số 0 bên cạnh tên của họ. Sau đó, có thể có một vài người trong danh sách luôn có thái độ tiêu cực và xem ra muốn hạ bệ bạn. Hãy đặt ký hiệu (-) bên cạnh tên của những người này. Điều này có thể khá khó khăn, nhưng nếu bạn làm được, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy sự khác biệt trong thái độ của bạn cũng như trong cách thức bạn suy nghĩ.


2. Vạch ra các mục tiêu


Nhiều người thường đánh giá quá thấp và sử dụng không đúng cách một trong những công cụ hiệu quả này. Lần cuối cùng bạn ngồi xuống với một tờ giấy trắng và một mục tiêu quan trọng được viết trên đầu trang giấy là khi nào? Bạn sẽ ngạc nhiên với những gì bạn có được sau khi tập trung suy nghĩ từ 15 đến 30 phút mỗi tuần. Bạn hãy cố gắng lên danh sách ít nhất 20 ý tưởng gip bạn tiến gần hơn tới các mục tiêu bán hàng của bạn. Sau đó lựa chọn một trong số đó để hành động ngay lập tức.


3. Tiếp cận rộng rãi tới các khách hàng


Đây là một kỹ năng quan trọng trong kinh doanh, từ bán hàng, tiếp thị sản phẩm, giúp đỡ công ty tiếp cận các thị trường mới, đến việc có được những khách hàng mới. Bạn có thể đề nghị khách hàng cũ giới thiệu về bạn cho những người quen của họ, gửi đi các thông tin hữu ích tới các khách hàng tiềm năng, và tham dự các buổi triển lãm thương mại lớn tại địa phương,… Bạn có thể giải mã các thông tin quan trọng về khách hàng tiềm năng – chẳng hạn như sở thích, khó khăn kinh doanh và khúc mắc cá nhân của họ là gì – sau đó nghiên cứu thông tin và các dữ liệu khác có thể cần thiết cho khách hàng, bạn sẽ thu hút được sự quan tâm của họ.


4. Đặt ra các câu hỏi


Phần lớn các nhân viên bán hàng đều rất thích được nói, trong khi phần lớn các khách hàng lại thích các nhân viên bán hàng phải lắng nghe họ. Vì vậy, kỹ năng nghe tốt là một phần không thể thiếu để trở thành một nhân viên bán hàng giỏi. Mục đích của việc này là để người đó cho biết thêm thông tin về họ. Các câu hỏi cũng là chìa khoá thành công trong hoạt động bán hàng. Không ai có thể bán được hàng nếu không hiểu về khách hàng và lắng nghe những gì họ nói. Lần tiếp theo nếu bạn gặp gỡ một khách hàng mới, hãy dành 70% thời gian để nghe khách hàng nói và 30% thời gian để nói chuyện với họ. Hãy tạo mọi điều kiện để các khách hàng có thể giãi bày về các khó khăn, mục tiêu và mối quan tâm của họ.


5. Đưa ra một dịch vụ xuất sắc


Đó là những chi tiết có thể tạo ra sự khác biệt. Một chân lý đã được minh chứng qua thời gian: Lý do quan trọng nhất khiến khách hàng không mua sắm là vì họ cảm thấy bạn không quan tâm tới họ hay thể hiện phân biệt đối xử đối với họ. Mỗi lần gặp một khách hàng tiềm năng, bạn hãy hỏi họ: “Có bất cứ điều gì tôi chưa làm được mà thực tế tôi có thể làm để phục vụ quý vị tốt hơn không?”. Những gì nhân viên bán hàng nên làm là không ngừng tìm kiếm các vấn đề khúc mắc phát sinh. Vấn đề khúc mắc sẽ trở thành các cơ hội mới, và một khi chúng được giải quyết, bạn sẽ có được một khách hàng trung thành. Đó là vì khách hàng nhận thấy những nỗ lực của bạn và biết được bạn luôn sẵn lòng phục vụ họ.Bạn hãy lên một danh sách các khách hàng quan trọng nhất, gọi điện cho họ và hỏi: “Có bất cứ điều gì tôi chưa làm được mà thực tế tôi có thể làm để phục vụ quý vị tốt hơn không?”. Bạn không thể mắc sai lầm nếu chính khách hàng nói cho bạn biết bạn cần làm những gì.


6. Khác biệt hoá hoạt động kinh doanh của bạn


Điều gì sẽ khiến bạn nổi bật trong số các đối thủ cạnh tranh? Khách hàng sẽ nhớ đến bạn như thế nào sau khi bốn đối thủ cạnh tranh khác cũng nhập cuộc và bắt đầu tấn công thị trường? Việc bạn hiểu rõ đòi hỏicủa khách hàng và các dịch vụ hậu mãi luôn rất quan trọng đối với khách hàng, vì vậy trước mỗi một giao dịch bán hàng, bạn hãy giải thích cho khách hàng về điều này. Có công ty đã phỏng vấn các khách hàng thoả mãn và ghi vào băng, sau đó sử dụng các câu chuyện và lời bình luận của họ để giải tỏa những mối băn khoăn của các khách hàng tiềm năng khác. Không có nhiều công ty làm được như vậy, và nó hoàn toàn có thể giúp bạn nổi bật hơn cả trong nhận thức của khách hàng. Hãy nghĩ về điều đó: Bạn có thể làm những gì để khác biệt hóa hình ảnh kinh doanh của bạn?


7. Bán giá trị


Có một công ty chuyên về in ấn đã in lên bức tường văn phòng một biểu tượng thể hiện ba ưu điểm nổi bật là Giá cả, Dịch vụ và Chất lượng. Chất lượng và dịch vụ nổi bật sẽ giúp sản phẩm đạt đến một mức giá nhất định. Bao nhiêu lần bạn mua sắm một sản phẩm hay một dịch vụ mà sau đó thấy rằng sản phẩm có chất lượng quá kém hay dịch vụ không như yêu cầu, bạn không thể gặp được ai để thắc mắc về các vấn đề phát sinh? Khi một khách hàng để ý tới giá cả sản phẩm của bạn, chắc hẳn họ sẽ nghĩ: “Với cùng khoản tiền như thế, bạn sẽ đem lại cho tôi điều gì mà tôi sẽ không thể có được từ các đối thủ cạnh tranh khác?”. Có thể sẽ có ai đó hỏi bạn về ba lý do giải thích tại sao sản phẩm của bạn là độc nhất vô nhị và khiến họ mua sắm ngay, vì thế bạn hãy viết ra ít nhất ba lý do khác nhau, và học thuộc chúng.


8. Hoạt động sau bán hàng


Bất cứ khách hàng nào cũng đều muốn cảm thấy quyết định mua sắm của mình là đúng đắn. Việc gọi điện cho khách hàng sau bán hàng, viết một lá thư cảm ơn, hay làm những gì đúng như đã hứa, hoặc đơn giản chỉ hỏi xem ngày đầu tiên của khách hàng diễn ra như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn… sẽ đảm bảo rằng các khách hàng cảm thấy rằng họ được chăm sóc chu đáo và quyết định mua sắm của họ thật sự có một giá trị nào đó.


Hãy hỏi họ: “Sản phẩm/dịch vụ của công ty chúng tôi đáp ứng cácnhu cầu cơ bản của quý vị như thế nào?”, “Chúng tôi có thể làm những gì để quý vị tiếp tục quay lại trong những lần mua sắm tiếp theo?”. Bạn cũng nên hỏi khách hàng về thời điểm thích hợp nhất để liên lạc. Với những thông tin này, bạn nên xây dựng một kế hoạch hậu mãi dài hạn phù hợp nhất đối với từng khách hàng.


9. Tạo cảm giác cấp bách


Nhân viên bán hàng dường như luôn thúc giục bản thân không ngừng tiến lên. Họ thường xuyên xem xét lại hoạt động của mình và suy nghĩ về các cách thức khác nhau nhằm thúc đẩy kinh doanh tăng trưởng và hoàn thành mục tiêu đề ra. Họ kết thúc mọi cuộc gọi với một câu hỏi hay lời trình bày rằng sẽ đi đến giao dịch hoặc sẽ tiếp tục bàn thảo bán hàng. Ví dụ: “Tại sao chúng ta không gặp lại nhau vào tuần tới và xem lại sản phẩm mẫu kỹ lưỡng hơn?” hay “Bước kế tiếp của chúng ta là gì?”.Đôi lúc chúng ta có thể chìm nghỉm trong rất nhiều công việc mà chúng ta cần hỏi bản thân mỗi giờ: “Tôi có thể làm gì ngay bây giờ để có thể sử dụng thời gian một cách hiệu quả nhất”. Sẽ là một ý tưởng tuyệt vời nếu bạn đặt câu hỏi này vào kế hoạch công việc hàng ngày.


10. Biến khó khăn thành cơ hội


Đa phần các nhân viên bán hàng đều biết rằng khó khăn và thách thức là điều không thể tránh khỏi. Và khi bạn bị đánh ngã, lãng quên hay suy thoái, một loạt các tác động tiêu cực sẽ xuất hiện. Điều quan trọng là bạn cần tỉnh táo để đối phó với mọi khó khăn. Như Henry Ford đã từng nói: “Thất bại là cơ hội để bạn bắt đầu lại một cách thông minh hơn”. Khi chúng ta gặp phải khó khăn, chúng ta phải tiếp tục tin tưởng vào các mục tiêu của mình và giữ vững một niềm tin mạnh mẽ. Đừng bao giờ từ bỏ. Một thái độ “tôi sẽ làm được” thể hiện tinh thần trách nhiệm sau những nỗ lực không ngừng nghỉ phục vụ khách hàng, bởi vì niềm tin, sự tín nhiệm và sự gắn kết được đính kèm vào đó.Ngay từ lúc này, hãy đẩy mạnh hoạt động bán hàng của bạn; gọi điện cho những khách hàng mà bạn tôn trọng để thu thập những nhận định, suy nghĩ của họ cho bước đi kế tiếp; lên danh sách những công việc bạn có thể làm để hướng hoạt động kinh doanh đi đúng hướng,… Cho dù bạn làm bất kể điều gì, đừng bao giờ từ bỏ hoặc để các khó khăn lấy đi những tốt đẹp nhất từ bạn. Việc tấn công chúng bằng những hành động thông minh sẽ loại bỏ mọi khó khăn và thách thức trong chiến lược đẩy mạnh doanh số bán hàng


 


-ST-


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, hotel mini Skyhotel

Bot statistics for this page


Tăng doanh thu bán hàng chỉ trong 30 ngày

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

Nguồn cung khách sạn 4 sao Đà Nẵng tăng mạnh


Nguồn cung khách sạn 4 sao Đà Nẵng tăng mạnh




Cụ thể, tại phân khúc thị trường du lịch và khách sạn, vốn được coi là một thế mạnh của thành phố biển Đà Nẵng, tính đến Q2/2014, nguồn cung phân khúc khách sạn 4 sao đã tăng gấp bốn lần so với năm 2011 và vượt quá tổng nguồn cung phòng của phân khúc khách sạn 5 sao.

Phân loại nguồn cung theo vị trí, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của các khách sạn trong thành phố trong những năm gần đây đã giúp phân khúc này chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, trong thời gian sắp đến, nguồn cung khách sạn ven biển sẽ dẫn đầu thị trường. Trong năm 2014 và 2015 có khoảng 1.698 phòng khách sạn ven biển sẽ ra đời so với khoảng 652 phòng khách sạn trong thành phố. Hầu hết các khách sạn mới mở đều thuộc phân khúc khách sạn 3 và 4 sao. Các khách sạn 5 sao sẽ ra đời vào năm 2016 và năm 2017 do quá trình xây dựng lâu hơn.






Hầu hết các khách sạn mới mở đều thuộc phân khúc khách sạn 3 và 4 sao. Ảnh: Hoàng Dương



Trong Quý 2 năm 2014, TP. Đà Nẵng đã đón 1.035.764 lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế chiếm 177.616 lượt. Số lượt khách trong nước ghi nhận tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước trong khi phân khúc khách quốc tế giảm nhẹ 2,0% so với cùng kỳ năm trước.


Du lịch Đà Nẵng cũng chịu những tác động từ các căng thẳng trên biển Đông. So sánh với cùng kỳ năm trước, doanh thu phòng bình quân tại các khách sạn 4 và 5 sao ven biển giảm lần lượt là 5,4% và 19,8% do công suất phòng giảm tại những khách sạn có lượng khách lưu trú chủ yếu là khách Trung Quốc.


Bà Dương Thùy Dung Dung, Phó Giám Đốc, Trưởng Phòng Nghiên cứu và Tư vấn Phát triển của CBRE Việt Nam bình luận: “Tín hiệu tích cực trong các đường bay quốc tế hứa hẹn một sự cải thiện trong phân khúc khách quốc tế đến Đà Nẵng. Trên một vài phương diện, việc giảm lượt khách Trung Quốc trong các tháng vừa qua có thể coi là một cơ hội tốt cho thị trường du lịch và khách sạn Đà Nẵng để chuyển hướng đến các thị trường du lịch khác trong khu vực và cũng để tăng cường kết nối với các thị trường truyền thống như Châu Âu, Hoa Kỳ và Úc”.


Với phân khúc thị trường nhà ở bán, trong Q2/2014, số lượng giao dịch thành công tăng và các căn đặt cọc/giữ chỗ cho thấy sự cải thiện rõ ràng trong phân khúc căn hộ. Mùa du lịch cao điểm của TP. Đà Nẵng kéo dài từ tháng 4 đến cuối tháng 8 là một yếu tố tác động tích cực lên thị trường trong quý khảo sát.


Tỷ lệ bán trong Q2/2014 tăng 32,1% so với quý trước. 76% giao dịch xảy ra ở các dự án đã hoàn thành. Bên cạnh đó, giao dịch tiếp tục được ghi nhận tại các dự án Hyatt Regency, Azura, Fusions Suites, Ocean Apartment, Da Nang Lakeside và La Paz Tower trong khi các dự án khác đều yên ắng.






Giá bán trung bình của căn hộ tại Đà Nẵng trong quý 2. Nguồn: CBRE



Hầu hết các căn bán ra trong quý này đều có mức giá bình dân. Vì vậy, phân khúc này ghi nhận tỷ lệ bán trung bình tăng cao nhất với 3,7 điểm phần trăm so với quý trước. Các dự án cao cấp và trung cấp cho thấy cải thiện vừa phải trong hoạt động bán hàng do tỷ lệ bán trung bình tăng 0,7 điểm phần trăm so với quý trước.


Thị trường nhà ở nghỉ dưỡng vẫn tiếp tục yên ắng trong quý khảo sát do không có nguồn cung mới cũng như hoạt động bán hàng. Trong Q2/2014, tỷ lệ bán trung bình tăng không đáng kể từ 47,5% lên 47,6%.


Với đất nền, CBRE nhận thấy thị trường này nhộn nhịp hơn so với các thị trường khác về mặt dự án mới và hoạt động bán hàng. Trong quý vừa qua có khoảng 770 nền đất được chào bán từ hai dự án mới (Khu đô thị Yên Thế Bắc Sơn và khu dân cư Green Lake) và từ một dự án hiện hữu, khu đô thị Nam cầu Nguyễn Tri Phương.


Trong Q2/2014, những dự án có giao dịch thành công có những điểm chung là dự án tọa lạc tại hoặc gần với khu dân cư đã hình thành, cách trung tâm thành phố từ 5-10 km, dễ tiếp cận và gần với các khu tiện ích. Bên cạnh giá đất phải chăng dao động từ 2,5 triệu – 7 triệu/m2, là yếu tố được cân nhắc và có tính quyết định ảnh hưởng đến việc mua đất, cơ sở hạ tầng đã hoặc gần hoàn thiện đáp ứng việc xây nhà cùng với pháp lý tin cậy là những yếu tố thuyết phục người mua.



-ST-


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, nhà nghỉ, hotel mini

Bot statistics for this page


Nguồn cung khách sạn 4 sao Đà Nẵng tăng mạnh

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Đà Nẵng "tuyên chiến" với khách sạn kém chất lượng


Đà Nẵng ‘tuyên chiến’ với khách sạn kém chất lượng



Trong tháng 4 và tháng 5, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng diễn ra hai sự kiện mang tầm quốc tế là Cuộc trình diễn pháo hoa và Cuộc thi Dù bay. Để Đà Nẵng luôn là nơi đến bình yên và điểm dừng chân lý tưởng của du khách, thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo các ngành chức năng cương quyết xử lý tình trạng kinh doanh không lành mạnh trên tất cả các mặt phục vụ du khách.




Cầu sông Hàn, địa điểm ghé thăm của nhiều du khách tại Đà Nẵng. ảnh internet



Trước mắt, thành phố tập trung xử lý cương quyết các khách sạn vi phạm kinh doanh. Đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Đà Nẵng đã kiểm tra và xử phạt 28 khách sạn vi phạm với tổng số tiền phạt hơn 80 triệu đồng. Hầu hết các khách sạn vi phạm kinh doanh sai nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không niêm yết giá hàng lưu niệm, không niêm yết giá phòng, ghi biển hiệu không đầy đủ…


Để chuẩn bị cho hai sự kiện quốc tế nói trên, UBND thành phố Đà Nẵng đã có văn bản yêu cầu các tổ chức, cá nhân kinh doanh khách sạn, nhà hàng trên địa bàn nghiêm túc thực hiện kế hoạch bình ổn thị trường trong thời gian diễn ra Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế 2012, dịp lễ 30/4, 1/5 và Cuộc thi Dù bay quốc tế 2012; đồng thời phân công các sở, ban, ngành thành lập nhiều tổ kiểm tra các hoạt động kinh doanh khách sạn, dịch vụ ta-xi, ô-tô vận chuyển khách, dịch vụ trông giữ xe… Đã có 5 số điện thoại đường dây nóng từ UBND thành phố đến Sở Công thương, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Quản lý thị trường, Công an… được công bố.


Trong đợt kiểm tra cao điểm bình ổn thị trường từ nay đến tháng 5, ngoài việc phối hợp với các chợ, siêu thị bảo đảm nguồn cung cấp hàng hóa cho thị trường; đối với các dịch vụ kinh doanh lưu trú, Sở Công thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng chức năng trong đoàn liên ngành tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát đối với việc đăng ký, kê khai, niêm yết giá. Theo đó, nếu đơn vị kinh doanh không niêm yết giá bị phạt đến 10 triệu đồng (đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá); không đăng ký theo quy định của pháp luật về giá hàng hóa, dịch vụ bị phạt 30 triệu đồng; không kê khai theo quy định của pháp luật về giá hàng hóa, dịch vụ sẽ bị phạt 25 triệu đồng…/.


-ST-


Sử dụng Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel để đạt hiệu quả cao nhất

Bot statistics for this page


Đà Nẵng "tuyên chiến" với khách sạn kém chất lượng

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Kinh doanh khách sạn cao cấp: Hà Nội tốt hơn TP.HCM

Đánh giá về hoạt động kinh doanh của phân khúc khách sạn cao cấp tại Hà Nội, bà Đỗ Thu Hằng, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Công ty TNHH Savills Việt Nam cho biết, trong quý IV/2014, phân khúc khách sạn cao cấp tại Hà Nội có kết quả kinh doanh ấn tượng, cao hơn so với các quý trước. Điều này thể hiện rõ ở cả công suất thuê phòng lẫn giá thuê phòng đều tăng theo quý và theo năm.


Cụ thể, trong quý IV/2014, công suất thuê phòng của các khách sạn cao cấp tại Hà Nội tăng 10% so với quý III/2014 và 3% so với quý IV/2013; trong đó riêng công suất thuê phòng của các khách sạn 5 sao tăng 10% so với quý IV/2013.


Trong quý IV/2014, giá thuê phòng bình quân (ARR) cũng tăng 4% so với quý III/2014, nhờ đó, doanh thu phòng trung bình (RevPAR) tăng 3% so với quý III/2014 và thậm chí tăng tới 23% so với quý IV/2013. Cuối tháng 12/2014, có thêm 2 khách sạn mới tại Hà Nội được chính thức xếp hạng 3 sao, đưa tổng số khách sạn cao cấp (3 – 5 sao) trên địa bàn Thủ đô lên con số 63, với 8.640 phòng, tăng 2% theo quý và 10% theo năm.


Ông  Robert Fabiano, Tổng giám đốc Khách sạn JW Marriott Hà Nội cho biết, mục tiêu năm 2015 của JW Marriott Hà Nội là trở thành khách sạn MICE (phục vụ sự kiện, hội nghị…) hàng đầu của Việt Nam. Năm 2014, dù mới đi vào hoạt động hơn 1 năm, nhưng JW Marriott Hà Nội hiện là khách sạn cso giá thuê phòng bình quân cao thứ ba trong phân khúc khách sạn 5 sao tại Hà Nội, chỉ sau 2 khách sạn Sofitel Legend Metropole và Hilton Opera.


Trong khi đó, tình hình kinh doanh của phân khúc khách sạn cao cấp tại TP.HCM lại gặp không ít khó khăn. Cụ thể, trong quý IV/2014, công suất thuê phòng trung bình của các khách sạn từ 3 đến 5 sao tại TP.HCM chỉ đạt 68%, giảm 4% so với quý IV/2013. Mức giá phòng trung bình ở phân khúc khách sạn cao cấp là 1,8 triệu đồng/ngày đêm (tương đương 87 USD/ngày đêm), tăng 7% so với quý III/2014, nhưng lại giảm 2% so với quý IV/2013. Đây là mức giá phòng trung bình thấp nhất của quý IV trong vòng 5 năm trở lại đây.


Năm 2014, doanh thu của phân khúc khách sạn cao cấp tại khu vực trung tâm TP.HCM giảm 4%, trong khi tại khu vực ngoài trung tâm giảm mạnh hơn, tới 16% so với năm 2013. Năm 2014, TP.HCM đã đón khoảng 1,3 triệu lượt khách quốc tế, giảm 1% so với năm 2013.


Một số nguyên nhân được nhắc đến, chủ yếu là do nền kinh tế toàn cầu yếu đi khiến cho khách du lịch quốc tế phải thắt chặt chi tiêu; sự xuất hiện của các đường bay thẳng đến một số khu du lịch phía Nam cũng khiến cho chức năng trung chuyển của TP.HCM bị giảm sút.


Về nguồn cung khách sạn tại TP.HCM, theo Công ty Savills Việt Nam, tính đến quý IV/2014, có 23 dự án khách sạn (với khoảng 5.500 phòng) đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Dự kiến, ngay trong năm nay, sẽ có thêm 2 khách sạn 5 sao (với 580 phòng) tại quận 1 được khánh thành và đi vào hoạt động.


Đánh giá về triển vọng thị trường khách sạn Việt Nam năm 2015, ông Richard Leech, Giám đốc điều hành Công ty TNHH CBRE Việt Nam cho biết, trong nỗ lực cải thiện hình ảnh của mình, Việt Nam đang nâng cấp các sân bay và xây dựng các điểm trung chuyển quốc tế mới, nhằm đáp ứng lượng cầu tăng cao của khách quốc tế; đồng thời tiếp tục miễn thị thực cho 7 quốc gia gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển. Sự hoàn thành cùa nhà ga T2 Sân bay quốc tế Nội Bài, cầu Nhật Tân được kỳ vọng sẽ cải thiện khả năng phục vụ ngành du lịch của TP. Hà Nội.


Những động thái trên tạo điều kiện để thu hút một lượng lớn hơn du khách quốc tế đến Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, là một nơi được Tạp chí Forbes Life bình chọn là “một trong những nơi đáng đến nhất trong năm 2015”.


Theo Baodautu.vn


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, hotel mini Skyhotel

Bot statistics for this page


Kinh doanh khách sạn cao cấp: Hà Nội tốt hơn TP.HCM