Phần mềm quản lý khách sạn, Phần mềm quản lý resort | skyhotel.vn

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Hiệu quả phải đặt lên hàng đầu

Sự phát triển công nghệ số đã thay đổi căn bản cách kinh doanh trước đó của khách sạn. Tuy nhiên, nhiều chủ khách sạn hiếm khi biết tác dụng thật sự của việc ứng dụng công nghệ mới. Nhiều chủ khách sạn chỉ áp dụng cái mới theo trào lưu sẽ thúc đẩy cạnh tranh nhưng lại có sự nhầm lẫn khi cho rằng mua công nghệ mới nhất sẽ giải quyết được mọi vấn đề mà không để ý đến việc, liệu ứng dụng đó có hiệu quả hơn và có được nhân viên đón nhận.



Ông John Inge, một chuyên gia có 35 năm kinh nghiệm tư vấn công nghệ cho các khách sạn ở Hoa Kỳ, cho biết, công nghệ mới không giải quyết được mọi thứ mà chỉ thúc đẩy tăng năng suất làm việc.


Kinh nghiêm của ông John Inge cho thấy, chủ đầu tư khách sạn vốn không biết nhiều về công nghệ nhưng luôn chọn hệ thống mới nhất để tránh sự cố kỹ thuật. Điều này cũng tốt nhưng hơi lãng phí vì nếu bỏ qua mặt kỹ thuật, thì chỉ cần có một công nghệ giải quyết được các vấn đề mà một khách sạn cần.


Tệ hơn nữa là có chủ khách sạn lại mua một công nghệ phức tạp, rối rắm để cuối cùng mục đích cũng là sử dụng y chang công nghệ cũ. Như vậy không những tốn tiền mà còn làm nhân viên lúng túng, vì họ đang sử dụng thành thạo và hiểu đầy đủ các ưu khuyết điểm của công nghệ đang dùng, giờ buộc phải chuyển qua cái mới mà tính năng không hề vượt trội. Rõ ràng cách đầu tư này không tạo ra lợi nhuận mà chỉ tạo gánh nặng chi phí.


Sắm công nghệ mới phải đem lại sự tiện dụng để phục vụ kinh doanh hiệu quả. Chẳng hạn, bạn thay thế hệ thống quản lý khách hàng được tích hợp công cụ booking tự động trên website, và tương thích tốt giữa các phòng ban với nhau sẽ giúp giảm công việc bằng tay, giảm việc di chuyển để giao dữ liệu giữa các phòng ban, giúp tăng khả năng ra quyết định nhanh chóng,… thì đó cái cần đầu tư.


Trước khi quyết định mua công nghệ mới, bạn cần xem xét yếu tố nào đang mang lại thu nhập cho khách sạn để tập trung đầu tư, chẳng hạn, doanh thu tăng trưởng vì dịch vụ tốt hay do chiến lược marketing. Thứ hai, đã đến lúc mua (thay) công nghệ mới chưa, và ngân sách của khách sạn có cho phép thực hiện điều đó. Tuy nhiên, hai vấn đề trên cũng chỉ mới đáp ứng một nửa điều kiện để mua công nghệ mới, cái quan trọng nhất là công nghệ mới ấy phải thỏa mãn hiệu quả và tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực hoạt động của khách sạn.


Phải chắc chắn nhân viên được đào tạo để sự dụng công nghệ mới một cách thành thạo. Chưa hết, mặc dù nhân viên chỉ là người vận hành hệ thống công nghệ mới ứng dụng cho công việc, nhưng họ cần phải nắm vững kỹ thuật, cách hoạt động để đánh giá toàn diện hiệu quả của công nghệ.


Các trưởng bộ phận đóng vai trò chủ động trong việc định hình công nghệ đưa vào sử dụng sao cho hiệu quả. Tuy nhiên ứng dụng công nghệ không của riêng ai, mà suy cho cùng để tăng tính hiệu quả tác động lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của khách sạn. Do đó, các nhà quản lý cần phải hiểu giữa các bộ phậ của khách sạn cần có sự hợp tác trong việc sử dụng công nghệ để tăng hiệu suất tối ưu của nó.


Lưu ý rằng, sự tiến bộ công nghệ mang đến cho người sử dụng những khả năng ứng dụng đáng ngạc nhiên, nhưng việc đưa công nghệ vào sử dụng phải thực hiện trên nguyên tắc sử dụng cho mục đích nào để không bị lãng phí. Bất kỳ khách sạn nào cũng muốn có lợi thế cạnh tranh khi sử dụng công nghệ mới, nhưng mục tiêu của công nghệ mới chính là chìa khóa dẫn đến sự thành công.


Tăng doanh thu với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Hiệu quả phải đặt lên hàng đầu

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Khách sạn trong khủng hoảng kinh tế

Chủ khách sạn cần lưu ý đừng phạm sai lầm như cắt giảm tiện ích dịch vụ, nỗ lực bán hàng, thuê người giá rẻ,… vì đó sẽ là nguyên nhân làm mất uy tín thương hiệu và đánh mất lòng trung thành của khách hàng


Khi kinh tế thế giới suy thoái, chủ khách sạn thường có xu hướng đối phó bằng cách cắt giảm nguồn nhân lực, cắt giảm chi phí và hướng đến các mục tiêu hiệu quả nhất để tăng doanh thu.


Tuy nhiên, theo ông William Edmundson, nhà quản lý khách sạn với hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng thương hiệu, văn hóa, tiếp thị và bán hàng cho các thương hiệu hàng đầu ngành khách sạn như Holiday, Promus, Hilton,… chủ khách sạn cần lưu ý đừng phạm sai lầm như cắt giảm tiện ích dịch vụ, nỗ lực bán hàng, thuê người giá rẻ,… vì đó sẽ là nguyên nhân làm mất uy tín thương hiệu và đánh mất lòng trung thành của khách hàng. Sau đây là một số việc nên và không nên làm.


Không cắt giảm chất lượng dịch vụ



Khách hàng đã có trải nghiệm về những tiện ích dịch vụ mà khách sạn mang lại và dĩ nhiên luôn mong muốn vẫn được hưởng thụ điều đó cho những lần sau. Do đó, nếu khách hàng phát hiện bị cắt giảm dịch vụ, như không có xà phòng rửa tay, các món buffet buổi sáng giảm và không ngon,… hoặc tệ hơn, khách hàng phát hiện các dịch vụ họ hưởng đều tăng giá nhưng chất lượng không tăng thì đó cách là cách gián tiếp đuổi khách hàng, là tín hiệu tuyệt vời cho các đối thủ cạnh tranh.


Hạn chế tối đa việc sa thải nhân viên


Nếu nhân viên biết không sớm thì muộn cũng bị sa thải thì sẽ không chú tâm vào công việc. Hay nói cách khác, họ sẽ không chăm sóc chu đáo khách hàng một khi cảm thấy công việc bấp bênh. Trong khả năng có thể, bạn nên dừng việc sa thải và tận dụng thời điểm ít khách để đạo tạo và cung cấp những kỹ năng tốt nhất cho nhân viên. Được như thế, một khi kinh tế hồi phục, các nhân viên này sẽ gia tăng năng suất làm việc và càng trung thành với bạn hơn.


Đừng lơ là với khách


Kinh tế một nước nào đó hay cả nền kinh tế thế giới xuống dốc cũng không tha cho khách hàng. Họ cũng phải đối mặt với việc không có tiền hoặc có quá ít tiền để du lịch, chịu đựng những chuyến bay đêm rẻ tiền để tiết kiệm chi phí… Như vậy tại sao bạn không nỗ lực hơn trong các dịch vụ để mang lại nụ cười cho họ, cũng như tạo các tiện ích khác giúp xoa dịu nỗi bực dọc của khách. Mỗi nỗ lực nhỏ đều mang lại thành công lớn, và như vậy chắc chắn lòng trung thành của khách với khách sạn sẽ không bao giờ mất.


Vẫn nỗ lực bán hàng


Có một lỗi chung là khi gặp khó khăn, các doanh nghiệp khách sạn thường giảm bớt đội ngũ bán hàng và chi phí tiếp thị với mục đích tiết kiệm được chút nào hay chút đó vì cho rằng việc bán hàng lúc này chậm, không cần nhiều nhân sự lẫn các chương trình quảng bá. Hoặc nhiều giám đốc điều hành thu hẹp bộ phận bán hàng, điều chuyển nhân viên bán hàng sang các bộ phận khác. Những suy nghĩ nông cạn như vậy sẽ làm giảm các nỗ lực theo đuổi khách hàng của bộ phận này và gián tiếp đẩy thị phần sang tay đối thủ cạnh tranh.


Không thuê người với giá rẻ


Nếu khách sạn bạn có tài sản hàng triệu USD thì đừng bao giờ thuê các cấp quản lý, điều hành giỏi với giá rẻ. Người không kinh nghiệm sẽ không bao giờ xử lý được các tình huống trong giai đoạn khó khăn. Tài năng của các cấp quản lý là dẫn dắt khách sạn vượt qua cơn khủng hoảng kinh tế.



Nhìn chung, bạn phải nghiên cứu xu hướng thị trường để tìm ra hướng phát triển đúng đắn, những phương án tài chính hiệu quả và chính xác phù hợp với điều kiện thực tế, cụ thể là xây dựng các gói dịch vụ hợp lý với tình hình khủng hoảng mà vẫn phù hợp với nhu cầu của khách hàng, như tổ chức các chương trình khuyến mãi hợp lý, thực hiện đúng thời điểm để kích cầu du lịch, trong đó cần đặc biệt lưu ý là gói khuyến mãi cho loại hình du lịch MICE. Song song đó, rà soát, cắt giảm những chi phí không thật cần thiết và thi hành chính sách tiết kiệm triệt để để đối phó với khủng hoảng.


Khó khăn chính là cơ hội để cải cách, tái cơ cấu doanh nghiệp. Đây cũng là lúc để doanh nghiệp ngành khách sạn điều chỉnh sản phẩm, thị trường phù hợp với điều kiện mới và cần tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết để giảm chi phí. Về vấn đề quản lý, người đứng đầu khách sạn cần đối thoại thẳng thắn với đội ngũ lao động, tranh thủ sự đồng thuận, phát huy sáng kiến giải pháp, thậm chí chấp thuận “phẫu thuật” để có thể mạnh hơn. Riêng với các chủ khách sạn có tiềm lực vốn, khủng hoảng kinh tế là cơ hội để mua cổ phần, đa dạng hóa sản phẩm và thị trường.


Thiên Thảo


Đăng ký Quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Khách sạn trong khủng hoảng kinh tế

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Quản lý Nhà hàng - khách sạn: Một trong những ngành nghề mũi nhọn

Quản lý nhà hàng – khách sạn (NH – KS) được nhiều bạn trẻ chọn lựa. Học ngành này, học viên không chỉ được đào tạo tay nghề mà còn được cung cấp kiến thức về các lĩnh vực quản trị, tài chính, quan hệ công chúng, quản lý nhân sự…


Anh Trần Khánh Huy – thâm niên làm việc gần 10 năm trong lĩnh vực quản lý NH – KS tại Q.6, TP.HCM khái quát về nghề: “Đó là việc quản lý và tổ chức các hoạt động của NH hoặc KS sao cho hiệu quả và hợp lý nhất. Công việc chính thường bao gồm giám sát hoạt động của các bộ phận (tiền sảnh, nhà bếp, phục vụ phòng…), lập các báo cáo kết quả tài chính, các bản thu, chi; quản lý số phòng bán ra và phòng còn trống; chế biến thực phẩm; giải quyết khiếu nại của khách hàng, đào tạo, huấn luyện nhân viên… Ngoài ra, còn rất nhiều việc không tên khác mà người làm quản lý phải giám sát, bảo đảm doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả. Điều đặc biệt quan trọng là người làm quản lý NH – KS phải có kỹ năng, chiến lược để tiếp thị, thu hút ngày càng đông khách hàng đến với doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận cao nhất”.




Người làm quản lý NH – KS phải có kỹ năng, chiến lược để tiếp thị, thu hút ngày càng đông khách hàng đến với doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận cao nhất

Thu nhập của nghề quản lý NH – KS là khá cao, 10 – 18 triệu/tháng đối với những KS cỡ trung, còn ở những KS hạng 3 – 5 sao, thu nhập có thể đạt từ 2.000 USD/tháng trở lên. Bên cạnh đó còn có nhiều khoản thu nhập khác như thưởng doanh thu, đi du lịch nước ngoài, tham gia các đợt tập huấn…Chị Nguyễn Thùy Dung, nhân viên nhà hàng Vườn Cau (Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho rằng, nghề quản lý NH – KS thường đem lại khoản thu nhập cao hơn khá nhiều so với mặt bằng chung và có nhiều cơ hội thăng tiến. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, người quản lý phải biết cách lên kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học cho từng bộ phận cũng như phân công và đôn đốc nhân viên thực hiện. Ngoài ra, họ phải có khả năng truyền nhiệt huyết cho những người xung quanh để tạo nên một tập thể năng động, hiệu quả. Tất nhiên, người quản lý dù tài giỏi cũng khó đương đầu với sức ép và sự căng thẳng của công việc nếu thiếu sự hỗ trợ hiệu quả của đồng nghiệp. “Không phải ai cũng là nhà quản lý ngay từ những ngày đầu tiên bước chân vào nghề. Rất nhiều quản lý giỏi trong NH – KS hiện nay từng trải qua những vị trí như phục vụ bàn, phụ bếp… Qua trải nghiệm thực tế, tích lũy kiến thức, chuyên môn sẽ giúp người làm quản lý ở NH – KS có thêm nhiều kinh nghiệm để làm việc tốt”, chị Thùy Dung khẳng định.


Nghề quản lý NH – KS đảm nhiệm nhiều công việc với những yêu cầu khác nhau về kiến thức và kỹ năng. Ngành quản lý và điều hành NH – KS là ngành học nhiều từ thực tiễn, cho nên các trường thường cân đối tương xứng giữa giờ lý thuyết và thực hành nhằm mang đến sự thoải mái trong quá trình học cũng như cung cấp cho học viên nhiều kinh nghiệm ngay cả khi họ chưa tốt nghiệp. Khi làm việc, do đặc thù môi trường thường xuyên tiếp xúc với nhiều người, nhất là người nước ngoài nên bạn cần tích lũy vốn ngoại ngữ để giao tiếp tốt, đồng thời cần tích lũy kiến thức thực tế,  nâng cao kỹ năng quản lý.


Việt Nam hiện có hơn 20 trường đang đào tạo về quản lý và điều hành NH – KS. Riêng TP.HCM có gần 10 trường đào tạo nghề NH – KS. Trong đó, Trường Quản lý khách sạn Việt Úc (VAAC) mỗi năm đào tạo được 1.800 sinh viên (hệ sơ cấp và trung cấp). Dù vậy, vào mùa cao điểm, VAAC không đủ nhân lực để cung ứng. Trường ĐH Hoa Sen năm 2011 đã đón nhận 404 sinh viên ngành du lịch – KS – NH hệ đại học và cao đẳng, 90% sinh viên ra trường đều có việc làm ngay.


Bà Trần Thị Xuân Quyên – Trưởng phòng Đào tạo VAAC nhận định: “Trong tương lai, nghề quản lý NH – KS hứa hẹn nhiều cơ hội, còn hiện tại do sự chênh lệch quá lớn về cung cầu lao động chất lượng cao trong ngành nên các NH – KS luôn phải cạnh tranh quyết liệt với nhau để thu hút các nhà quản lý có năng lực. Hiện nay chỉ có khoảng 40% nguồn nhân lực ngành quản lý NH – KS được đào tạo qua trường lớp chuyên ngành, số còn lại đều là “tay ngang”, không qua đào tạo hoặc làm trái ngành. Đứng trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thị trường, nguồn nhân lực của ngành NH – KS cần phải được đào tạo bài bản, đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, nhất là nhân lực ở các cấp quản lý…”.




Ngành quản trị du lịch – KS – NH  của trường ĐH Hoa Sen  chú trọng bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, nhằm giúp học viên có khả năng làm quản lý tại NH – KS cao cấp

Bà Nguyễn Thị Vân – Trưởng bộ môn Du lịch – KS – NH Trường ĐH Hoa Sen cho biết: ĐH Hoa Sen đã xây dựng ngành quản trị du lịch – KS – NH trở thành một trong những ngành nghề mũi nhọn của trường với nhiều bậc đào tạo, chú trọng bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, nhằm giúp học viên có khả năng làm quản lý tại NH – KS cao cấp hoặc các công ty du lịch, lữ hành. Khi tốt nghiệp, SV sẽ được trường hỗ trợ để có được việc làm phù hợp với ngành học. Theo bà Vân, nếu muốn theo đuổi nghề quản lý NH – KS, trước hết các bạn trẻ phải thật sự đam mê và tìm hiểu kỹ đặc tính của nghề này là nghề phục vụ khách du lịch, cần có thái độ làm việc chuyên nghiệp và vốn ngoại ngữ. Cuối cùng là chọn trường đào tạo ngành này thật kỹ vì chất lượng đào tạo quyết định đến chất lượng nghiệp vụ chuyên môn và cơ hội việc làm.


Theo Quỳnh Mai


(Báo Phụ Nữ TP.HCM)


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, resort Skyhotel

Bot statistics for this page


Quản lý Nhà hàng - khách sạn: Một trong những ngành nghề mũi nhọn

Nhung nac thang de tro thanh nha quan ly khach san

Bởi vì bản chất của lĩnh vực này là tính cạnh tranh, nên hầu hết mọi vị trí quản lý khách sạn đều đòi hỏi bằng cấp đại học. Hai loại bằng đại học được chuộng nhất đối với người quản lý khách sạn đó là quản lý khách sạn và quản lý nhà hàng, tuy nhiên vẫn có thể xin được một “chân” quản lý khách sạn với một bằng đại học chuyên ngành khác.


Để xin được chức quản lý khách sạn, bạn cũng sẽ cần kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực coi “khách hàng là thượng đế” này. Càng có được nhiều kinh nghiệm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực này, vị trí của bạn càng sáng giá để ứng cử trở thành quản lý khách sạn tương lai.

Hướng dẫn


1. Nếu bạn không có bằng đại học, đây là điều trước tiên bạn cần phải cân nhắc hoàn thành. Nếu bạn sắp tốt nghiệp trung học và dự định thi vào trường đại học sau khi tốt nghiệp, bạn nên chọn trường mà có chuyên ngành về quản lý khách sạn hoặc quản lý nhà hàng.


2. Nếu hoàn cảnh cuộc sống hiện tại không cho phép bạn thi vào một trường đại học truyền thống, thì vẫn có thể có được bằng cử nhân bằng cách tham gia một trường đại học trực tuyến. Có hàng loạt các chương trình lấy bằng trực tuyến, và khi bạn sắp cân nhắc chúng, điều quan trọng nhất phải làm là tìm một chương trình được chính thức công nhận. Nếu bạn không thể tìm thấy chương trình trực tuyến nào cấp bằng chuyên về quản lý khách sạn hay quản lý nhà hàng, thì chuyên ngành tốt nhất để bạn theo đuổi sẽ là một loại quản lý khác hoặc chuyên ngành kinh doanh có liên quan.


3. Khi bạn đã có bằng (hoặc nếu thời gian cho phép, khi bạn đang làm việc này), bạn nên bắt đầu học thêm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này. Bạn sẽ không bắt đầu với tư cách là người quản lý khách sạn, vì vậy hãy chuẩn bị làm việc và học hỏi kinh nghiệm ở mức thấp hơn.


4. Khi bạn phỏng vấn về vị trí ở cấp thấp hơn trong lĩnh vực này, hãy nói với người phỏng vấn bạn về loại chương trình đào tạo sẽ được đưa ra để giúp bạn tăng toàn bộ kĩ năng cũng như chuẩn bị cho bạn một công việc ở cấp cao hơn trong lĩnh vực này.


5. Sau khi bạn có bằng cấp và đã tích lũy đủ kinh nghiệm cũng như việc đào tạo để khiến bản thân trở thành một ứng cử viên sáng giá cho vị trí quản lý khách sạn, thì đó là thời điểm để bắt đầu tìm kiếm những cơ hội việc làm.


Thật lý tưởng, bạn sẽ có khả năng thăng tiến trong công ty, nơi mà bạn đã nhận được kinh nghiệm và các khóa đào tạo, nhưng nếu đây không có vẻ như một lựa chọn, bạn sẽ cần nắm bắt trình độ chuyên môn của mình và bắt đầu tìm kiếm một vị trí bên ngoài công ty hiện tại bạn đang làm.


Đăng ký Quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Nhung nac thang de tro thanh nha quan ly khach san

Năm bước để trở thành quản lý nhà hàng - khách sạn | Trung tâm Anh Ngữ AMA

Năm bước để trở thành quản lý nhà hàng - khách sạn

Theo Khảo sát của Hội đồng Du lịch thế giới (WTTC), Việt Nam là nước đứng thứ tư trong danh sách các nước có lượng khách du lịch tăng nhiều nhất. Việt Nam sẽ là một trong 10 điểm đến du lịch năng động nhất trong thập kỷ tới.  Năm 2007, Việt Nam đã đón 4,2 triệu lượt khách du lịch nước ngoài, mục tiêu của năm 2010 là hơn 6 triệu lượt người.


Sự phát triển của ngành Du lịch kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp Khách sạn-Nhà hàng! Chúng ta đang đứng trước cơ hội rất lớn nhưng cũng gặp nhiều thách thức, đặc biệt là nguồn nhân lực (Nguồn: Tổng cục Du lịch, có đến 50% lao động trong ngành Du lịch, Nhà hàng – Khách sạn chưa qua trường lớp đào tạo). Chính vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Du lịch và Quản lý Khách sạn đang trở thành vấn đề cấp bách.


Bạn có muốn trở thành Nhà Quản lý khách sạn – người chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của việc quản lý, điều hành và phát triển mảng ẩm thực trong Nhà Hàng, Khách Sạn. Với Năm bước định hướng dưới đây cùng một chương trình Đào tạo hoàn toàn mới tại Việt Nam, chúng tôi sẽ hướng bạn đến một con đường tươi sáng.


Năm bước để trở thành quản lý nhà hàng - khách sạn


Bước một

Hãy xem xét bản thân có năng khiếu về các kỹ năng giao tiếp và tổ chức hay không. Chúng rất cần thiết để thành công trong nghề quản lý khách sạn.Bước hai

Bạn phải tốt nghiệp một khóa học về quản lý khách sạn hoặc nhà hàng. Nhớ rằng bộ phận phục vụ thức ăn đóng một vai trò rất lớn đối với nguồn lợi nhuận của khách sạn và người quản lý thành công có thể được xem là một nhân tố đi đầu quyết định các bước tiếp theo trong sự nghiệp.Bước ba

Hãy tham gia một chương trình đào tạo chuyên nghiệp, có nhiều chương trình thực hành, bạn sẽ biết thêm nhiều kinh nghiệm trong khi làm việc ở các khách sạn.Bước bốn

Vượt qua chương trình huấn luyện tại khách sạn khi bạn đã được tuyển dụng, suốt thời gian đầu tiên, bạn sẽ chỉ giải quyết những công việc tương đối bình thường.Bước năm

Hãy hiểu rằng bạn có thể sẽ được đề bạt vào một chức vụ như quản lý tiếp tân, quản lý nhà bếp và thức uống, quản lý dịch vụ hội nghị, hoặc bất cứ cương vị quản trị nào sau khi kết thúc thời gian huấn luyện. Nếu bạn thành công với những vị trí quản lý này, tương lai sự nghiệp của bạn sẽ thăng tiến rất nhanh.

Nếu bạn thấy phù hợp và đam mê nghề Quản lý, Chương trình đào tạo Quản lý Ẩm thực Nhà hàng – Khách sạn do Trung tâm Anh ngữ Cleverlearn Việt Nam và Tập đoàn giáo dục Dimension Singapore phối hợp đào tạo sẽ mở ra cho bạn một hướng đi mới và sự nghiệp mới.

Chương trình dành cho học viên tốt nghiệp Trung học Phổ Thông, thời gian đào tạo 12 tháng cộng 06 tháng thực tập có trợ cấp lương (600 – 800 S$), mức học phí thấp – 4,500 USD, sinh viên sẽ sở hữu hai tấm bằng được Quốc tế công nhận: Bằng Trung cấp của Tổ chức Đào tạo nghề Vương Quốc Anh và Bằng Cao đẳng về Nhà hàng & Khách sạn của trường Dimensions, Singapore.


Cơ hội và định hướng luôn mở rộng với bạn, việc quyết định nắm bắt và tiến tới hay không là tùy thuộc vào chính bạn. Sự nghiệp của bạn chính là sứ mệnh của chúng tôi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc quan tâm nào đến chương trình, hãy liên hệ, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn!

Tiếp cận nền giáo dục quốc tế giúp là cách nhanh nhất giúp ta tiếp cận sự phát triển ngành công nghiệp Du Lịch và Khách Sạn thế giới.



 


Sử dụng Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel để đạt hiệu quả cao nhất

Bot statistics for this page


Năm bước để trở thành quản lý nhà hàng - khách sạn | Trung tâm Anh Ngữ AMA

Bật mí cho Teen muốn nộp đơn vào ngành Quản lý Khách sạn

Hãy xác định rõ và tâm niệm rằng đặc thù của ngành học này là “nhà hàng, khách sạn cũng chính là giảng đường của bạn”



Bạn đang nghĩ ngay đến những nhân viên quản lí khách sạn đẹp long lanh, một môi trường sang trọng, đầy hương vị, màu sắc và tận hưởng niềm vui làm người khác hài lòng. Điều đó chắc chắn đúng, nhưng chỉ là một phần của “tảng băng chìm”Để “bay lên” vị trí quản lý, bạn phải đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn: sức khỏe, ngoại ngữ và cả khả năng giao tiếp nữa. Thử nghĩ xem, nếu yếu ớt, bạn đâu thể bước đi tự tin với một khay có 10 li nước, cũng chẳng thể đứng liên tục trong bếp 14 – 15 giờ/ngày chỉ để xắt hành cay xè mắt hay chiên thịt nóng như lò nung. Kế đến là khả năng giữ bình tĩnh và lắng nghe khách hàng.

Điều thú vị nhất khi trở thành sinh viên ngành Quản trị du lịch và khách sạn là bạn thường xuyên lấy nhà hàng, khách sạn làm giảng đường.



Nụ cười thân thiện là điều không thể thiểu đối với người làm việc trong ngành Quản lý Khách sạn nhà hàng
Hãy cùng chia sẻ những bật mí nho nhỏ về những bài tập như thế này: “Hãy đến những khu phố Hoa, phố Ấn và phố Tây, ăn thử món ăn và viết nhận xét”. Mỗi lần làm bài tập là một lần trải nghiệm. Lần trải nghiệm đó thú vị lắm, bạn không chỉ thưởng thức, cảm nhận về món ăn, phong cách của từng nhà hàng mà còn học nhiều kiến thức về ẩm thực và văn hóa.Như món ăn của người Hoa chủ yếu là nóng sốt, món Ấn thì chủ yếu làm từ tinh bột. Bạn cũng sẽ trở nên đảm đang và tháo vát hơn khi học ngành này với các “tuyệt chiêu”: thay tấm trải giường 3 lớp trong vòng 1 phút, phục vụ và bảo quản rượu, kĩ năng “đối phó” với khách hàng khó tính, kĩ năng diện trang phục, đi đứng, mỉm cười một cách duyên dáng (với teen nữ) và lịch thiệp (với teen nam).

Bạn Phạm Nguyễn Bảo Châu (Sinh viên ngành Quản trị nhà hàng, khách sạn và du lịch trường EABS, Singapore) thông tin thêm về những vị trí bạn có thể nhắm đến khi tốt nghiệp ngành Quản trị Du lịch – khách sạn, bạn có thể làm việc tại tàu du lịch cao cấp hoặc các công ty lữ hành, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở vị trí giám sát. Bên cạnh đó, những công ty như tổ chức sự kiện, các hãng hàng không, các bộ phận dịch vụ – chăm sóc khách hàng đều mở rộng cửa với sinh viên tốt nghiệp ngành này. Tuy nhiên, trước khi làm quản lí, bạn phải trải qua các công việc của một nhân viên bình thường như phụ bếp, dọn phòng, hướng dẫn khách du lịch…để có thể hướng dẫn lại cho nhân viên của mình sau này.


Các bạn có thể tham khảo các trường đào tạo ngành Du lịch và Khách sạn – Nhà hàng (tuyển sinh chủ yếu khối A và D) như : Đại học KHXH&NV TP.HCM, Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Hoa Sen, Đại học Huflit, Đại học Văn Lang, Đại học Hùng Vương… Ngoài ra, bạn cũng có thể theo học các chương trình liên kết, hợp tác với nước ngoài như ĐH Vatel (Pháp), ĐH Perpignan (Pháp)…, các trường trung cấp như Trung cấp Du lịch Khách sạn Saigon Tourist, Trung cấp nghề Việt Giao, Bách Việt. Lời chia sẻ của ThS Hà Đình Tùng, Chủ nhiệm chương trình ngành Quản trị Du lịch và Khách sạn – Nhà hàng, đại học Hoa Sen.




Tăng doanh thu với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Bật mí cho Teen muốn nộp đơn vào ngành Quản lý Khách sạn

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Đề xuất bán khách sạn, đất vàng để tăng thu ngân sách

Đề xuất bán khách sạn, đất vàng để tăng thu ngân sách


TP – Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành thực hiện 5 giải pháp để tăng thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh thu ngân sách nhà nước đang gặp nhiều khó khăn.


Hiệp hội này cho rằng, ngân sách sẽ có trên 5 tỷ đô la nếu tập trung thực hiện bán cổ phần nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước hay Cty đã cổ phần hóa thuộc diện doanh nghiệp lớn, kinh doanh hiệu quả như Mobifone, Viettel, Bia Sài gòn, Bia Hà Nội, Vinamilk.


Một đề xuất táo bạo được VAFI đưa ra là TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nên đi tiên phong trong việc bán những bất động sản có giá trị lớn nằm ở các vị trí trung tâm để lấy tiền xây dựng các đường tàu điện nội đô, giải quyết nhanh tình trạng ách tắc giao thông hiện nay


Những bất động sản trên bao gồm các khu trung tâm thương mại, các khách sạn lớn đang được quản lý bởi doanh nghiệp nhà nước hay là phần vốn góp của thành phố trong các liên doanh nước ngoài, chẳng hạn như tổ hợp khách sạn văn phòng Daewoo, khách sạn Rex, khách sạn Caravelle, khách sạn Metropole Hà Nội. Nếu quyết liệt làm thì hai thành phố sẽ có nguồn vốn đủ để xây dựng trên 6 đường tàu điện nội đô.


Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký VAFI, ngoài ra, để tăng thu ngân sách, nên sử dụng giải pháp kỹ thuật để thu cổ tức hàng năm từ những doanh nghiệp nhà nước đang được hưởng những đặc quyền kinh doanh lớn. Tính riêng việc thu cổ tức từ những đơn vị chuyển đổi thuộc diện chưa có kế hoạch cổ phần hóa như VNPT, Petro Vietnam, SCIC, Viettel, EVN, Vinaphone, các công ty Xổ số kiến thiết… cũng nộp cho ngân sách nhà nước khoảng 2 tỷ đô la/năm.


VAFI cũng đề xuất đưa kinh doanh vàng miếng, vàng nhẫn vào đối tượng của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt như các mặt hàng bia giải khát, ôtô, xe máy…. vì bản chất của vàng miếng, vàng nhẫn là hàng hóa xa xỉ cần phải thực hiện điều tiết.


“Để người dân yên tâm thì chỉ thu thuế tiêu thụ đặc biệt với hoạt động mua vàng miếng, vàng nữ trang, (với thuế suất 20%) còn với hoạt động bán vàng cho Ngân hàng Nhà nước theo giá thế giới thì không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Đây cũng là giải pháp chấm dứt tình trạng vàng hóa, đô la hóa”, VAFI cho biết.


kinh doanh hiệu quả với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Đề xuất bán khách sạn, đất vàng để tăng thu ngân sách

5 cách giúp ngành khách sạn tăng doanh số và giữ được các khách hàng trung thành thông qua sms.

Ngành khách sạn là một trong những ngành có mức độ nhạy cảm về thời gian nhất. Nó dựa trên những lịch trình nghiêm ngặt và thậm chí chỉ một thay đổi nhỏ nhất hay việc trì hoãn có thể làm cho một kế hoạch dù đã được vạch ra một cách cẩn thận cũng có thể bị làm cho hỗn loạn.


Một ví dụ đơn giản như các hãng máy bay không bán ra hết số vé đã thông báo dẫn đến khách hàng bị lỡ mất chuyến bay hoặc có thể chuyến bay bị trì hoãn khiến cho khách hàng không hài lòng và muốn đòi lại một khoản hoàn trả. Và kết quả là doanh số bán hàng của bạn bị giảm đi và khách hàng không còn tha thiết gì với các dịch vụ của bạn?


Để giải quyết những vấn đề trên, chúng tôi đã đưa ra 5 phương pháp làm thế nào để các cơ quan khách sạn của bạn có thể xây dựng được một hệ thống khách hàng trung thành với các dịch vụ bạn đưa ra và làm cho doanh số của bạn tăng lên thông qua SMS.



images


5 cách giúp ngành khách sạn tăng doanh số và giữ được các khách hàng trung thành thông qua sms.



1. Bán hết các giao dịch ra vào phút cuối cùng với tin nhắn SMS.


Khi nói đến khách sạn thì việc thay đổi trong những phút cuối cùng là phổ biến. Có vô số lý do để đưa ra những thay đổi đó như máy bay đã bị hủy bỏ bởi một sự cố kỹ thuật, hay một người thay đổi lịch trình….Đây không phải là một sự mất mát nhưng những cơ hội kinh doanh mới cho một vài hãng khách sạn để bán ra vào phút cuối cùng là một ý tưởng hay. Cách đáng tin cậy nhất để truyền bá về các giao dịch như vậy chính là thông qua các tin nhắn SMS.


Điều này rất dễ dàng để phát triển một lựa chọn trong danh sách cho một công ty khách sạn, mọi người đều muốn có được những giao dịch tốt nhất vào phút cuối cùng cho các địa điểm yêu thích của họ trên điện thoại di động.


Khách hàng có thể phản ứng một cách nhanh chóng bằng cách nhấn vào liên kết trong tin nhắn và là người đầu tiên được hưởng những điều khoản tốt nhất. Như được giảm giá hay được thưởng thức thêm các món ăn, nghỉ ngơi ở khách sạn tốt nhất,…


2. Quảng bá các điểm mới trực tiếp tới khách hàng.


Để cung cấp thông tin về các điểm đến mới nhất và cho khách hàng thấy được sự hấp dẫn, những điều bổ ích khi tới những nơi đó là điều rất quan trọng. Những khách hàng tiềm năng có thể hoặc không thể truy cập vào trang Web của bạn hoặc đọc các bản tin nhưng họ lại luôn luôn mang theo điện thoại di động trong túi của họ và sẽ không bao giờ quên mở ra khi có tin nhắn đến máy của họ.


Bằng cách gửi các tin nhắn văn bản thông báo về các địa điểm mới, bạn có thể chắc chắn rằng những thông tin bạn gửi đi thực sự đạt được mục đích của bạn. Đối với những người thường xuyên phải di chuyển thì họ sẽ rất biết ơn bạn vì họ không có thời gian để lọc các tài liệu hay tìm kiếm cái mà họ cần trong vô vàn các tài liệu trên rất nhiều trang web. Điều này sẽ rất hữu ích cho những vị khách hàng của bạn vào thời kỳ cao điểm của khách sạn.


3. Cung cấp sự giúp đỡ hữu ích trong các thỏa thuận khách sạn.


Khách hàng đã đặt phòng trên máy bay, nhưng công tác chuẩn bị cho một chuyến đi vẫn còn đang ở rất xa vì phải lập kế hoạch khách sạn, nhiều khi làm cho khách hàng của bạn cảm thấy bực mình và mất thời gian.Vậy sao bạn không giúp đỡ khách hàng của mình như nhắn tin hỏi họ đã có bảo hiểm khách sạn chưa? Những đồ dùng nào mà khách khách sạn đượng mang mình?…


Với tin nhắn SMS bạn có thể gửi thông báo cho khách hàng trong một vài giây và chắc chắn rằng họ đang chuẩn bị tốt cho chuyến đi của họ.


5 cách giúp ngành du lịch tăng doanh số và giữ được các khách hàng trung thành thông qua sms.


4. Cho những khách hàng của bạn biết là bạn nhớ và quan tâm đến họ.


Khách hàng ai cũng muốn được quan tâm sau khi sử dụng dịch vụ để chắc rằng bạn không hề quên họ. Và cách tốt nhất chính là sử dụng SMS để chúc mừng họ trong những ngày lễ, này sinh nhật, trong những dịp đặc biệt… Đây là những cơ hội tuyệt vời để bạn khuyến mại hay có những chính sách cung cấp đặc biệt cho những người khách của bạn.


Với chính sách này, khách hàng của bạn không những nhận được sự quan tâm từ bạn mà còn giúp cho công ty của bạn nổi bật hơn trong công chúng và làm cho mọi người gần gũi nhau hơn. Chẳng hạn trong thời gian tới khách hàng của bạn đang có kế hoạch một chuyến đi, người đó có nhiều khả năng sẽ sử dụng dịch vụ của bản một lần nữa đơn giản bởi vì bạn nhớ đến họ.


5. Tăng số lượng khách hàng của bạn thông qua những lời nhắc nhở.


Khi khách hàng của bạn đã hoàn thành xong không có nghĩa là công việc của bạn đã kết thúc. Mục tiêu cuối cùng của bạn là làm cho họ sau mỗi kỳ nghỉ vẫn sẽ quay trở lại và sử dụng dịch vụ của bạn một lần nữa. Tại sao không sử dụng một kế hoạch cẩn thận cũng như chuẩn bị thực hiện chiến lược tin nhắn SMS của mình? Bạn có thể tổ chức các cuộc thi, các cuộc thăm dò, trò chơi,..hay bất cứ điều gì giúp để thiết lập các hiệp hội tốt và nhớ về công ty của bạn với những điều ấn tượng.


Tại sao bạn lại không sử dụng một bài kiểm tra thông qua tin nhắn SMS về khách sạn hay khách sạn với một kỳ nghỉ miễn phí như các giải thưởng?


Như vậy, trên đây là một số cách đưa ra để khuyên giúp các công ty khách sạn của bạn có thể sử dụng tin nhắn SMS để thu hút khách hàng và tiết kiệm được chi phí đồng thời tăng được doanh thu tiêu thụ. Hãy cùng thử dùng SMS để quảng bá, chăm sóc khách hàng. Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt rất lớn!


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, nhà nghỉ, hotel mini

Bot statistics for this page


5 cách giúp ngành khách sạn tăng doanh số và giữ được các khách hàng trung thành thông qua sms.

Kinh doanh khách sạn - Làm thế nào để giao tiếp với khách hàng khó tính

Trong quá trình phục vụ khách hàng, Khách sạn nhất định sẽ gặp những khách hàng khó tính, vậy làm thế nào để giao tiếp với họ, xin xem những chi tiết sau đây.



Khách hàng cố chấp.


Những khách hàng này không quan tâm vấn đề giải quyết như thế nào mà chỉ ‘’ vì muốn kiện mà đi kiện”. Họ luôn có ý nghĩa là ‘’ tôi luôn đúng, bạn sai.” Họ sẽ cố gắng để chứng minh bản thân mình là đúng mà khách hàng là người phục vụ không đạt tiêu chuẩn.


Khách hàng thích tán phét.


Những khách hàng này chỉ biết nói liên tục không ngừng, hoàn toàn không quan tâm tới việc giải quyết vấn đề, họ có nhu cầu mạnh mẽ khác là thể hiện bản thân, người thích tán phét chiếm tới 17% trong những khách hàng khó tính nhất.


Khách hàng có tính tự kiêu tự đại.


Những khách hàng này mong muốn bạn bỏ ngay mọi việc khác để giải quyết vấn đề cho họ. Nếu bạn đã giúp họ đưa vấn đề vào trình tự giải quyết, số lần điện thoại họ gọi thúc giục sẽ nhiều hơn người khác tới 3 lần. Những khách hàng này chiếm tới 34% trong tất cả các khách hàng khó tính.


Luôn đòi hỏi vô lý.


Khi có vấn đề luôn lập tức yêu cầu gặp giám đốc, làm cho bạn cảm thấy hình như mình là người ngớ ngẩn. ‘’Nếu anh không làm được cho tôi những gì tôi muốn, thì hãy để ông chủ của anh làm cho tôi.” Họ hay hỏi ‘’ Sếp có ở nhà không?” hoặc ‘’Anh đến công ty này làm việc bao lâu rồi?” Những khách hàng này chiếm 11% trong những khách hàng khó tính nhất.


2% còn lại khi gặp phải những sự việc xảy ra tình cờ hoặc là trạng thái bất bình thường mới trở nên khó tính.


Nếu như bạn gặp phải những loại khách hàng kể trên, bạn nên áp dụng những biện pháp sau đây:


Quản lý sự mong muốn của khách hàng.


Nói cho khách hàng biết cần phải chờ đợi thêm một thời gian, vì trước khi họ đến bạn đang bận việc. Nếu một trò chơi đã có khách chơi xếp hàng rất dài, đồng hồ tính giờ sẽ hiện thời gian cần phải chờ đợi cho người xếp cuối cùng, và thời gian này thông thường sẽ nhiều hơn 10 phút so với thực tế. Ở nhà hàng cao cấp, nếu bạn gọi thức ăn, nhân viên phục vụ sẽ nói lại với bạn: ‘’ Xin mời ông chờ thêm một chút”. Ở khách sạn, khách hàng sẽ được cho biết: ‘’ Phòng của ông 11 giờ sẽ được dọn dẹp xong.”


Cho họ một lý do.


Nghiên cứu cho biết, con người ta dễ chấp nhận những vấn đề được biết nguyên nhân hơn là những vấn đề không được biết lý do. Ở phòng phục vụ khách hàng của một công ty sản xuất máy in, họ xử lý một vụ kiện của khách hàng như sau: có một vị khách hàng 3 ngày liên tục gọi điện thoại về công ty phàn nàn về màu sắc do máy in in ra không chuẩn, nhân viên báo cho họ biết nguyên nhân là do thời tiết, ông ta yêu cầu công ty phải cho biết nguyên nhân rõ ràng hơn và bao giờ có thể giải quyết vấn đề cho ông ấy. Nhân viên tiếp tục giải thích nguyên nhân là do không khí xung quanh máy quá ẩm mới xảy ra tình trạng này, nếu ông ta muốn sớm giải quyết vấn đề thì ông ta có thể đi mua thêm một chiếc máy hút ẩm là được. với những loại vấn đề bình thường của khách hàng, bạn đã bao giờ cư xử đơn giản như vậy chưa?


Khen ngợi sự nhẫn nại của họ.


Nói cho khách hàng biết là ban rất cảm ơn sự hợp tác của họ. Lúc bạn cảm ơn hoặc tán thưởng người khác chính là lúc bạn đã mở được cánh cửa cho sự hợp tác.


Hài hước.


Kể cả khi bạn đã dần quen với khách hàng, nhưng trước khi bạn chưa nhìn thấy được kết quả tốt làm cho cả hai bên hài lòng, bạn không nên làm những chuyện khiến người khác thấy buồn cười vì như vậy sẽ làm xấu đi hình ảnh chuyên nghiệp của bạn.


Bệnh tưởng nhầm ‘’ai cũng đều biết”.


Có những sự việc đối với bạn có thể là thưởng thức, nhưng không phải ai cũng giống bạn. Có một vị khách hàng đến một cửa hàng bán lẻ muốn trả lại chiếc máy nhắn tin vì nó không hoạt động bình thường. Nhưng khi nhân viên kiểm tra lại máy, phát hiện thấy máy vẫn hoạt động tốt. Thì ra là khách hàng biết bật máy và đọc thông tin rồi, nhưng không biết rằng nếu không có người gửi tin nhắn tới, máy sẽ không hiện ra bất cứ thông tin nào.


Nói quá lời.


Nhân viên,  lễ tân khách sạn phục vụ phải tránh việc nói quá lời vì nếu bạn nói liên tục thì chuyện gì sẽ xảy ra? Khách hàng bắt đầu hỏi rất nhiều vấn đề, thậm chí hỏi cả những vấn đề mà ngay cả bạn cũng không thể giải thích được nữa, bạn sẽ bị cho rằng là không thông thạo. Nên chú ý một điều là lúc người khác lắng nghe bạn nói thì tiếp theo đó họ sẽ hỏi lại bạn.


Tăng doanh thu với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Kinh doanh khách sạn - Làm thế nào để giao tiếp với khách hàng khó tính

Nghiên cứu tâm lý bán hàng và những điểm đặc biệt của con người

Nghiên cứu tâm lý bán hàng và những điểm đặc biệt của con người



Chúng ta cần nghiên cứu tâm lý, đặc biệt là nếu như bạn hoạt động trong lĩnh vực marketing, bán hàng hay viết lời quảng cáo. Nghề của bạn đòi hỏi phải hiểu tất cả các đặc tính của con người, phân tích vì sao người ta lại tiếp nhận quyết định này chứ không phải quyết định kia. Dưới đây là mười đặc trưng của con người mà bất cứ ai làm việc trong lĩnh vực marketing/bán hàng/quảng cáo cũng cần phải biết đến. Mười yếu tố đó sẽ giúp bạn hiểu được rõ hơn về bản chất của con người – những “thượng đế” không phải lúc nào cũng đưa ra những hành động mua hàng lôgic


1) Chúng ta tiếp nhận quyết định thường là theo cảm tính


Các quyết định được chúng ta đưa ra thường được dựa trên cảm giác, nhu cầu hoặc tình cảm chứ không hẳn là tính lô-gíc. Chính vì nguyên nhân này, các lợi ích phi vật chất mà chúng ta nhận được chính là một trong những yếu tố thuyết phục hành động mua hàng. Đừng quên nút ấn mà với nó, bạn có thể tác động đến tình cảm của con người.


2) Chúng ta cần cơ sở lập luận


Ví dụ: một người nhìn thấy quảng cáo với bức ảnh về chiếc xe hơi thể thao và anh ta thấy thích nó. Anh ta sẽ không mua chiếc xe này khi chưa thấy thích nó, và anh ta muốn có được các thông tin cụ thể về đặc điểm kỹ thuật như công suất động cơ, độ an toàn, giá cả và dịch vụ chăm sóc. Anh ta muốn có chiếc xe này vì nó cho phép anh ta có được cảm giác thoải mái. Nhưng anh ta chỉ mua nó khi có thể biện minh cho hành vi mua bán của mình và chứng minh được tính lý trí của hành động đó.


3) Chúng ta là trung tâm tâm tự kỷ


Chúng ta nhìn nhận thế giới với quan điểm của cách mà nó có quan hệ với chúng ta Khi có ai đó yêu cầu chúng ta thực hiện điều gì đó, chúng ta lập tức bắt đầu nghĩ rằng, liệu điều này mang lại cho chúng ta những gì? Con người thường cố gắng nghĩ về bản thân trước hết. Thậm chí anh ta là người rất tốt. Đó là bản chất của con người.


4) Chúng ta coi trọng giá trị


Khi lựa chọn sản phẩm này hay sản phẩm kia, chúng ta thường quan tâm tới giá trị của nó trước hết. Sau đó, chúng ta so sánh giá trị đó với giá hàng hóa.Giá trị hàng hóa càng lớn so với giá hàng hóa thì xác suất mà sản phẩm sẽ được bán cho người này càng cao hơn. Dĩ nhiên, đối với mỗi người thì giá trị hàng hóa là giá của bản thân.


5) Tính xã hội


Não người không phải là máy tính.Các nhà bác học đã chứng minh rằng chức năng chính của não được thể hiện ở việc giải quyết các vấn đề tác động xã hội, mối quan hệ lẫn nhau giữa con người. Chúng ta hãy thử nhớ lại các bài giảng toán thời phổ thông. Bản chất của bài toán luôn dễ hiểu, nếu như nó có liên quan đến cuộc sống thực chứ không phải với các dữ liệu trừu tượng. Vì thế mà trong việc quảng bá sản phẩm, nhiều công ty tích cực sử dụng lời nhận xét của các khách hàng khác, các câu chuyện thành công, ảnh, hình minh họa…


6) Bạn không thể buộc mọi người làm bất cứ điều gì


Khi mọi người mua bán, điều này diễn ra không phải bởi bạn có được quyền lực với họ. Bạn có thể kêu gọi, chỉ huy, nhưng cối cùng, con người cũng sẽ làm điều mà họ muốn chứ không phải điều mà bạn muốn. Điều này có nghĩa là công việc của bạn được thực hiện nhằm chỉ ra cách thức mà bạn đề nghị, thỏa mãn các nhu cầu hiện tại và trong tương lai của khách hàng.


7) Mọi người thích mua sắm


Con người thực sự rất thích mua sắm. Đơn giản là hãy lưu ý đến ngành công nghiệp phần mềm. Gần như mỗi một phần mềm nhỏ có bản quyền đều có tỷ biến miễn phí.Nhưng mọi người tiếp tục sử dụng chương trình phần mềm tính phí. Đừng vội vàng thúc đẩy quá trình mua hàng – bản thân con người sẽ muốn kết thúc quá trình đó. Bạn chỉ cần đưa ra đề xuất hấp dẫn khiến khách hàng quan tâm.


8) Chúng ta thường hay nghi ngờ


Phần lớn mọi người ngần ngừ lưỡng lự với một món hàng nào đó. Họ không muốn rủi ro. Bạn không bao giờ không thể nói trước được về sự thiếu tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm. Vì thế mà cần tính đến các yếu tố: kết quả thử nghiệm, nghiên cứu, xác nhận từ các nguồn thông tin, các dữ liệu khoa học.


9) Mọi người luôn tìm kiếm một thứ gì đó


Tình yêu. Sự giàu có. Vinh quang. Tiện ích. An toàn. Họ luôn tìm kiếm một thứ gì đó. Nhiệm vụ của bạn rất đơn giản – hãy đưa ra những gì mà họ tìm kiếm. Và không cần gì hơn. Thế là đủ.


10) Mọi người hành động thường là theo tâm lý bầy đàn


Nếu được những người khác đánh giá thì sản phẩm được coi là tốt. Những cuốn sách bán chạy nhất, những bộ phim bom tấn thu hút nhiều lượt độc giả và khán giả chỉ bởi vì đã có nhiều người đã đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim.



Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Nghiên cứu tâm lý bán hàng và những điểm đặc biệt của con người

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Khách sạn kiếm trăm tỷ nhờ ... bán bánh - TỜ BÁO CỦA GIỚI DOANH NHÂN

Khách sạn kiếm trăm tỷ nhờ … bán bánh



Kinh doanh nhà hàng, khách sạn cao cấp không phải là lĩnh vực đầu tư mà nhà đầu tư nào cũng có thể nhảy vào, vì nó đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu rất lớn và thời gian dài mới có thể sinh lời. Vì thế, bên cạnh lĩnh vực chính, nhiều ông chủ khách sạn còn tham gia song song vào cả những lĩnh vực khác đem lại lợi nhuận nhanh chóng hơn. Đôi khi, nghề tay trái lại có tỉ suất sinh lời cao hơn cả nghề tay phải.


Công ty Cổ phần Khách sạn & Dịch vụ Đại Dương (OCH) hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, khu nghỉ dưỡng. Khác với nhiều tập đoàn kinh doanh khách sạn ở Việt Nam thường dựa vào các thương hiệu khách sạn đã nổi tiếng thế giới (như SEA Bank sử dụng thương hiệu của Hilton, Berjaya với Sheraton Hà Nội), OCH tự mình triển khai các thương hiệu của riêng là Sunrise và Starcity Hotel.




Nhiều khách sạn đã thu lãi lớn nhờ… bán bánh

Tuy nhiên, dù nổi tiếng trong mảng kinh doanh khách sạn, OCH lại thu lãi nhanh hơn nhiều từ một lĩnh vực khác, đó là … bán bánh. Hiện tại, tập đoàn này đang sở hữu Givral, một thương hiệu bánh kem khá nổi tiếng ở Sài Gòn.


Kể từ khi về tay OCH, Givral đã đem lại doanh thu và lợi nhuận lớn, chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn.


Thậm chí, có thời điểm doanh thu từ bán bánh của OCH còn nhỉnh hơn mảng kinh doanh khách sạn.


Năm 2011, bánh Girval đem lại 195,5 tỉ đồng cho OCH, chiếm tới 63% tỉ trọng doanh thu. Năm 2012, con số này là 203,6 tỉ đồng, chiếm 40,2%.


Tỷ trọng doanh thu từ bánh cao một phần là nhiều dự án khách sạn lớn của OCH vẫn chưa đi vào hoạt động.


Về lợi nhuận gộp, năm 2011, bánh Girval thu về 59,2 tỉ đồng kém hơn một chút so với mức 62,2 tỉ đồng của mảng kinh doanh khách sạn. Sang đến năm 2012, khi mảng kinh doanh khách sạn gặp nhiều khó khăn, mảng bánh kẹo của OCH vẫn tăng trưởng mạnh. Tổng kết cả năm, lợi nhuận gộp từ bánh kẹo của OCH đạt 86,1 tỉ đồng, tăng mạnh và vượt qua mảng kinh doanh khách sạn.


Nhận thấy tiềm năng của Givral, OCH cũng rất tích cực mở rộng thương hiệu này không chỉ ở miền Nam mà còn “Bắc tiến”. Hiện tại, Givral đã có một số cửa hàng ở Hà Nội.




Tiền thu về từ bán bánh (màu tím) luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu/lợi nhuận gộp của OCH

Bên cạnh công ty cổ phần bánh Givral, OCH còn sở hữu một pháp nhân khác là Công ty cổ phần Sài Gòn Givral, sở hữu khách sạn Starcity Sài Gòn. Năm 2012, Starcity Sài Gòn đã được đổi chủ sang cho tập đoàn Hoàng Phát Vissai của ông bầu Hoàng Mạnh Trường. Sài Gòn Givral và Bánh Givral hiện là 2 pháp nhân độc lập với nhau.


Quay lại lĩnh vực bánh kem, cùng đứng bên Girval trên đất Sài Gòn còn có một thương hiệu nội khá nổi tiếng khác là bánh kem Brodard. Ra đời năm 1948, Brodard cũng có truyền thống chẳng kém gì so với Givral.


Tương tự Givral, thương hiệu Brodard hiện cũng thuộc quyền sở hữu của một đơn vị chuyên trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng: Công ty Cổ phần Bông Sen. Đây cũng là ông chủ cũ của bánh Givral.


Bông Sen hoạt động khá mạnh ở miền Nam, phát triển tổ hợp du lịch – khách sạn – nhà hàng. Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist) hiện đang nắm giữ 21% cổ phần.



Năm 2009, khi kinh tế rơi vào suy thoái, hoạt động kinh doanh khách sạn giảm, Bông Sen đã nhanh chóng chuyển hướng kinh doanh. Bên cạnh việc duy trì mảng kinh doanh nhà hàng, khách sạn, công ty này còn tập trung vào mảng kinh doanh bánh kem, tăng kênh phân phối cho bánh Brodard để bù đắp cho mảng khách sạn.


Trong cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của Tập đoàn Bông Sen, Brodard cũng đóng góp một phần rất lớn. Năm 2011, doanh thu từ bán bánh của Brodard đạt 101 tỉ đồng, chiếm 26% trong cơ cấu doanh thu của công ty. Năm 2012, trong khi mảng kinh doanh khách sạn có dấu hiệu giảm sút (Doanh thu giảm từ 204 tỉ xuống còn 196 tỉ), doanh thu của Brodard vẫn tăng lên 108 tỉ đồng.


Về lợi nhuận gộp, năm 2012 bánh Brodard thu về 25 tỉ đồng lợi nhuận gộp, chỉ xếp sau mảng kinh doanh khách sạn (101 tỉ đồng).



Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, hotel mini Skyhotel

Bot statistics for this page


Khách sạn kiếm trăm tỷ nhờ ... bán bánh - TỜ BÁO CỦA GIỚI DOANH NHÂN

TP. HCM đẩy mạnh đầu tư khách sạn cao cấp

Trước tốc độ phát triển và tăng trưởng đón khách du lịch quốc tế hàng năm ở mức khá cao, TPHCM đã từng lo sẽ thiếu phòng khách sạn cao cấp (3-5 sao) phục vụ khách du lịch quốc tế vào mùa cao điểm. Chỉ trong 3 năm gần đây, số lượng khách sạn cao cấp tại TPHCM đã tăng lên gần gấp đôi và hàng loạt khách sạn cao cấp khác cũng đang được triển khai xây dựng.



Toàn cảnh khách sạn Rex – TP.HCM


Nâng cao dịch vụ


Để đáp ứng nhu cầu, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp tại TPHCM. Số lượng khách sạn cao cấp được đầu tư, mở rộng, nâng cấp trong 3 năm gần đây đã tăng gần gấp đôi so với năm 2007, trong đó, tăng nhiều nhất là khối khách sạn 3 sao. Theo Sở VH-TT-DL TPHCM, năm 2007, TPHCM có 624 cơ sở lưu trú du lịch, nhưng chỉ có 40 khách sạn cao cấp, trong đó có 11 khách sạn 5 sao, 8 khách sạn 4 sao và 21 khách sạn 3 sao, với khoảng 6.500 phòng cao cấp. Đến tháng 6-2011, TP đã có gần 1.500 cơ sở lưu trú, với 35.000 phòng đã được phân loại, xếp hạng sao. Trong đó, có 73 khách sạn cao cấp với 13 khách sạn 5 sao, 13 khách sạn 4 sao, khoảng 45 khách sạn 3 sao, với 9.700 phòng.


Từ nay đến cuối năm 2011, TPHCM sẽ có thêm một lượng lớn phòng khách sạn cao cấp đưa vào hoạt động. Dự kiến, khách sạn 5 sao Nikko Sài Gòn (Nguyễn Văn Cừ, quận 1), với 335 phòng sẽ hoạt động vào tháng 10-2011; khách sạn Grand (Đồng Khởi) sẽ hoàn thành khu mới, trở thành khách sạn 5 sao với khoảng 500 phòng.


Ông Trần Hùng Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) cho biết, với tăng trưởng khách quốc tế 15%/năm, nhu cầu phòng cao cấp cho ngành du lịch TPHCM rất lớn. Hiện hệ thống khách sạn cao cấp do Saigontourist quản lý tại TPHCM cung ứng gần 1/3 lượng phòng ở cao cấp hiện có của TP. Thực hiện chỉ đạo và được sự hỗ trợ của TP, Saigontourist đã đẩy mạnh đầu tư xây mới, mở rộng và nâng cấp nhiều khách sạn trong hệ thống. Khách sạn Rex được đầu tư hơn 300 tỷ đồng để xây dựng khu mới, nâng chất lượng phục vụ thành 5 sao; khách sạn 4 sao Novotel Saigon Center (Hai Bà Trưng, quận 1) 250 phòng và khách sạn 5 sao Pullman Saigon Centre (Trần Hưng Đạo, quận 1) 300 phòng đang xây dựng sẽ đưa vào hoạt động năm 2012-2013; khách sạn Majestic cũng vừa được khởi công mở rộng thêm 353 phòng, hoàn thành năm 2014.


Sắp tới, Saigontourist cũng sẽ khởi công xây mới 2 khách sạn 5 sao Gemadetp (Lê Lợi) và Kim Đô (Nguyễn Huệ, quận 1)… Với thời gian 3 năm để đầu tư, xây mới một khách sạn, dự kiến từ nay đến năm 2015, riêng hệ thống khách sạn của Saigontourist sẽ cung cấp thêm khoảng 2.000 phòng cao cấp.


Ngành du lịch TPHCM dự báo, đến năm 2012, TPHCM cần 17.000 phòng cao cấp để phục vụ 5 triệu khách quốc tế. Tuy nhiên, do tác động từ sự suy thoái của kinh tế thế giới, tăng trưởng du lịch của Việt Nam có phần chậm lại. Dự kiến TPHCM chỉ đón khoảng 4 triệu khách trong năm 2012. Do vậy, lượng phòng hiện có và đang đầu tư sẽ đáp ứng được phần lớn nhu cầu đón khách.


Phát triển du lịch MICE


Du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo) được TPHCM xác định là một sản phẩm chiến lược để phát triển. Hơn nữa, khách MICE được nhận định là khách có chi tiêu lớn cho du lịch. Điều lo lắng của các công ty lữ hành Việt Nam hiện nay là chưa có nhiều khách sạn cao cấp, tầm cỡ, đủ điều kiện vật chất để phục vụ và đón những đoàn khách MICE có số lượng lớn, có khi lên cả 1.000 người. Thực tế, tại TPHCM hiện nay, chưa có khách sạn nào có hội trường chứa được cùng lúc 1.000 khách. Ông Trần Hùng Việt cho rằng, việc đầu tư, xây mới nhiều khách sạn cao cấp tại TPHCM sẽ mở ra nhiều cơ hội, góp phần gia tăng lợi thế cạnh tranh, đưa Việt Nam và TPHCM trở thành điểm đến hấp dẫn tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thời gian tới, Saigontourist cũng sẽ tiếp tục đầu tư giai đoạn 2, mở rộng Trung tâm hội chợ, triển lãm và hội nghị quốc tế – SECC tại quận 7, cùng với đó là 2 khách sạn 4 và 5 sao với 600 phòng ở đây.


Không chỉ riêng thị trường MICE nước ngoài mà thị trường khách MICE trong nước cũng rất tiềm năng. Hiện nay, khách nội địa đang có xu hướng sử dụng các dịch vụ cao cấp nhiều hơn. Không chỉ khách MICE mà lượng khách lẻ nội địa lưu trú ở khách sạn cao cấp cũng tăng lên đáng kể. Ông Tào Văn Nghệ, Chủ tịch Hội Khách sạn TPHCM đánh giá, khối doanh nghiệp khách sạn cao cấp tại TPHCM đang đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ, hướng đến chuẩn phục vụ cao hơn cho khách hàng, để có thể cạnh tranh ngang bằng với các nước trong khu vực. Tại thời điểm hiện nay, đang là mùa thấp điểm đón khách quốc tế nhưng công suất phòng khách sạn cao cấp đạt khoảng 60%, tăng 10% so với năm 2010. Ngoài ra, kể từ sau khi giá khách sạn cao cấp tăng cao vào thời điểm 2006 -2007, một số tập đoàn quản lý khách sạn quốc tế thực hiện chính sách giảm giá trong toàn khu vực để tăng sức cạnh tranh và phù hợp với mặt bằng giá chung của thế giới.


(Theo SGGP)


Tăng doanh thu với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


TP. HCM đẩy mạnh đầu tư khách sạn cao cấp

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Chân dung tỷ phú Thái Lan nắm trong tay khách sạn Melia Hà Nội và 500 triệu USD cổ phiếu Vinamilk

Chân dung tỷ phú Thái Lan nắm trong tay khách sạn Melia Hà Nội và 500 triệu USD cổ phiếu Vinamilk



Cuối năm 2012, chúng tôi đã có bài viết về Fraser&Neave (F&N), tập đoàn đồ uống-bất động sản lớn của Singapore; đây chính là cổ đông ngoại lớn nhất của Vinamilk, đồng thời sở hữu nhiều bất động sản có giá trị tại Việt Nam như tòa tháp Melinh Point Tower tại trung tâm Tp.HCM hay Fraser Suites Hà Nội.

Bẵng đi một thời gian, F&N đã “đổi chủ”, nằm dưới quyền kiểm soát của tỷ phú giàu thứ 3 Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi. Thông qua hai công ty dưới trướng của mình là ThaiBev và TCC Assets, tỉ phú này đã thâu tóm trên 51% cổ phần của hãng đồ uống lớn nhất Singapore.

Nổi đình nổi đám trong cuộc chiến với các ông lớn ngành bia như Carsberg, Heineken nhưng bia lại không phải là sản phẩm mang lại doanh thu lớn cho tỉ phú người Thái. Năm 2012, doanh thu mảng bia của Thaibev chỉ chiếm 21% doanh thu của cả tập đoàn, khoảng 1 tỉ USD. Lượng bia sản xuất của tập đoàn đạt 643 triệu lít, bằng một nửa so với Sabeco, doanh nghiệp bia lớn nhất Việt Nam.


Mảng kinh doanh thu lời nhiều nhất của Thaibev là rượu, chiếm 58% tổng doanh thu. Ngoài ra, những năm gần đây, sau khi bia và rượu bị lên án mạnh mẽ tại Thái Lan, Thaibev đã chuyển hướng sang mảng đồ uống không cồn.


Đầu năm nay, sau khi hợp đồng phân phối giữa SermSuk Plc (thuộc quyền sở hữu của Thaibev) với PepsiCo kết thúc, Thaibev đã nhanh chóng “đá” đối tác 59 năm của mình ra khỏi thị trường, đồng thời cho ra lò EST, loại nước có gas mang hình ảnh “na ná” Pepsi.


Thương vụ thâu tóm F&N cũng giúp tỉ phú Thái Lan tiến một bước dài trong mảng đồ uống không cồn. F&N hiện dẫn đầu thị trường đồ uống tại cả Singapore và Malaysia, và đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều thị trường trong khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương.


Bên cạnh việc mở rộng thị phần, những vụ thâu tóm đã giúp tài sản của tỉ phú Thái Lan tăng chóng mặt. Tính đến tháng 7/2013, theo Forbes, tài sản của tỷ phú Charoen đạt 10,6 tỷ USD là người giàu thứ 3 tại Thái Lan sau ông chủ C.P Group Dhanin Chearavanont và gia đình Chirathivat.


Dấu chân tại Việt Nam


Trong số các tập đoàn dưới trướng tỉ phú Thái Lan, có thể kể tới 3 cái tên lớn nhất đó là ThaiBev hoạt động trong lĩnh vực đồ uống, Berli Jucker hoạt động đa ngành (đồ uống, sản xuất lon, chai thủy tinh, bán lẻ, cửa hàng tiện lợi…), và TCC Land trong lĩnh vực bất động sản.


Tại Việt Nam, ThaiBev vẫn chưa có động thái nào. Tuy nhiên hai công ty còn lại của ông Charoen đã có mặt. Rõ ràng nhất là Berli Jucker (BJC).


BJC đã xuất hiện tại Việt Nam từ khá lâu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chai thủy tinh, lon đựng đồ uống. Quý I/2013, doanh thu của BJC tại Việt Nam là 33,4 triệu USD (khoảng 735 tỉ đồng)


Đầu năm 2013, BJC đã có nhiều động thái đáng chú ý tại Việt Nam. Tập đoàn này đã tiến hành nhiều thương vụ M&A, trong đó có việc bỏ ra 4,5 triệu USD (hơn 90 tỉ đồng) mua lại 75% cổ phần của hãng sản xuất đậu phụ ICHIBAN và 32 triệu USD (hơn 670 tỉ đồng) để mua lại 65% cổ phần tại Thái An, một doanh nghiệp bán lẻ ở miền Bắc.


Gần đây Berli Jucker gây bất ngờ khi “hất” Family Mart khỏi liên doanh Family Mart – Phú Thái và nhảy vào thế chân. Sau thương vụ này, các cửa hàng tiện lợi của Family Mart liên doanh với Phú Thái đều bị đổi tên thành B’mart. Trong chiến lược của mình, BJC cũng nêu rõ ý định tìm cơ hội phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi tại Lào và Việt Nam.


Một số tài sản lớn tỷ phú Charoen tại Việt Nam


TTC Land, tập đoàn chuyên đi thâu tóm bất động sản của tỉ phú người Thái cũng có tài sản tại Việt Nam. Thông qua công ty con SAS Trading Ltd, TTC Land hiện nắm giữ 65% cổ phần của Khách sạn 5 sao Melia Hà Nội. Ba năm gần đây, khách sạn này đều đạt trên 20 triệu USD doanh thu và 10 triệu USD lợi nhuận trước thuế, tương ứng tỷ suất lợi nhuận lên đến 50%.


TTC hiện quản lý nhiều khách sạn, văn phòng cũng như các bất động sản khác ở khắp châu Á, Australia, 1 khách sạn ở châu Âu và 1 khách sạn tại Mỹ


Năm 2008, tỉ phú người Thái còn thành công trong việc mua lại chuỗi nhà hàng sushi Nhật Bản Oishi, chuỗi nhà hàng này cũng đã xuất hiện tại Hà Nội.


Với Thaibev, có lẽ tập đoàn này sẽ không trực tiếp lộ diện tại Việt Nam, khi mà thị trường bia đã quá khốc liệt với sự cạnh tranh của các hãng bia hàng đầu thế giới. Thay vào đó, Thaibev sẽ sử dụng F&N như một cánh tay nối dài tấn công vào thị trường đồ uống không cồn và đặc biệt là thị trường sữa.


F&N đang sở hữu nhiều bất động sản có giá trị ở Việt Nam và đặc biệt là khoản đầu tư nắm giữ 9,54% cổ phần của Vinamilk. Số cổ phần này hiện đáng giá ít nhất là 500 triệu USD.


Series bài viết về những doanh nghiệp Đông Nam Á có sự hiện diện đáng kể ở Việt Nam



Sử dụng Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel để đạt hiệu quả cao nhất

Bot statistics for this page


Chân dung tỷ phú Thái Lan nắm trong tay khách sạn Melia Hà Nội và 500 triệu USD cổ phiếu Vinamilk

Tập đoàn khách sạn Mường Thanh: Khác biệt nhờ yếu tố văn hóa

Như  tin đã đưa, ngày 2/9 vừa qua, Tập đoàn khách sạn Mường Thanh đã khai trương khách sạn Mường Thanh Đà Nẵng, thành viên thứ 18 trong tổng số 22 khách sạn của doanh nghiệp.


Nhân dịp này, Du lịch đã phỏng vấn bà Lê Hoàng Yến – Tổng Giám đốc Tập đoàn khách sạn Mường Thanh (ảnh).




Lê Hoàng Yến – Tổng Giám đốc Tập đoàn khách sạn Mường Thanh



Xin bà cho biết vì sao trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, Tập đoàn khách sạn Mường Thanh vẫn quyết định đầu tư hàng loạt khách sạn tại các trọng điểm du lịch?


 - Chiến lược của chúng tôi đã định hướng từ lâu với nguồn ngân sách được tích luỹ dồi dào. Đây là thời điểm hợp lý để chúng tôi xây dựng khách sạn vì giá nguyên liệu, giá nhân công đang giảm, việc tuyển dụng lao động có nhiều thuận lợi hơn…


Làm thế nào để Mường Thanh có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khách sạn khác?


 - Đầu tiên là phải định vị sự khác biệt của thương hiệu Mường Thanh so với các khách sạn khác. Chúng tôi mong muốn đưa vào các khách sạn của mình những giá trị văn hóa đặc thù nhất của các vùng miền Việt Nam. Có thể khẳng định, Mường Thanh là chuỗi khách sạn cao cấp thuần Việt. Giá trị thuần Việt của Mường Thanh thể hiện qua phong cách nồng hậu, chân tình của nhân viên khách sạn. Giá trị thuần Việt thể hiện qua các món ăn, không gian đậm đà nét dân tộc, mang lại cảm giác trải nghiệm thư thái cho quý khách. Là chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam với hệ thống 22 khách sạn trải dài trên cả nước, Mường Thanh mang lại cho khách hàng giá trị dịch vụ thống nhất từ Bắc đến Nam theo tiêu chuẩn Mường Thanh và đạt chuẩn quốc tế.


Cùng với đó, chúng tôi có chính sách giá hợp lý và linh hoạt trên toàn hệ thống cùng các dịch vụ bổ sung đầy đủ cho từng khách sạn (hội nghị, hội thảo; nhà hàng, tiệc cưới; spa và massage, bể bơi…) nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.


Trong quá trình triển khai các dự án, doanh nghiệp có gặp vướng mắc, khó khăn gì?


 - Trong quá trình triển khai dự án, cái khó lớn nhất với chúng tôi là làm thế nào để đưa được những nét văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền kết hợp với văn hóa riêng của Mường Thanh  nhằm tạo nên những không gian đậm chất Việt. Khó khăn thứ hai là  về đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp ngay tại địa phương.


 Do đó, tập đoàn đã quyết định thành lập Văn phòng Điều hành nhằm hệ thống hóa tiêu chuẩn, đào tạo nhân viên trên toàn hệ thống; hỗ trợ đắc lực việc thành lập và điều hành các khách sạn mới cũng như củng cố các khách sạn cũ. Ví dụ, Mường Thanh Sông Lam mới ra đời được 3 tháng nhưng đã đạt được lượng doanh thu đáng kể…


Theo bà, nhà nước nên có cơ chế, chính sách gì để doanh nghiệp du lịch nói chung và doanh nghiệp khách sạn nói riêng tiếp tục phát triển?


- Theo tôi, thứ nhất, các địa phương nên có nhiều hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch hơn nữa. Thứ hai, quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm mang lại sự thuận lợi để phát triển du lịch. Thứ ba, tăng cường hợp tác quốc tế tạo điều kiện, để thu hút khách nước ngoài.





Xin cảm ơn bà!


 


Tăng doanh thu với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Tập đoàn khách sạn Mường Thanh: Khác biệt nhờ yếu tố văn hóa

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Khách sạn xuống cấp: Xây lại hay cải tạo?

 Giữa hai cách, hoặc phá đi xây lại khi khách sạn đã xuống cấp, hoặc cải tạo một số yếu tố (thay thế trang thiết bị, nâng cao chất lương dịch vụ, thương hiệu,…) là sự lựa chọn khó khăn cho các chủ khách sạn. Tuy nhiên dựa trên yếu tố chi phí thấp nhưng lại tạo ra các đột biến doanh thu thì sự cải tạo có lẽ là sự lựa chọn hấp dẫn hơn, bởi một mặt, thị trường vẫn chấp nhận sự cải tạo và coi đó là sự đổi mới, tức khách sạn có khả năng gia tăng thị phần, mặt khác sẽ không gặp nhiều rủi ro như xây dựng mới.



Như khi tiến hành cải tạo, chủ đầu tư phải xem xét cẩn trọng các nguồn lực lực để nâng cấp phù hợp và tốt nhất cho sản phẩm, dịch vụ của khách sạn. Cần đặt thời gian cho việc cải tạo để chủ động kinh doanh trở lại đúng thời điểm.


Lắng nghe thị trường


Hãy xem thị trường đang cần gì ở khách sạn của bạn. Để nắm được điều này, hãy hỏi chính khách hàng, xem đối thủ cạnh tranh đang làm gì và xem xét các tính chất thời thượng trong lĩnh vực khách sạn. Dĩ nhiên bạn không thể bê nguyên xi mọi cái mà khách sạn khác đang áp dụng thành công, cái bạn cần là phải linh hoạt, đánh giá chính xác những vấn đề nẩy sinh trong và sau cải tạo khách sạn, sao cho khi kinh doanh trở lại phải tăng được lợi nhuận trên suất đầu tư (ROI).


Tạo ra giá trị mới


Một khi bạn đã chọn đúng thời điểm để cải tạo khách sạn phù hợp với chiến lược thị trường thì mới đi được nửa chặng đường. Để thu hẹp hoặc tránh rủi ro, bạn phải lựa chọn đúng đơn vị có khả năng thực thi công việc cải tạo theo ý đồ của mình.


Các ông bà chủ có toàn quyền quyết định mua sắm tài sản cho khách sạn, do đó, hãy lựa chọn những tài sản tốt nhất cho đợi cải tạo theo phương châm tận dụng tối đa giá trị nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất. Dĩ nhiên, khi khách sạn được cải tạo cũng tương đương đưa một khách sạn mới vào kinh doanh. Điều này giúp bạn tăng giá sản phẩm dịch vụ một cách hợp lý mà khách hàng không phàn nàn.


Thời điểm


Cải tạo khách sạn thường là lắp lại hệ thống điện, hệ thống điều hòa nhiệt độ, thang máy, giặt ủi, mua sắm dụng cụ nhà bếp,… và thay thế nhiều trang thiết bị khác, nên gánh nặng ngân sách cũng tăng theo, do đó, lựa chọn đúng thời điểm đầu tư là rất quan trọng.


Nên mời tư vấn


Dù đã chuẩn bị ngân sách để cải tạo nhưng nhiều chủ khách sạn vẫn lúng túng với sản phẩm mới, giá mới và phát triển nền tảng khách hàng mới. Do đó, cần có sự tham vấn của các công ty tư vấn. Các công ty tư vấn quản lý khách sạn sẽ biết cách giúp chủ khách sạn cân đối giữa tài chính và mục tiêu cải tạo, cùng với các hệ thống hỗ trợ như tiếp thị, quản lý nhân viên, kiểm soát doanh thu. Tất cả điều này đều rất cần cho quá trình cải tạo để tăng lợi nhuận.


Hãy khoe của


Thị trường luôn ưa thích cái mới. Khách sạn đã được cải tạo, làm mới là tâm điểm thu hút các mối quan tâm. Hãy tận dụng các nhân tố mới để xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu mới với các giá trị gia tăng cho mục tiêu mở rộng doanh thu. Vậy, chủ đầu tư phải “khoe” nhiều hơn những ưu điểm của khách sạn, thông qua quảng cáo, truyền thông trên mạng xã hội.


Cuối cùng, trước khi cải tạo, bạn cần cân nhắc các mục tiêu: khách sạn có cải thiện được giá trị tài sản, có tạo được doanh thu và lợi nhuận vững chắc. Không thiếu các bài học thành công và thất bại sau cải tạo khách sạn, điều quan trọng là bạn phải luôn uyển chuyển theo thị trường.


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, nhà nghỉ, hotel mini

Bot statistics for this page


Khách sạn xuống cấp: Xây lại hay cải tạo?

Khám phá bất ngờ về những khách sạn 5 sao của đại gia Việt

Đứng sau các khách sạn danh tiếng như Metropole, hay Daewoo…, đáng ngạc nhiên, phần lớn là những ông, bà chủ người Việt Nam.


Khách sạn Sofitel Metropole Hà NộiMetropole Hà Nội là khách sạn có từ thời Pháp thuộc, có 365 phòng. 50% của khách sạn thuộc về Công ty quản lý quỹ VinaCapital giữ 50%, 50 % cổ phần còn lại hiện do Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist) – đơn vị trực thuộc UBND thành phố Hà Nội – nắm giữ.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn VinaCapital là ông Andy Hồ – một người Mỹ gốc Việt. Ông Andy Ho sinh năm 1972, là thạc sỹ Quản trị Kinh doanh cao cấp của học viện Massachusetts Institue Of Technology, Mỹ. Ông là thành viên HĐQT của Tập đoàn Hòa Phát (HPG), nguyên thành viên HĐQT Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) và là giám đốc điều hành của VinaCapital Investment Management Ltd.


Andy Hồ từng sống trong giới đầu tư tài chính trong nước và quốc tế đã hơn 15 năm. Vị Giám đốc Điều hành Tập đoàn VinaCapital từng làm nhân sự cấp cao tại Prudential Việt Nam và Dell





VinaCapital là một trong những tập đoàn hàng đầu về quản lý tài sản, đầu tư bất động sản tại Việt Nam quản lý số tài sản có tổng trị giá trên 1,6 tỷ USD. Tập đoàn này cũng là một trong những nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực du lịch-khách sạn tại Việt Nam với danh mục đầu tư gồm các khách sạn hàng đầu như Sofitel Metropole Hà Nội, Movenpick Hà Nội, Movenpick Sài Gòn, Mercure La Gare Hà Nội và Sheraton Nha Trang…


Đầu năm 2006 VinaCapital cùng với Tổng công ty Thăng Long mua lại 70% phần vốn tại khách sạn Hilton Hà Nội Opera. Tổng giá trị của thương vụ này là 43 triệu USD. Hilton Hà Nội Opera hiện là khách sạn đứng thứ hai về thành công trong kinh doanh tại Hà Nội, sau Sofitel Metropole, một khách sạn năm sao.


Tuy nhiên, chưa đầy 3 năm sau Tập đoàn này chính thức thông báo việc bán toàn bộ cổ phần của mình tại khách sạn Hilton Hà Nội Opera. Việc bán cổ phần tại khách sạn Hilton Hà Nội đã mang lại 23% lợi nhuận cho VinaCapital sau 3 năm đầu tư.


Hiện VinaCapital cũng đang rao bán 50% cổ phần tại khách sạn Metropole. Trước khi số cổ phần này được bán đi, thì Andy Ho vẫn là ông chủ của khách sạn hàng đầu Việt Nam này.


Khách sạn Daewoo


Năm 2012, Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) phải “ngậm đắng nuốt cay” trong cuộc chạy đua mua lại 70% khách sạn Daewoo (Hà Nội) trước Công ty Điện tử Hanel (Việt Nam).


Tháng 3/2012, bằng việc mua lại toàn bộ 70% cổ phần của khách sạn 5 sao Deawoo Hà Nội từ doanh nghiệp Hàn Quốc trong liên doanh Daewoo – Hanel, công ty Điện tử Hà Nội (Hanel) do ông Nguyễn Quốc Bình – tổng giám đốc đã sở hữu 100% vốn của Khách sạn Daewoo Hà Nội.




Tổng giám đốc Nguyễn Quốc Bình (thường được gọi thân mật là Bình Hanel, sinh năm 1959, tại Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Nội. Ông Nguyễn Quốc Bình là đại biểu quốc hội Việt Nam khoá 13, được đánh giá là người đã đưa công ty điện tử Hanel “vươn ra biển lớn”, ngày một lớn mạnh.


Khách sạn Melia Hà Nội


Tỷ phú giàu thứ 3 Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi có hai công ty dưới trướng của mình là ThaiBev và TCC Assets.


TTC Land, tập đoàn chuyên đi thâu tóm bất động sản của tỉ phú người Thái cũng có tài sản tại Việt Nam. Thông qua công ty con SAS Trading Ltd, TTC Land hiện nắm giữ 65% cổ phần của Khách sạn 5 sao Melia Hà Nội. Ba năm gần đây, khách sạn này đều đạt trên 20 triệu USD doanh thu và 10 triệu USD lợi nhuận trước thuế, tương ứng tỷ suất lợi nhuận lên đến 50%.


TTC hiện quản lý nhiều khách sạn, văn phòng cũng như các bất động sản khác ở khắp châu Á, Australia, 1 khách sạn ở châu Âu và 1 khách sạn tại Mỹ.




Furama Resort Đà Nẵng


Furama Resort Đà Nẵng là một trong những khu resort 5 sao đầu tiên của Việt Nam, có tiếng tăm trên toàn thế giới.


Giữa năm 2005, Tập đoàn nội địa Sovico đã mua lại toàn bộ cổ phần của liên doanh Khu du lịch Bắc Mỹ An (gồm Công ty Du lịch Đà Nẵng và tập đoàn Lai Sun Hong Kong).


Được biết, Sovico Holdings là một trong những cổ đông sáng lập của Techcombank và VIB Bank và mới đây được đánh giá là tập đoàn “chống lưng” cho HDBank.


Hiện nay Tập đoàn đang mở rộng đầu tư vào lĩnh vực khách sạn qua việc nắm giữ cổ phần chi phối trong Khách sạn Hồ Gươm tại Hà Nội, đầu tư khu du lịch Phú Quốc cùng Saigontourist, và đang xây dựng thêm một Resort 5 sao tiêu chuẩn quốc tế thuộc Dự án Ariyana ở Đà Nẵng. Đặc biệt, SOVICO Holdings là cổ đông sáng lập lớn nhất của VietJet Air.




Ông Nguyễn Thanh Hùng hiện là chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Sovico. Ông Hùng là một trong những người sáng lập ra Sovico vào năm 1992.


Ông Nguyễn Thanh Hùng có bằng tiến sỹ của Viện hàn lâm khoa học Liên bang Nga. Viện sỹ Viện Hàn lâm Nghiên cứu hệ thống quốc tế Liên bang Nga, cử nhân kỹ thuật điện Đại học Kharkov. Ông Hùng được đánh giá là một nhà lãnh đạo tiên phong và có tầm nhìn trong Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Ông đã được Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum) bầu chọn là Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu. Ngoài ra, ông còn là thành viên Ban tư vấn kinh doanh APEC (ABAC), phó chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản và thành viên của Hội hữu nghị Việt Nam – Hoa Kỳ.


Chuỗi Resort Victoria


Công ty Cổ phần Du lịch Thiên Minh là người đã mua lại hệ thống khách sạn và khu nghỉ dưỡng Victoria tại nhiều địa phương ở Việt Nam và Campuchia. Theo đó, chuỗi 5 khu nghỉ dưỡng – khách sạn mang thương hiệu Victoria do Công ty TNHH EEM Victoria của Hong Kong phát triển tại Việt Nam và Campuchia sẽ được chuyển nhượng từ chủ đầu tư là liên doanh khách sạn Victoria Việt Nam sang công ty Thiên Minh, bao gồm Victoria Phan Thiết Beach Resort & Spa, Victoria Sapa Resort & Spa, Victoria Cần Thơ Resort, Victoria Châu Đốc Hotel, Victoria Hội An Beach Resort & Spa và Victoria Angkor Resort & Spa (Campuchia).


Giám đốc Thiên Minh là một doanh nhân trẻ nổi tiếng trong du lịch: ông Trần Trọng Kiên, người làm nên nhiều địa chỉ du lịch nổi tiếng như Buffalo Tours, Intrepid Indochina, Mai Châu Lodge, Jetwing Indochina và khách sạn Festival Huế.




Năm 2011, Thiên Minh hoàn thành việc mua lại chuỗi 5 khách sạn Victoria tại Việt Nam và khai trương khách sạn Xiengthong Palace tại Luang Prabang, Lào.


Trong một lần trả lời báo chí, ông Kiên cho biết: Để hoàn tất thương vụ này, Thiên Minh đã được sự trợ giúp của một số tổ chức tài chính nước ngoài, trong đó có Công ty Tài chính Quốc tế IFC (một thành viên của Ngân hàng Thế giới) với mức vốn tham gia là 12 triệu USD. Đây là thương vụ lớn nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực du lịch, khách sạn ở Việt Nam.


Trần Trọng Kiên sinh năm 1973, là bác sỹ đa khoa thực hành (Trường Đại học Y Hà Nội, Cử nhân tiếng Anh (Trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội), thạc sỹ Quản trị kinh doanh, tài chính (Đại học Tổng hợp Hawaii, Hoa Kỳ).



Tăng doanh thu với Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Khám phá bất ngờ về những khách sạn 5 sao của đại gia Việt

Doanh thu đầu tư khách sạn khu vực Châu Á tăng 151%


CafeLand – Theo Savills World Research, tổng giá trị doanh thu đầu tư vào thị trường khách sạn tại Châu Á Thái Bình Dương đã tăng 151,1% từ 1.10 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái lên 2,77 tỷ USD trong quý 3 năm nay.




Nhật Bản, Úc và Singapore nổi lên là 3 thị trường hàng đầu, chiếm đến 83% tổng doanh thu từ đầu tư khách sạn của 15 nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương theo khảo sát của Savills Research.


Nhật Bản, Úc và Singapore nổi lên là 3 thị trường hàng đầu, chiếm đến 83% tổng doanh thu từ đầu tư khách sạn của 15 nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương theo khảo sát của Savills Research.


Báo cáo của Savills nhận định lượng khách du lịch đến Châu Á Thái Bình Dương ngày càng tăng dẫn đến việc các nhà đầu tư đổ xô đi tìm những khư vực đầu tư khách sạn mới.


Các nhà đầu tư đều nhắm đến thị trường tại Bangkok, Seoul và Hong Kong. Tuy nhiên, những khu vực này lại có nhiều rào cản về chính sách đầu tư đã dẫn đến lượng giao dịch còn rất hạn chế trong quý 3.


Bản báo cáo cho biết thêm: “Sự chênh lệch căn bản về lợi nhuận giữa thị trường cốt lõi và thị trường thứ cấp đã bắt đầu thu hẹp, chủ yếu nhờ vào việc hiệu suất bị chững lại tại Singapore và Tokyo. Hiệu suất trung bình trong khu vực là vào khoảng 3.5% tới 4.5% đối với khách sạn cao cấp và khoảng 7% tới 9% đối với khách sạn nghỉ dưỡng”.


Trước mắt Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng khối lượng đầu tư 2 con số, trong khi Thái Lan, Trung Quốc và Hong Kong được dự đoán sẽ giảm doanh thu do khan hiếm của những khách sạn cao cấp.


Tâm An (Savills World Research)


Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: banbientap@cafeland.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.






Nhật Bản, Úc và Singapore nổi lên là 3 thị trường hàng đầu, chiếm đến 83% tổng doanh thu từ đầu tư khách sạn của 15 nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương theo khảo sát của Savills Research.


Nhật Bản, Úc và Singapore nổi lên là 3 thị trường hàng đầu, chiếm đến 83% tổng doanh thu từ đầu tư khách sạn của 15 nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương theo khảo sát của Savills Research.


Báo cáo của Savills nhận định lượng khách du lịch đến Châu Á Thái Bình Dương ngày càng tăng dẫn đến việc các nhà đầu tư đổ xô đi tìm những khư vực đầu tư khách sạn mới.


Các nhà đầu tư đều nhắm đến thị trường tại Bangkok, Seoul và Hong Kong. Tuy nhiên, những khu vực này lại có nhiều rào cản về chính sách đầu tư đã dẫn đến lượng giao dịch còn rất hạn chế trong quý 3.


Bản báo cáo cho biết thêm: “Sự chênh lệch căn bản về lợi nhuận giữa thị trường cốt lõi và thị trường thứ cấp đã bắt đầu thu hẹp, chủ yếu nhờ vào việc hiệu suất bị chững lại tại Singapore và Tokyo. Hiệu suất trung bình trong khu vực là vào khoảng 3.5% tới 4.5% đối với khách sạn cao cấp và khoảng 7% tới 9% đối với khách sạn nghỉ dưỡng”.


Trước mắt Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng khối lượng đầu tư 2 con số, trong khi Thái Lan, Trung Quốc và Hong Kong được dự đoán sẽ giảm doanh thu do khan hiếm của những khách sạn cao cấp.


 



Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, hotel mini Skyhotel

Bot statistics for this page


Doanh thu đầu tư khách sạn khu vực Châu Á tăng 151%

Người giàu nhất Malaysia chia sẻ kinh nghiệm làm giàu

small_1316926469.nvVua đường, đồng thời người sở hữu chuỗi khách sạn Shangri-La, người đàn ông giàu nhất Malaysia, ông Tan Sri Robert Kuok, 87 tuổi, gần đây chia sẻ kinh nghiệm làm giàu.

Vua đường, đồng thời người sở hữu chuỗi khách sạn Shangri-La, người đàn ông giàu nhất Malaysia, ông Tan Sri Robert Kuok, 87 tuổi, gần đây chia sẻ kinh nghiệm làm giàu trong cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV).


Hầu hết các tờ báo của Trung Quốc cho biết ông Kuok ngại phương tiện truyền thông và hiếm khi đồng ý để được phỏng vấn. Trong số các chủ đề nêu ra, ông nói về bước đột phá của ông vào ngành công nghiệp du lịch ở Trung Quốc, liên doanh với các doanh nghiệp đường và mẹ ông.


Kinh doanh khách sạn


Ông Kuok nói khi lần đầu tiên ông tham gia vào ngành công nghiệp du lịch của Trung Quốc, cơ sở vật chất, đặc biệt là nhà vệ sinh tại Trung Quốc, tồi tệ khiến ông không tin nước này có thể thu hút khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, ông cảm giác rằng Trung Quốc sẽ có ngành công nghiệp du lịch thịnh vượng nhất vì họ có di tích lịch sử và các địa điểm tham quan.


Ông Kuok là người xây dựng khách sạn Shangri-La đầu tiên tại thành phố Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) vào những năm 1980. Ngày nay, toàn thế giới có 72 khách sạn Shangri-La, trong số đó có 34 khách sạn ở Trung Quốc. Hiện tại, 45 khách sạn đang được xây dựng thêm, trong đó 28 khách sạn ở Trung Quốc.


Ông Kuok cho biết khách sạn là ngành công nghiệp dịch vụ phụ thuộc vào nhân viên phục vụ khách hàng, từ người quản lý đầu tàu đến người lao động bình thường. Vì vậy, quan tâm chăm sóc nhân viên trở thành nguyên tắc của ông ngay từ lần đầu tiên bước chân vào ngành công nghiệp này. “Trách nhiệm lớn nhất của ban giám đốc là chăm sóc nhân viên” – ông tâm sự.


Khởi nghiệp từ đường


Nhắc lại những năm đầu lập nghiệp, ông Kuok cho biết mẹ ông, bà Tang Kak Ji, và các anh em của ông quyết định thành lập công ty Kuok Brothers Ltd sau khi cha ông qua đời vào năm 1948. Trong các cuộc họp hội đồng quản trị, ông Kuok đề nghị đầu tư hết vào việc kinh doanh nhà máy đường tinh luyện. Bên cạnh gạo và lúa mì, đường cát cũng rất quan trọng trong ngành thực phẩm, ông lý luận.


Đường cát rẻ tiền nên là thứ có thể kiếm lợi nhuận, ông nói thêm. “Đường không giống như hóa dầu, đôi khi có nhu cầu, đôi lúc không. Vì vậy, cách đơn giản và khôn ngoan nhất để làm giàu là đầu tư vào các nhà máy đường tinh luyện” – ông nói.


Thành công nhờ nỗ lực


Ông Kuok cho biết để có được thành công như hôm nay, 90% phụ thuộc vào nỗ lực trong công việc, còn lại là trí tuệ. Thành công của ông trong kinh doanh nhà máy đường nhờ lúc đó ông trẻ tuổi và có thể nói tiếng Anh.


Ông cho biết các doanh nhân mà ông đã gặp tại London và New York đã tò mò khi ông – một người Trung Quốc, có thể nói tốt tiếng Anh. Ông phải quản lý năm đến sáu văn phòng trong ngày và ăn tối cùng các quản lý công ty để tìm hiểu ý kiến của họ. Lúc ông đi ngủ cũng đã gần một giờ sáng.


“Tôi nghĩ nhiều người thông minh hơn tôi. Tuy nhiên, cuộc sống về đêm của họ lại lộn xộn hơn. Hôm sau, họ sẽ ngủ gục tại bàn làm việc. Tôi không ngủ, vì vậy, tôi làm việc tốt hơn” – ông nói.


Ông cho biết những người muốn dấn thân vào kinh doanh phải có lòng can đảm. “Mỗi doanh nghiệp có rủi ro riêng. Nếu bạn không đủ can đảm, bạn sẽ luôn luôn nghèo” – ông nói.


Ông Kuok, người giữ vị trí giàu nhất Malaysia từ năm 2006 khi tạp chí Forbes châu Á bắt đầu xếp hạng 40 người giàu nhất Malaysia, cho biết ông không thích tiền. Tuy nhiên, ông hy vọng các công ty của ông sẽ tiếp tục tạo ra nhiều lợi nhuận để tất cả nhân viên có tiền thưởng.


Ông Kuok nói thông thạo tiếng Hoa, thừa hưởng từ mẹ, người luôn dạy ông phải ghi nhớ nguồn gốc. Ông cho biết mẹ ông là người có ảnh hưởng nhất đối với ông. Bà luôn khuyên ông phải khiêm nhường, giúp đỡ người nghèo và hy vọng ông sẽ là doanh nhân có đạo đức tốt.


(Theo CafeF)


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, hotel mini Skyhotel

Bot statistics for this page


Người giàu nhất Malaysia chia sẻ kinh nghiệm làm giàu

Những lời khuyên giúp bạn an toàn ở khách sạn du lịch


Bạn đã đặt phòng khách sạn, đang hí hửng chuẩn bị cho chuyến đi của mình; nhưng rất có thể bạn không để ý đến vấn đề an ninh khách sạn nên sẽ vô tình tự đẩy mình vào tình huống không an toàn ở nơi nghỉ dưỡng.




Chính vì vậy bạn đừng quên thuộc lòng những lời khuyên hữu ích dưới đây của những tiếp viên hàng không chuyên nghiệp để giúp bạn tự đảm bảo sự an toàn cho chính mình ở khách sạn du lịch:


1. Giữ kín kẽ địa chỉ khách sạn


Đừng bao giờ nói oang oang về chỗ nghỉ ngơi của bạn sau khi hạ cánh ở trên máy bay hoặc trong sân bay, đặc biệt nếu bạn đi du lịch một mình. Bạn sẽ chẳng biết chắc là có ai đó nghe được thông tin từ bạn hay không. Quan trọng nữa là khi đã đến khách sạn thì đừng để cho ai khác biết số phòng của mình. Nếu đi du lịch cùng người khác thì hãy viết địa chỉ khách sạn lên giấy và đưa cho họ.


2. Phát huy tác dụng của hành lý


Khi bạn đã đến phòng của mình, hãy dùng những túi hành lý để yểm trợ khi mở cửa và hãy quan sát thật kỹ bên trong phòng trước khi đóng cửa vì rất có thể sẽ gặp tình huống có người lạ trong phòng.


 


3. Hãy cảnh giác


3. Hãy cảnh giác


Nếu một người nào đó gõ cửa phòng bạn, đừng mở cửa trừ khi bạn đang chờ một ai đó như gọi dịch vụ phòng chẳng hạn. Nếu thấy nghi ngờ, bạn hãy gọi điện kiểm tra với lễ tân.


4. Tạo tiếng ồn


Khi ra ngoài thì bạn hãy cứ để ti vi mở trong phòng – điều này làm nhụt chí những tên trộm.


5. Viết ra những thông tin về mình


Bạn hãy ghi lại những thông tin cá nhân và kế hoạch của mình vào một sổ ghi chép đặt trên bàn, việc này có thể sẽ hỗ trợ cảnh sát trong trường hợp có chuyện gì đó xảy ra với bạn.


6. Cài chốt cửa


Một tiếp viên hàng không chia sẻ rằng: “Tôi đã đi vào phòng và thấy một số người đang ngủ vì lễ tân khách sạn đã vô tình đưa nhầm chìa khóa phòng đã có người ở cho tôi.” Người tiếp viên này khuyên là bạn hãy chốt cửa phòng lại, thậm chí còn tránh tình huống người dọn phòng vào khi bạn đang tắm.


7. Biết rõ lối thoát gần nhất


Hãy để một chiếc đèn pin và một chiếc chìa khóa phòng trên mặt sàn gần cửa, để nếu có tình huống hỏa hoạn xảy ra thì bạn có thể vớ lấy chúng để thoát ra ngoài nhanh chóng. Trong trường hợp bạn gặp khó khăn khi xuống hội trường lớn vì khói quá nhiều thì có thể quay lại phòng mình và gọi người giúp đỡ.


Đỗ Quyên


Theo New



Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn Skyhotel

Bot statistics for this page


Những lời khuyên giúp bạn an toàn ở khách sạn du lịch

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Vinpearl Resort Nha Trang lọt Top 10 khách sạn 5 sao hàng đầu Việt Nam


Xuất sắc vượt qua nhiều thương hiệu du lịch danh tiếng trên cả nước, khách sạn Vinpearl Resort Nha Trang vừa được trao tặng danh hiệu Top 10 Khách sạn 5 sao hàng đầu Việt Nam – một trong những hạng mục quan trọng nhất của Giải thưởng Du lịch Việt Nam 2012 vừa diễn ra tối 4/12/2013 tại Hà Nội.




Đây là năm thứ 5 liên tiếp Vinpearl Resort Nha Trang vinh dự nhận giải thưởng này.



Vinpearl Resort Nha Trang lọt Top 10 khách sạn 5 sao hàng đầu Việt Nam


Giải thưởng Du lịch Việt Nam là giải thường niên cao quý nhất của ngành Du lịch do Tổng cục Du lịch Việt Nam – Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức nhằm tôn vinh các công ty lữ hành, khách sạn và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng đầu tại Việt Nam.


Tại Lễ trao giải năm nay, Ban tổ chức đã công bố 62 Doanh nghiệp tiêu biểu được bình chọn và xét duyệt từ hơn 150 hồ sơ đủ tiêu chuẩn gửi về trên khắp cả nước. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Vinpearl Resort Nha Trang xuất sắc vượt qua các thương hiệu danh tiếng khác để giữ vững danh hiệu Top 10 Khách sạn 5 sao hàng đầu Việt Nam.


Cùng với việc nhận được Giải thưởng Du lịch Việt Nam 2012, Vinpearl Resort Nha Trang nói riêng cùng hệ thống khách sạn mang thương hiệu Vinpearl nói chung trong thời gian qua cũng đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cao quý trong ngành công nghiệp không khói như: Giải thưởng Vàng thường niên – Gold Circle 2012, Giải thưởng The Guide Award 2012-2013, Sân golf có cảnh quan thiên nhiên đẹp nhất Việt Nam, Chứng nhận xuất sắc của TripAdvisor…



Vinpearl Resort Nha Trang lọt Top 10 khách sạn 5 sao hàng đầu Việt Nam



Không chỉ là điểm đến lý tưởng của đông đảo du khách trong và ngoài nước, khách sạn Vinpearl Resort Nha Trang cũng như tổ hợp du lịch giải trí Vinpearl Nha Trang còn ghi nhiều dấu ấn quan trọng, góp phần tạo nên thành công cho các sự kiện văn hóa – xã hội mang tầm quốc tế, đặc biệt là các cuộc thi sắc đẹp hàng đầu của Việt Nam và thế giới.


Các thành công trên đã chứng tỏ sự đầu tư chuyên nghiệp, tầm nhìn chiến lược đúng đắn và sự phát triển bền vững của hệ thống khách sạn mang thương hiệu Vinpearl. Đồng thời, Vinpearl đã một lần nữa cho thấy những nỗ lực trong công tác phục vụ du khách, xứng đáng là điểm du lịch hấp dẫn hàng đầu Việt Nam và khu vực, đóng góp vào sự tăng trưởng du lịch của đất nước.


D.Hồng



 


Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, resort Skyhotel

Bot statistics for this page


Vinpearl Resort Nha Trang lọt Top 10 khách sạn 5 sao hàng đầu Việt Nam