Chính phủ đã có nhiều biện pháp để kích cầu ngành du lịch cũng nhưng dịch vụ khách sạn. Vậy DN nên làm gì để “bật dậy” sau dịch covid-19 với chi phí thấp?
Sử dụng nhân sự ảo, cắt giảm nhân sự không cần thiết
Thống kê cho thấy công suất phòng của các cơ sở lưu trú trên toàn tỉnh Khánh Hòa chỉ đạt hơn 9,3% khiến các khách sạn tại đây chưa mặn mà mở cửa dù lệnh giãn cách xã hội đã được gỡ bỏ. Tại thành phố Hồ Chí Minh, hơn 145.000 lao động trong ngành dịch vụ khách sạn cũng bị ảnh hưởng trực tiếp.
Nếu như trước đây cần nhân sự chăm sóc khách hàng, confirm việc đặt phòng và hướng dẫn nhận phòng thì giờ đây có thể sử dụng chatbot để thay thế hoàn toàn nhân sự này.
Ngoài việc cắt giảm nhân sự, những nhân viên ở lại cũng phải thuyên chuyển công việc, trở nên đa năng hơn để đảm bảo duy trì hoạt động của khách sạn.
Dưới tác động của dịch bệnh, việc cắt giảm hoặc thuyên chuyển nhân sự để phù hợp với hoàn cảnh là biện pháp không thể không làm nếu muốn tồn tại trong mùa dịch.
Chia nhỏ gói giá dịch vụ. Ưu tiên gói dịch vụ phù hợp chi tiêu phần đông khách hàng
Nhiều khách sạn tại Hong Kong đã sống sót được qua dịch SARS năm 2003 nhờ bỏ dịch vụ buffet sáng. Dịch Covid-19 cũng có diễn biến tương đồng, thậm chí phức tạp hơn SAR khi nhiều quốc gia vẫn áp dụng biện pháp cách ly, hạn chế đi lại.
Thay vì việc bỏ số tiền lớn để phục vụ cho số lượng khách rất ít, DN nên cân nhắc bỏ một số tiện ích tốn tiền như bể bơi, spa, phòng gym, buffet sáng để cắt giảm chi phí cho khách sạn. Chỉ ưu tiên giữ lại gói dịch vụ phù hợp với phần đông khách hàng.
Tập trung khách nội địa. Duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ
Trong quý I/2020, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã sụt giảm 18%, khách nội địa cũng giảm 6% do chính phủ hạn chế tụ tập đông người, hủy bỏ nhiều lễ hội.
Nguồn khách hàng mới càng khan hiếm thì duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ là việc cần làm để khắc sâu tên thương hiệu, mời khách đặt phòng trở lại khi có nhu cầu.
Tổng hợp lại các email của khách hàng cũ đã từng đặt phòng, sử dụng công cụ email marketing để gửi email hàng loạt giới thiệu các món ăn mới, các địa điểm checkin hot… là cách mà chuỗi homestay ở Mộc Châu đã làm để duy trì tương tác với khách hàng, kéo họ quay trở lại khi lệnh giãn cách xã hội được bãi bỏ.
Nếu vẫn còn nghi ngờ về hiệu quả của việc “duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ” thì hãy nhìn lại bài học từ các khách sạn Hong Kong.
Năm 2003, dịch SAR bùng nổ, nhiều khách sạn tại Hong Kong đã may mắn sống sót nhờ gửi thông tin về gửi các gói combo khuyến mại, truyền thông công tác phòng dịch tại nơi lưu trú qua email và gọi điện tư vấn tới cho khách hàng cũ, kích thích nhu cầu du lịch và đặt phòng của họ.
Cắt giảm quảng cáo không hiệu quả
Quảng cáo trên các nền tảng social như Facebook, Instagram, Tiktok… đang ngày càng trở nên đắt đỏ bởi chính sách giá thầu. Lượng tiếp cận tốt nhưng chất lượng khách hàng tiềm năng đã giảm rõ rệt bởi người dùng các nền tảng này đang bị “ngộ độc quảng cáo” do có quá nhiều doanh nghiệp lựa chọn các kênh social làm kênh tương tác với khách hàng.
Cân nhắc cắt giảm các quảng cáo không hiệu quả cũng là cách để giảm thiểu chi phí không cần thiết khi nhu cầu của khách hàng không quá cao cho ngành du lịch, khách sạn tại thời điểm này.
Việt Nam đã kiểm soát rất tốt đại dịch, chính phủ cũng đang có những gói kích cầu để tìm hướng đi cho ngành du lịch khách sạn. Một số địa phương như Quảng Ninh đã có hành động giảm 100% giá vé thu phí tham quan.
Tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ là Travel Leisure cũng bình chọn Việt Nam vào top điểm đến hàng đầu thế giới sau dịch Covid-19. Chắc chắn trong thời gian tới ngành du lịch nói chung và dịch vụ khách sạn sẽ có khởi sắc.
Để đón sóng, chuẩn bị tốt nhất cho đợt “chi tiêu bù” sau dịch này, DN cần làm tốt công tác truyền thông trên môi trường internet bằng cách vận dụng các công cụ marketing 0 đồng. Việc làm này sẽ giúp khách sạn duy trì nguồn khách hàng đồng thời tiết kiệm chi phí tối đa nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét