Cơ hội và thách thức về nhân lực
Với đà tăng trưởng liên quan đến lĩnh vực du lịch – khách sạn, các chuyên gia dự báo đến đến hết năm 2020, tổng số phòng lưu trú sẽ đạt con số 580.000 dành cho khách du lịch trong và ngoài nước, trong đó khoảng 35% - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao, tạo ra hơn 3 triệu việc làm trên cả nước.
Cơ hội gắn liền với thách thức, nhân lực Việt Nam phải cạnh tranh với nhân sự quốc tế là khó tránh khỏi. Theo nhận định của nhiều nhà quản lý trong lĩnh vực khách sạn, ngoại ngữ là yếu tố cản trở đầu tiên khiến sinh viên mới ra trường khó đặt chân vào các khách sạn lớn.
Do đó, để nắm bắt cơ hội nghề nghiệp tốt trong nền kinh tế mở, các bạn trẻ cần đầu tư không chỉ chuyên môn mà còn về ngoại ngữ. Đây là yếu tố then chốt để làm nên thành công thực sự trong xu thế hội nhập toàn cầu.
Học chương trình song ngữ quốc tế để nắm bắt thành công
Giải quyết bài toán liên quan đến ngoại ngữ, một số trường chú trọng tăng cường đào tạo ngoại ngữ bằng nhiều hướng như đầu tư ngoại ngữ nhiều hơn cho các môn chuyên ngành hoặc chú trọng đầu tư ngoại ngữ để giao tiếp.
Riêng Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) tiên phong xây dựng chương trình đào tạo song ngữ hiện đại. Thời lượng học bằng tiếng Anh chiếm trên 50% khối lượng học tập.
Sinh viên trúng tuyển ngành Quản trị khách sạn được kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào. Những sinh viên chưa đạt yêu cầu được trường bổ trợ khóa học “Anh văn dự bị” hoàn toàn miễn phí, tự tin khi học tiếng Anh chính khóa trong năm thứ nhất và dễ dàng chinh phục các môn chuyên ngành về lĩnh vực khách sạn, du lịch bằng tiếng Anh các năm tiếp theo. Tốt nghiệp, sinh viên đạt trình độ EILTS 5.5 trở lên, đáp ứng yêu cầu công việc chuyên môn.
Sinh viên UEF học tập thực tế tại khách sạn Le Meridien
Ngoài việc đề cao ngoại ngữ trong học tập, sinh viên được học nghiệp vụ về khách sạn, tiếp cận mô hình đào tạo bám sát thực tế công việc, học giáo trình tiến bộ xây dựng từ những trường đại học có nền tảng và truyền thống về đào tạo khách sạn; cập nhật liên tục theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Thực hành các nghiệp vụ như lễ tân, buồng, bar, ẩm thực,... theo “chuẩn 5 sao” tại hệ thống phòng thực hành, mô phỏng chính xác cấu trúc, chức năng của một khách sạn ngay tại trường hoặc tại các đơn vị đối tác như Odyssey, Marriott, Movenpick, Park Hyatt, Hilton, Victoria.
Ngoài ra, khi trải nghiêm chương trình song ngữ tại trường, sinh viên có thêm cơ hội chọn học chương trình chuyển tiếp, song bằng hoặc liên kết để nhận bằng quốc tế từ các trường đại học đối tác. Đây là chiến lược xây dựng nghề nghiệp toàn cầu cho sinh viên để thích ứng tốt với sự thay đổi liên tục của nhu cầu xã hội, bao gồm cả lĩnh vực khác sạn – du lịch.
Các chương trình giao lưu quốc tế giúp sinh viên nâng cao năng lực tiếng Anh
Với nền tảng kiến thức chuyên sâu, trình độ ngoại ngữ và kỹ năng mềm vượt trội được trang bị, sinh viên tốt nghiệp Quản trị khách sạn tại UEF bản lĩnh, tự tin nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp tại các tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới hay những chuỗi khách sạn đẳng cấp quốc tế.
Năm 2019, ngành Quản trị khách sạn UEF xét tuyển 4 tổ hợp môn A00 (Toán – Lý –Hóa), A01 (Toán – Lý – Anh), D01 (Văn – Toán – Anh) và C00 (Văn – Sử – Địa) theo ba phương thức: xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia, xét học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn và xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia TP.HCM. Với phương thức xét học bạ, thí sinh phải tốt nghiệp THPT và tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên. UEF nhận hồ sơ xét tuyển đợt 1 từ ngày 2/5.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét