Đó là khẳng định của bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM tại Lễ hội sức khỏe và dinh dưỡng 2018 tổ chức sáng 18/10.
Theo bà Lan, Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM không chỉ ngăn chặn thực phẩm bẩn bằng việc thanh tra kiểm tra, xử lý các đơn vị vi phạm mà còn làm sao để tăng tỉ lệ thực phẩm sạch và đạt chuẩn. Để làm được điều này thì phải bắt đầu từ đầu tiên việc tuyên truyền cho người dân ý thực sử dụng thực phẩm sạch. Tâm lý của người dân là cứ nghĩ thực phẩm sạch là phải đắt, nên thường mua thức ăn rẻ tại lề đường.
Bà Lan phát biểu tại Lễ hội sức khỏe và dinh dưỡng.
"Vì vậy phải tuyên truyền với người dân: nếu hôm nay tiết kiệm một đồng có khi phải trả giá cho nhiều đồng ngày hôm sau về sức khỏe”, bà Lan nhấn mạnh. Theo bà Lan, người dân phải làm quen với thị trường văn minh, mua bán có hóa đơn. Ban phối hợp với các hội để tuyên truyền, nhưng tuyên truyền không thôi thì không đủ, mà người dân phải tiếp cận với thực phẩm sạch. Bà Lan cho rằng để làm được điều đó đòi hỏi phải cả một hệ thống.
Ban ký kết với Sở Giáo dục – Đào tạo, yêu cầu nguồn cung ứng thực phẩm vào trường học phải đạt chuẩn nhưng một số trường lại không ký hợp đồng mua. Bà Lan cho biết trong quá trình kiểm tra tìm hiểu ở dưới bếp thì thấy hệ thống nhà hàng hạng sang của TP.HCM có thực phẩm rẻ… Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ siết chặt, kiểm tra nghiêm ngặt thực phẩm đưa vào những nơi này, để đồng tiền của người dân bỏ ra xứng đáng.
NGUYỄN OANH
Từ 18/10 đến 21/10, tại Nhà thi đấu Nguyễn Du TP.HCM, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, với sự cố vấn của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, lần đầu tiên tổ chức một Lễ hội lớn và hoàn toàn mới mang tên: Lễ hội sức khỏe và dinh dưỡng 2018 (Nutrition and Natural health Festival 2018).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét