Phần mềm quản lý khách sạn, Phần mềm quản lý resort | skyhotel.vn

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2020

Việc làm ngành khách sạn: Cơ hội rộng mở | Báo Công Thương

So với các ngành, nghề khác, ông nhận định như thế nào về nhu cầu lao động trong ngành dịch vụ khách sạn tại Việt Nam?



Hiện tại ở Việt Nam, ngành dịch vụ du lịch đang rất phát triển, vì vậy hệ thống nhà hàng, khách sạn, các dự án nghỉ dưỡng, khu du lịch mới cũng không ngừng gia tăng đồng nghĩa đang cần một lực lượng lớn lao động. Tuy nhiên, nhân lực cho ngành này đang thiếu trầm trọng; không chỉ thiếu nhân sự quản lý, cao cấp mà lao động phổ thông, ngắn hạn các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cũng rất khó tuyển người. Khó khăn hơn nữa là phải cạnh tranh với ngành nghề khác trong việc thu hút lao động. Với xu thế không ngừng phát triển của ngành du lịch hiện nay, lĩnh vực khách sạn được dự báo cần một lực lượng lớn lao động. Khi tham gia vào lĩnh vực này, người lao động được rèn kỹ năng sống, tác phong, thái độ rất tốt; cơ hội thăng tiến trong công việc thuận lợi nếu lao động chăm chỉ và phấn đấu trong công việc. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu công việc đặc thù này, người lao động phải có một số kỹ năng cơ bản của nghề, đó là giao tiếp cởi mở, chủ động, thân thiện, có tác phong công nghiệp…



Thiếu hụt lao động không chỉ do cạnh tranh với các lĩnh vực, nghề nghiệp khác, ông đánh giá thế nào về hiệu quả của các hệ thống, cơ sở đào tạo lao động khách sạn hiện nay?





viec lam nganh khach san co hoi rong mo
Ông Lê Quốc Việt chia sẻ về cơ hội việc làm trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn

Từ trước đến nay, hệ thống cơ sở đào tạo ngành dịch vụ, khách sạn Việt Nam thường nặng về lý thuyết. Tuy vậy, hiện có không ít cơ sở đào tạo đang mở ra nhiều hướng đào tạo sát với thực tế; khắc phục hạn chế, tăng thực hành nhằm tạo cơ hội để học viên cọ xát. Có thuận lợi là các cơ chế, chính sách quản lý về đào tạo nghề hiện đã thông thoáng hơn cho doanh nghiệp tham gia trực tiếp đào tạo nhân lực có nhu cầu và chấp nhận quy định đầu ra.



Nhưng một bài toán đang đặt ra là lấy nguồn nào để đào tạo. Rất nhiều doanh nghiệp, khách sạn chúng tôi hợp tác đều kêu thiếu nhân lực và thường phải đi sang các địa phương khác tuyển nhân lực đào tạo để có lao động… Hiện, hệ thống website tuyển dụng việc làm, nhân sự khách sạn của MTV Santa với lượng truy cập, hồ sơ đăng ký lớn, nhưng các doanh nghiệp vẫn khó tuyển được ứng viên đủ tiêu chuẩn; tình trạng nhảy việc, chảy máu chất xám trong lĩnh vực này cũng khiến cho doanh nghiệp khó "giữ chân" nhân sự.



Xu thế hội nhập và dịch chuyển lao động trong nội khối ASEAN liệu có đáng lo ngại về cạnh tranh việc làm đối với lao động Việt Nam trong lĩnh vực khách sạn không, thưa ông?



Thực tế chúng ta không quá lo ngại về vấn đề này, bởi lao động dịch chuyển chủ yếu là cấp quản lý. Nhưng hiện nay, vị trí quản lý khách sạn người Việt Nam chiếm tỷ lệ khá lớn và có không ít người đủ năng lực đi ra nước ngoài làm việc. Đây là sự dịch chuyển lao động có kỹ năng theo quy luật của toàn cầu hóa và hội nhập. Tuy nhiên, lao động trong nước cần nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Hiện có không ít các doanh nghiệp, địa phương trọng điểm du lịch như Phú Quốc, Hội An (Quảng Nam); Nha Trang (Khánh Hòa) để tránh thiếu lao động và nhân sự chất lượng trong lĩnh vực khách sạn đã phải tuyển lao động từ địa phương khác, nơi có du lịch theo mùa như Nghệ An, Thanh Hóa. Do vậy theo tôi, cơ hội việc làm trong lĩnh vực khách sạn tại Việt Nam đang rất rộng mở với người lao động.



Xin cảm ơn ông!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét