- Kiểu, quy mô (vốn), định hướng cấp độ nhà hàng bạn kinh doanh?
- Địa điểm, diện tích? (để xem tầng lớp khách hàng, tiềm năng khách, đối thủ cạnh tranh…) để từ đó cân nhắc chiến lược kinh doanh, chiến lược cạnh tranh với đối thủ sao cho thích hợp.
- Chuẩn bị những vấn đề về cơ sở hạ tầng, tài chính, thực đơn, làm giá, thiết kế và những vấn đề liên quan…
- Lập dự toán, mua sắm và quản lý kho hàng, tuyển dụng, huấn luyện nhân viên, quảng cáo, tiếp thị, PR, xây dựng đội ngũ khách hàng…
- Lên kế hoạch kinh doanh…
Kinh doanh, quản lý nhà hàng là một nghệ thuật khó, bạn hãy chú ý những đức tính cần phải có trong kinh doanh quản lý nhà hàng:
– Tính kiên nhẫn: Khả năng giữ bình tĩnh dưới mọi áp lực trong các tình huống lộn xộn và cách xử lý vấn đề với các quan điểm khác nhau hay các tính cách phức tạp sẽ được coi là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trong công việc. Cho dù có làm việc với ai: khách hàng, nhà cung cấp hay ứng viên xin việc, và dẫu các xu hướng ẩm thực hay cung cách kinh doanh có luôn thay đổi… thì bạn cũng phải thể hiện đức tính kiên nhẫn, bình tĩnh của mình. Cũng giống như bất cứ lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nào, kinh doanh nhà hàng là môi trường khá nhạy cảm, nơi mà sự căng thẳng trong các mối quan hệ luôn được ví như quả bom nổ chậm. Trách nhiệm chính của người điều hành nhà hàng là lập lại trật tự ở những nơi đang xảy ra lộn xộn, làm dịu đi sự căng thẳng và xóa nhòa những bất đồng.
– Nghị lực: Dấn thân vào kinh doanh nhà hàng cũng giống với việc một người lao xuống dòng sông đang chảy xiết. Thoạt đầu, bạn có thể bị chìm nghỉm xuống đáy nhưng nếu biết cách điều hoà hơi thở và phối hợp các động tác, bạn có thể nổi lên bơi theo dòng nước. Nghị lực chính là cái phao giúp bạn có thể nổi lên và cầm cự trong dòng xoáy. Nó giúp bạn kiên nhẫn bước tiếp con đường đã chọn mà không nghĩ đến chuyện đầu hàng.
– Sự say mê: Chẳng có một thành công nào mà lại không gắn liền với niềm đam mê. Nó như một ngọn lửa truyền nhiệt lượng và linh hồn cho công việc. Điều hành nhà hàng thực ra là một công việc khó khăn, nhọc nhằn mà nếu thiếu đi ngọn lửa đó, bạn không có cách gì để tiến xa được. Lòng yêu nghề cũng được ví như một vùng đất trũng với quả bóng tròn, dù có chuyện gì xảy ra, rốt cuộc quả bóng cũng sẽ lăn về điểm thấp nhất.
Say mê công việc chưa đủ, bạn cần có khả năng truyền niềm đam mê đó cho những người xung quanh, nhất là cho các nhân viên của bạn. Vì chính họ chứ không phải bạn, sẽ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nhân viên nhà hàng sẽ rất dễ có tâm trạng bực dọc: phải chiều lòng nhiều khách hàng trong cùng một lúc, phải bê từng chồng bát đũa, thức ăn nóng, lạnh, phải chạy như con thoi giữa nhà bếp, bàn ăn và khu rửa chén bát… Hơi nóng, tiếng ồn và những đòi hỏi của khách… là những thứ dễ làm người ta cáu kỉnh nhất. Vậy bạn là ai nếu không phải là người chỉ với một nụ cười hoặc một lời hướng dẫn đơn giản có thể làm “hạ nhiệt” anh chàng nhân viên đang bực bội kia khiến anh ta cảm thấy lòng mình “mát” lại để dịu dàng đon đả với khách hàng? Nếu một nhà thơ từng nói, chỉ tình yêu chỉ tình yêu lên tiếng, thì trong trường hợp này ông đã hoàn toàn đúng, sự say mê trong công việc là một trong những điều kiện tiên quyết trong vai trò này.
Đăng ký Phần mềm quản lý khách sạn, hotel mini Skyhotel
kinh nghiệm quản lý nhà hàng, khách sạn - Phần 1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét