Xác định du lịch là một trong những thế mạnh để nâng cao hiệu quả kinh tế địa phương, trong những năm qua, tỉnh đã dành khá nhiều cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp hoạt động trong “ngành công nghiệp không khói” này. Tuy nhiên, do còn một số “lỗ hổng” trong cơ chế, chính sách pháp luật thuế nên nhiều doanh nghiệp hoạt động đã và đang tận dụng triệt để để “lách” thuế, trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước. Theo các cơ quan quản lý thuế cho biết, hiện nay, hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ doanh nghiệp đang có nhiều hành vi trốn thuế, gây thất thu một khoản không nhỏ.
Quản Lý Thuế Đối Với Hoạt Động Kinh Doanh Khách Sạn, Nhà Nghỉ: Siết Chặt Để Chống Thất Thu
Xác định du lịch là một trong những thế mạnh để nâng cao hiệu quả kinh tế địa phương, trong những năm qua, tỉnh đã dành khá nhiều cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp hoạt động trong “ngành công nghiệp không khói” này. Tuy nhiên, do còn một số “lỗ hổng” trong cơ chế, chính sách pháp luật thuế nên nhiều doanh nghiệp hoạt động đã và đang tận dụng triệt để để “lách” thuế, trốn tránh nghĩa vụ với nhà nước. Theo các cơ quan quản lý thuế cho biết, hiện nay, hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ doanh nghiệp đang có nhiều hành vi trốn thuế, gây thất thu một khoản không nhỏ.
Khách thuê phòng tại khách sạn Hạ Long Dream. (ảnh chỉ có tính chất minh hoạ) |
Theo thống kê của ngành du lịch, mỗi năm, Quảng Ninh đón hàng triệu lượt khách đến với Quảng Ninh. Tỷ lệ khách du lịch qua mỗi năm đều đạt con số tăng trưởng cao hơn các năm trước. Đi cùng với đó là nhu cầu sử dụng các dịch vụ tại địa phương cũng tăng lên, trong đó có việc sử dụng các khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn. Đối với hoạt động kinh doanh này, rất nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng tính chưa chặt chẽ trong chính sách luật thuế để trốn thuế. Qua kiểm tra của ngành thuế cho thấy, các vi phạm phổ biến đối với doanh nghiệp kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn nhằm trốn thuế như: Kê khai không đúng số lượng khách, số lượng phòng đã được khách thuê; kê khai giá thuê phòng thấp hơn giá trị thực tế; gian lận trong kê khai tạm trú cho khách; ngoài ra, các đơn vị này còn có thể kê khai sai, thiếu chính xác một số thủ tục về quản lý hành chính… Các vi phạm luật thuế của doanh nghiệp kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn chủ yếu tập trung vào đối tượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Đặc biệt là vào mùa du lịch (mùa hè, các dịp lễ hội) giá phòng nghỉ đều được các đơn vị này tăng giá vô tội vạ, không thực hiện theo đúng giá niêm yết. Giá phòng nghỉ ngày thường chỉ khoảng từ 250.000 đồng/ phòng thì vào mùa “đắt khách” có thể lên tới trên 1 triệu đồng/ phòng. Giá phòng cao nhưng trong các hoá đơn thanh toán hoặc trong hạch toán kinh doanh nộp lại cho cơ quan thuế, chủ nhà nghỉ vẫn kê khai với mức giá rất thấp. Tất cả các vi phạm này đều rất khó phát hiện và xử lý nếu lực lượng chức năng không bắt quả tang. Tuy nhiên, do lực lượng mỏng, việc kiểm tra đột xuất còn hạn chế, công tác thanh kiểm tra của ngành thuế lại thường diễn ra theo chuyên đề… Chính vì vậy, các đơn vị kinh doanh lợi dụng để tiếp tục lách luật, trốn thuế. Với số lượng nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn lớn; lượng tăng trưởng khách lưu trú qua đêm tăng hàng năm, ước tính mỗi năm, số tiền thất thu từ hoạt động này lên tới nhiều tỷ đồng.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ trên nguyên tắc thu đúng, thu đủ, đúng qui định của pháp luật thuế, tạo môi trường bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế trước pháp luật, UBND tỉnh đã có văn bản số 5407/UBND-TM3 về việc tăng cường biện pháp quản lý thuế theo quy định đối với nhà nghỉ, khách sạn. Theo đó, UBND tỉnh giao Cục Thuế tỉnh và các sở, ngành, đơn vị triển khai thực hiện tốt các nội dung sau liên quan đến vấn đề này. Cụ thể, đối với Cục thuế tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng qui định hiện hành về chính sách pháp luật thuế có liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch; các qui định hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo nghị định số 51/2010/ND-CP ngày 14-5-2010 của Chính phủ. Các đơn vị ngành thuế tiếp nhận những thông tin từ các ngành liên quan để có biện pháp quản lý thu thuế, chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ. Tổ chức thanh tra, kiểm tra theo đúng qui định của luật quản lý thuế. Thực hiện xử lý nghiêm, công khai các hành vi vi phạm qui định về khai thuế, nộp thuế, các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, nợ đọng tiền thuế của ngân sách Nhà nước theo đúng qui định hiện hành. Giao cơ quan thuế xây dựng mẫu và phổ biến cho các khách sạn, nhà nghỉ thực hiện…
Bên cạnh đó, các cơ quan thuế trên địa bàn cần phối hợp với cơ quan có liên quan hướng dẫn các chủ kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ cuối tháng ngoài việc nộp tờ khai, bảng kê thuế theo qui định, nộp thêm bảng kê số lượng phòng khách ở trong kì kê khai tương ứng với phần doanh số kê khai tính thuế trong tháng cho cơ quan thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bảng kê này.
Theo Baoquangninh
Đăng ký Quản lý khách sạn Skyhotel
Quản Lý Thuế Đối Với Hoạt Động Kinh Doanh Khách Sạn, Nhà Nghỉ -Siết Chặt Để Chống Thất Thu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét